intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Thanh Bình 2 - Mã đề 209

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 của trường THPT Thanh Bình 2 Mã đề 209 với các câu hỏi kiến thức nâng cao, giúp chọn lọc và phát triển năng khiếu của các em, thử sức với các bài tập hay trong đề thi để củng cố kiến thức và ôn tập tốt cho các kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Thanh Bình 2 - Mã đề 209

  1. SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT THANH  BÌNH 2 Năm học 2017 − 2018 Môn: Địa lý ­ Lớp: 12 ĐỀ CHÍNH  Ngày kiểm tra:................................ Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 4 trang) Mã đề: 209 Họ và tên thí sinh:______________________________________ Số báo danh:_______________ Câu 1: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí: A. Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. B. Nằm tiếp giáp với Biển Đông C. Nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương D. Nằm ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới. Câu 2: Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là : A. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa. B. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm. D. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa. Câu 3: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng : A. Phía Nam đèo Hải Vân. B. Nam Bộ. C. Tây Nguyên và Nam Bộ. D. Trên cả nước. Câu 4: Biển Đông là một vùng biển: A. Mở rộng ra Thái Bình Dương B. Có đặc tính nóng ẩm C. Không rộng D. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Câu 5: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm : A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô. B. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc  lạnh ẩm. D. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm. Câu 6: Mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của: A. Frông lạnh vào mùa thu ­ đông B. Các dãy núi đâm ngang ra biển C. Gió phơn Tây Nam khô nóng vào đầu mùa hạ D. Bão đến tương đối muộn so với miền Bắc Câu 7: Mùa đông không còn rõ rệt ở: A. Đồng bằng Bắc Bộ B. Duyên hải Nam Trung Bộ C. Vùng núi phía Bắc D. Bắc Trung Bộ Câu 8: Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở: A. Đông Bắc B. Bắc Trung Bộ C. Tây Bắc D. Đồng bằng Bắc Bộ Câu 9: Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là : A. Độ lục địa. B. Mạng lưới sông ngòi. C. Độ vĩ. D. Địa hình.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 209
  2. Câu 10: Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp   xuân thu là A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB. B. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB. C. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. D. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn. Câu 11: Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì : A. Nhiệt độ tăng dần theo độ vĩ. B. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình. C. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. D. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Câu 12: Gió nào mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm   vào cuối mùa đông? A. Gió Đông Bắc B. Gió mậu dịch nửa cầu Bắc C. Gió mậu dịch nửa cầu nam D. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan Câu 13: Nửa sau mùa đông,gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm, vì: A. Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn B. Gió càng về gần phía nam. C. Gió thổi lệch về phía đông, qua biển D. Gió di chuyển về phía đông Câu 14: Đây là điểm khác nhau cơ bản của khí hậu Nam Bộ và khí hậu Tây Nguyên. A. Tây Nguyên có mưa lệch pha sang thu đông. B. Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn. C. Nam Bộ có hai mùa mưa khô đối lập. D. Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hoà hơn. Câu 15: Nếu  ở chân núi phía tây của núi Chư  Yang Sin có nhiệt độ  là 20,4 0C thì theo quy  luật đai cao, nhiệt độ ở chân núi phía đông này sẽ là A. 250C B. 350C C. 300C D. 320C Câu 16: Sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ lượng dòng chảy kiệt rất nhỏ vì : A. Sông chảy trên đồng bằng thấp, phẳng lại đổ ra biển bằng nhiều chi lưu. B. Phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn. C. Phần lớn sông ngòi ở đây đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ. D. Ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều. Câu 17: Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là : A. Gió phơn. B. Gió mùa. C. Gió địa phương. D. Gió mậu dịch. Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ nước ta (từ  160 B trở vào): A. Về mùa đông không có mưa phùn B. Quanh năm nóng C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 C 0 D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt Câu 19: Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là : A. Rạch Giá. B. Móng Cái. C. Cà Mau. D. Hà Tiên. Câu 20: Cho bảng số liệu: Diện tích và độ che phủ rừng của nước ta qua một số năm.  Tổng diện tích  Trong đó Độ che phủ (%) Năm rừng(triêu ha) Rừng tự nhiên Rừng trồng 1943 14, 3 14,3 0 43,8 1983 7, 2 6,8 0,4 22,0 2005 12,4 9,5 2,9 37,7       Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta qua một số năm loại biểu đồ nào  là  thích hợp nhất ?                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 209
  3.      A. biểu đồ đường      B. Biểu đồ miền           C. biểu đồ kết hợp       D. Biểu đồ  cột Câu 21: Thời gian gió mùa mùa đông thổi vào nước ta từ: A. Tháng XI đến tháng IV B. Tháng X đến tháng IV C. Tháng IX đến tháng IV D. Tháng XII đến tháng IV Câu 22: Mưa phùn là loại mưa : A. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc. B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông. C. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông. D. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc. Câu 23: Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ là do gió: A. Đông Bắc B. Tây Nam từ vịnh Tây Bengan C. Mậu dịch nửa cầu Nam D. Mậu dịch nửa cầu Bắc Câu 24: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là: A. Cận xích đạo gió mùa B. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh D. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Câu 25: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam xác định quần đảo Trường Sa thuộc : A. Thành phố Đà Nẵng. B. Tỉnh Quảng Ngãi. C. Tỉnh Khánh Hoà. D. Tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu. Câu 26: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi : A. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta. B. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới. C. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam. D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc. Câu 27: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là: A. Đời rừng gió mùa nhiệt đới B. Đời rừng xích đạo C. Đới rừng gió mùa cận xích đạo D. Đời rừng nhiệt đới Câu 28: Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta? A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích phần đất liền. B. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng C. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng. D. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu Câu 29: Cho bảng số  liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng  ẩm của một số  địa điểm ĐỊA ĐIỂM LƯỢNG  LƯỢNG   BỐC  CÂN   BẰNG  MƯA (mm) HƠI (mm) ẨM (mm) HÀ NỘI 1676 989 + 687 HUẾ 2868 1000 + 1868 TP.HỒCHÍ  1931 1686 + 245 MINH   Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên A. Lượng mưa tăng dần từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh B. Lượng bốc hơi tăng dần từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh C. Cân bằng ẩm cao nhất là ở Huế, thứ hai là Hà Nội, thứ ba là Hồ Chí Minh D. Cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh luôn dương.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 209
  4. Câu 30:  Ở nước ta, khai thác tổng hợp giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với  lượng nước phong phú là thế mạnh của : A. Ngành công nghiệp năng lượng ; ngành nông nghiệp và giao thông vận tải, du lịch. B. Ngành giao thông vận tải và du lịch. C. Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản nước ngọt. D. Ngành trồng cây lương thực ­ thực phẩm. Câu 31: Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt. Lí do   chính là vì : A. Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam. B. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc. C. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam. D. Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam. Câu 32: Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn? A. Giàu tài nguyên động vật B. Cho năng suất sinh học cao C. Phân bố ở ven biển D. Có nhiều loại gỗ quý Câu 33: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là : A. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền. B. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã. C. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á. D. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. Câu 34: Vùng biển mà tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho   các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự  do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định, được gọi là: A. Vùng tiếp giáp lãnh hải. B. Lãnh hải C. Nội thuỷ D. Vùng đặc quyền về kinh tế Câu 35: Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía : A. Phía đông Phi­líp­pin và phía tây của Việt Nam. B. Phía đông Việt Nam và tây Phi­líp­pin. C. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan. D. Phía bắc của Xin­ga­po và phía nam Ma­lai­xi­a. Câu 36: Từ tháng XI đến tháng IV  ở nước ta, loại gió chiếm ưu thế chủ yếu từ vĩ tuyến 160 trở  vào là: A. Gió mậu dịch nửa cầu Bắc B. Gió mùa Đông Bắc C. Gió mùa Tây Nam D. Gió mậu dịch nửa cầu Nam Câu 37: Đặc điểm cơ bản của Biển Đông ít có ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta là: A. Vùng biển rộng, có đặc tính nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa. B. Đặc điểm hải văn thể hiện rõ đặc tính của vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa C. Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản D. Hình dạng tương đối khép kín Câu 38: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta: A. Chỉ hoạt động ở miền Bắc B. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã C. Thổi liên tục suốt mùa đông D. Tạo nên mùa đông có 2 ­ 3 tháng lạnh ở miền Bắc Câu 39: Đây là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. A. Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam. B. Mùa mưa của Nam Trung Bộ sớm hơn.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 209
  5. C. Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận Xích đạo. D. Mùa mưa ở Nam Trung Bộ chậm hơn. Câu 40: Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở: A. Bắc Trung Bộ B. Nam Bộ C. Nam Trung Bộ D. Bắc Bộ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2