intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - THCS Lý Thường Kiệt

Chia sẻ: Ocmo999 Ocmo999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để trang bị kiến thức và thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến mời các bạn học sinh lớp 8 tham khảo Đề kiểm tra giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - THCS Lý Thường Kiệt. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - THCS Lý Thường Kiệt

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 60 phút I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Dòng nào nêu đúng đặc điểm hình thức của câu cầu khiến? A. Sử dụng từ cầu khiến B. Sử dụng từ cảm thán C. Sử dụng từ nghi vấn D. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm lửng Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu cảm thán? A. Cô ấy rất buồn vì chuyện đó. B. Tôi nghĩ là họ nói đúng. C. Ôi sức trẻ! D. Bạn có muốn đi tham quan không? Câu 3: Chức năng chính của câu nghi vấn là gì? A. Dùng để cầu khiến B. Dùng để hỏi C. Dùng để bộc lộ cảm xúc D. Dùng để ra lệnh Câu 4: Cho biết tên của hành động nói dưới đây là gì? Chúng tôi không đi Huế. A. Hành động bộc lộ cảm xúc. B. Hành động trình bày C. Hành động hứa hẹn D. Hành động điều khiển Câu 5: Thế nào là vai xã hội trong hội thoại?
  2. A. Là vai vế của mỗi người trong gia đình B. Là cấp bậc của một người trong xã hội C. Là vị trí, chỗ đứng của mỗi người trong xã hội D. Là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại Câu 6. Vì sao cần phải nói đúng lượt lời, không ngắt lời người khác? A. Để thể hiện sự lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng người cùng tham gia hội thoại. B. Để thể hiện sự ham hiểu biết của người tham gia trong cuộc thoại. C. Để thể hiện tinh thần học hỏi của người tham gia trong cuộc thoại. D. Thể hiện việc chưa chuẩn bị xong nội dung cần nói với người khác trong cuộc thoại. Câu 7. Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào? A. Ngưỡng mộ B. Sùng kính C. Kính trọng D. Thân mật Câu 8. Câu nào sau đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lô - gíc? A. Anh đi Hải Phòng hay Việt Nam? B. Nếu quê anh có nhiều dừa thì quê tôi có nhiều mía. C. Vì trời mưa nên đường trơn. D. Trời tối rồi mà họ vẫn còn đá bóng. II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu1: (1 điểm) Trình bày tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu. Câu 2: (2 điểm) Cho một ví dụ về hành động nói được thực hiện theo cách trực tiếp và một ví dụ về hành động nói được thực hiện theo cách gián tiếp. Câu 3: (2 điểm) Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những từ ngữ in đậm sau: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. (Trần Quốc Tuấn) Câu 4: (3 điểm) Hãy viết một đoạn đối thoại ngắn, đề tài về mùa hè, trong đó có dùng ít nhất một câu phủ định, một câu trần thuật, một câu nghi vấn và một câu cảm thán. Cho biết chức năng của các kiểu câu đó.
  3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn ĐÁP ÁN I/ TRẮC NGHIỆM (2 điểm)  Học sinh trả lời đúng một câu cho 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C B B D A C A II/ TỰ LUẬN (8.điểm) Câu 1:  Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm,…  Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.  Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.  Đảm bảo hài hòa về ngữ âm của lời nói. Câu 2:  Cho đúng ví dụ về hành động nói được thực hiện theo cách trực tiếp.  Cho đúng ví dụ về hành động nói được thực hiện theo cách gián tiếp. Câu 3: Học sinh phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những từ ngữ in đậm sau: nói lên lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn đến tột cùng được diễn tả theo trình tự phát triển ngày càng cao của cảm xúc. Câu 4:  HS viết đúng yêu cầu: đúng hình thức của một đoạn đối thoại, đảm bảo chủ đề.  Học sinh sử dụng đúng một câu một câu phủ định, nêu đúng chức năng của câu đó.  Học sinh sử dụng đúng một câu một câu trần thuật, nêu đúng chức năng của câu đó.  Học sinh sử dụng đúng một câu một câu nghi vân, nêu đúng chức năng của câu đó.  Học sinh sử dụng đúng một câu một câu cảm thán, nêu đúng chức năng của câu đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2