SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH 2<br />
ĐỀ MINH HỌA<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2016-2017<br />
Môn thi: ĐỊA LÝ - Lớp 12<br />
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
(Đề gồm có 05 trang)<br />
<br />
Người soạn: Nguyễn Kim Anh<br />
(0975109278)<br />
Chọn đáp án đúng nhất điền vào phần trả lời.<br />
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 hãy xác định: Các cửa khẩu quốc tế quan<br />
trọng trên đường biên giới của nước ta với Trung Quốc là:<br />
A. Mường Khương, Lào Cai, Móng Cái<br />
B. Mường Khương, Hữu Nghị, Móng Cái<br />
C. Lào Cai, Móng Cái, Hữu Nghị<br />
D. Lào Cai, Hữu Nghị, Mũi Ngọc.<br />
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4+5 hãy xác định: Quần đảo Trường Sa thuộc<br />
tỉnh (thành phố) nào?<br />
A. tỉnh Đà Nẵng<br />
C. tỉnh Khánh Hòa<br />
B. thành phố Nha Trang<br />
D. Thành phố Đà Nẵng<br />
Câu 3: Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và<br />
quản lí tài nguyên ở:<br />
A. Vùng thềm lục địa<br />
C. Vùng lãnh hải<br />
B. Vùng nội thủy<br />
D. Vùng tiếp giáp lãnh hải<br />
Câu 4: Nhân tố quan trọng bậc nhất làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có<br />
cùng vĩ độ (ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi) là:<br />
A. Hình dạng lãnh thổ<br />
B. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa<br />
C. Nước ta nằm gần trung tâm Đông Nam Á<br />
D. Nước ta nằm phía Đông bán đảo Đông Dương<br />
Câu 5: Ý nghĩa văn hóa – xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam là:<br />
A. Tạo điều kiện để nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu<br />
tư nước ngoài<br />
B. Tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát<br />
triển với các nước Đông Nam Á<br />
C. Tạo điều kiện cho giao lưu với các nước xung quanh bằng đường bộ, đường biển,<br />
đường hàng không<br />
D. Tạo điều kiện mở lối ra biển thuận lợi cho Lào Đông Bắc Cam-pu-chia và tây<br />
Nam Trung Quốc.<br />
Câu 6: Địa hình nước ta chủ yếu là:<br />
A. Địa hình đồi núi thấp<br />
C. Địa hình đồng bằng<br />
B. Địa hình núi cao<br />
D. Ý B và C đúng<br />
Câu 7: Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là:<br />
A. Tây – Đông<br />
C. Tây Bắc – Đông Nam<br />
B. Bắc – Nam<br />
D. Đông Bắc – Tây Nam<br />
Câu 8: Sự phân hóa 4 vùng địa hình núi (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và Nam<br />
Trường Sơn) về độ chênh cao, hướng của các mạch núi, thung lũng là do:<br />
A. Mức độ phong hóa khác nhau giữa các vùng<br />
B. Sự tác động của con người đến địa hình có sự khác nhau giữa các vùng.<br />
<br />
1<br />
<br />
C. Lịch sử phát triển kiến tạo khác nhau giữa các vùng<br />
D. Ý A và B đúng<br />
Câu 9: Điểm khác của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là:<br />
A. Được hình thành trên một vùng sụt lún ở hạ lưu sông<br />
B. Thấp và bằng phẳng<br />
C. Có đê sông<br />
D. Diện tích rộng<br />
Câu 10: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn gốc hình thành là<br />
do:<br />
A. Phù sa biển bồi đắp<br />
C. Tác động của con người<br />
B. Phù sa sông bồi đắp<br />
D. Ý A và C<br />
Câu 11: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc là:<br />
A. Có nhiều cao nguyên, sơn nguyên<br />
B. Có nhiều núi cao đồ sộ<br />
C. Nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam<br />
D. Đồi núi thấp chiếm ưu thế<br />
Câu 12: Khu vực đồi núi nước ta gặp nhiều khó khăn về hiện tượng:<br />
A. Xâm nhập mặn<br />
C. Bão<br />
B. Ngập lụt<br />
D. Rét đậm, rét hại<br />
Câu 13: Diện tích nhỏ và hẹp ngang là đặc điểm của:<br />
A. Đồng bằng sông Hồng<br />
B. Đồng bằng sông Cửu Long<br />
C. Đồng bằng ven biển miền trung<br />
D. Đồng bằng giữa núi vùng trung du miền núi phía Bắc<br />
Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy xác định: các mỏ dầu phân bố ở thềm<br />
lục địa thứ tự từ Bắc vào Nam lần lượt là:<br />
A. Cái Nước, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.<br />
B. Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Cái Nước.<br />
C. Cái Nước, Đại Hùng, Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc.<br />
D. Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây.<br />
Câu 15: Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta thể hiện rõ nhất và trực tiếp nhất<br />
đến:<br />
A. Khí hậu (mang tính hải dương điều hòa)<br />
B. Sự tạo thành các dạng địa hình ven bờ.<br />
C. Các hệ sinh thái ven biển<br />
D. Tất cả các ý<br />
Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4+5 và 6+7, hãy xác định: Các vịnh biển: Hạ<br />
Long, Đà Nẵng, Cam Ranh lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào?<br />
A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa<br />
C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Ninh Thuận<br />
B. Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa<br />
D. Quảng Ninh, Đà Nẵng, Ninh Thuận.<br />
Câu 17: Thiên tai bất thường, khó tránh, xảy ra thường xuyên, gây hậu quả nặng nề cho<br />
vùng đồng bằng ven biển là:<br />
A. Sạt lở bờ biển<br />
C. Cát bay, cát chảy<br />
B. Thủy triều, động đất<br />
D. Bão lớn kèm theo sóng lừng<br />
Câu 18: Độ mặn của biển Đông có xu hướng:<br />
A. Ổn định<br />
C. Tăng về mùa khô, giảm về mùa<br />
mưa<br />
B. Giảm về mùa khô, tăng về mùa mưa<br />
D. Giảm dần từ Bắc vào Nam<br />
<br />
2<br />
<br />
Câu 19: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được quy định bởi:<br />
A. Vị trí địa lí.<br />
B. Hình dạng lãnh thổ.<br />
C. Mạng lưới thủy văn.<br />
D. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.<br />
Câu 20: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta biểu hiện trước hết ở thành phần:<br />
A. Sinh vật.<br />
B. Sông ngòi.<br />
C. Địa hình.<br />
D. Khí hậu.<br />
Câu 21: Lượng mưa trung bình năm của nước ta là:<br />
A. 1000 mm – 1400 mm.<br />
B. 1500 mm – 2000 mm.<br />
C. 2500 mm – 3000 mm.<br />
D. Trên 3000 mm.<br />
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta ?<br />
A. Thổi từng đợt nhưng không kéo dài liên tục.<br />
B. Chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc.<br />
C. Bị biến tính và suy yếu dần khi di chuyển về phía Nam.<br />
D. Gây ra hiện tượng gió Lào ở sườn đông dãy Trường Sơn.<br />
Câu 23: Trong các nhóm địa hình của nước ta sau đây, nhóm nào có ý nghĩa quan trọng đối<br />
với hoạt động du lịch ?<br />
A. Nhóm địa hình đồi núi.<br />
B. Nhóm địa hình Cácxtơ.<br />
C. Nhóm địa hình thung lũng và lòng chảo miền núi.<br />
D. Nhóm địa hình đồng bằng tích tụ.<br />
Câu 24: Cho bảng số liệu:<br />
:<br />
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm<br />
Địa điểm<br />
Nhiệt độ trung bình Tháng I (oC) Nhiệt độ trung bình Tháng VII (oC)<br />
Lạng Sơn<br />
13,3<br />
27,0<br />
Hà Nội<br />
16,4<br />
28,9<br />
Quy Nhơn<br />
23,0<br />
29,7<br />
Tp Hồ Chí Minh<br />
25,8<br />
27,1<br />
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ trung bình<br />
tại một số địa điểm.<br />
A. Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam<br />
B. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam<br />
C. Nhiệt độ trung bình tháng I từ Bắc vào Nam có sự chênh lệch lớn.<br />
D. Nhiệt độ trung bình tháng VII từ Bắc vào Nam có sự chênh lệch ít.<br />
Câu 25: Cho bảng số liệu:<br />
Lượng mưa và lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh.<br />
Địa điểm<br />
Lượng mưa (mm)<br />
Lượng bốc hơi (mm)<br />
Hà Nội<br />
1676<br />
989<br />
Huế<br />
2868<br />
1000<br />
TP. Hồ Chí Minh<br />
1931<br />
1686<br />
Nhận xét nào sau đây đúng với 3 địa điểm trên:<br />
A. Hà Nội có lượng mưa ít nhất, cân bằng ẩm ít nhất.<br />
B. TP Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất, cân bằng ẩm cao nhất.<br />
<br />
3<br />
<br />
C. Huế có lượng mưa cao nhất, cân bằng ẩm lớn nhất.<br />
D. Lượng bốc hơi tăng dần từ Nam ra Bắc.<br />
Câu 26: Vĩ tuyến được coi là ranh giới giữa 2 miền khí hậu (Phía Bắc và phía Nam) nước ta<br />
là:<br />
A. 140B.<br />
B. 160B.<br />
C. 170B.<br />
D. 180B.<br />
Câu 27: Phần lớn diện tích nước ta tập trung ở:<br />
A. Đai nhiệt đới gió mùa.<br />
B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.<br />
C. Đai ôn đới gió mùa trên núi.<br />
D. Ý B và C đúng.<br />
Câu 28: Phía Đông Trường Sơn và vùng Tây Nguyên có điểm giống nhau về tự nhiên là:<br />
A. Mưa vào thời kỳ thu đông.<br />
B. Về mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió Lào.<br />
C. Mưa vào thời kỳ hạ thu.<br />
D. Đều có mùa khô sâu sắc.<br />
Câu 29: Nhận xét nào sau đây không đúng với sự biến thiên nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam<br />
của nước ta ?<br />
A. Càng vào phía Nam biên độ nhiệt càng tăng.<br />
B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.<br />
C. Tổng nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.<br />
D. Về mùa hạ, nhiệt độ trung bình không khác nhau giữa 2 miền.<br />
Câu 30: Thế mạnh nổi bật về sản xuất cây thực phẩm của các đồng bằng phía Bắc so với các<br />
đồng bằng phía Nam là:<br />
A. Cây lúa.<br />
B. Cây ngô.<br />
C. Cây rau quả ôn đới.<br />
D. Cây hoa màu.<br />
Câu 31: Một trong những nhân tố cơ bản làm cho giới sinh vật nước ta có tính đa dạng cao<br />
là:<br />
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.<br />
B. Nước ta nằm trong đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.<br />
C. Địa hình đa dạng, phân hóa phức tạp.<br />
D. Có nhiều loại đất.<br />
Câu 32: Trong những năm gần đây, diện tích rừng nước ta có xu hướng:<br />
A. Tăng về diện tích nhưng vẫn suy thoái về chất lượng.<br />
B. Giảm về diện tích nhưng tăng về chất lượng.<br />
C. Giảm cả về diện tích và chất lượng.<br />
D. Không biến động.<br />
Câu 33: Khi con người tác động đến một thành phần của môi trường tự nhiên sẽ làm cho:<br />
A. Một thành phần khác sẽ thay đổi theo.<br />
B. Một số thành phần khác sẽ thay đổi theo.<br />
C. Các thành phần khác không hề thay đổi.<br />
D. Tất cả các thành phần khác sẽ thay đổi theo.<br />
Câu 34: Để mang lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ tài nguyên thủy hải sản góp phần bảo vệ an<br />
ninh quốc phòng vùng biển, đối với ngành đánh bắt thủy hải sản cần tăng cường:<br />
<br />
4<br />
<br />
A. Đánh bắt xa bờ.<br />
B. Đánh bắt ven bờ.<br />
C. Sử dụng lưới mắt nhỏ để đánh bắt.<br />
D. Áp dụng các hình thức đánh bắt hiện đại.<br />
Câu 35: Trong những năm gần đây, diện tích đất hoang hóa, đồi núi trọc có xu hướng giảm<br />
là do:<br />
A. Diện tích đất nông nghiệp được mở rộng.<br />
B. Gia tăng diện tích đất chuyên dùng.<br />
C. Gia tăng đất thổ cư.<br />
D. Toàn dân đẩy mạnh bảo vệ và trồng rừng.<br />
Câu 36: Cho bảng số liệu:<br />
Sự biến động diện tích rừng qua một số năm<br />
Năm<br />
Tổng diện tích<br />
Diện tích rừng<br />
Diện tích rừng<br />
Độ che phủ (%)<br />
có rừng (triệu ha)<br />
tự nhiên (triệu ha) trồng (triệu ha)<br />
1943<br />
14,3<br />
14,3<br />
0<br />
43,0<br />
1983<br />
7,2<br />
6,8<br />
0,4<br />
22,0<br />
2005<br />
12,7<br />
10,2<br />
2,5<br />
38,0<br />
Để thể hiện Sự biến động diện tích rừng qua một số năm, biểu đồ nào sau đây thích<br />
hợp nhất?<br />
A. tròn<br />
B. cột<br />
C. đường<br />
D. Cột + đường kết<br />
hợp<br />
Câu 37: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4+5 và 6+7, hãy xác định: Thời gian bắt đầu<br />
và kết thúc mùa bão ở nước ta là:<br />
A. Từ tháng 6 đến tháng 12.<br />
B. Từ tháng 4 đến tháng 10.<br />
C. Từ tháng 5 đến tháng 8.<br />
D. Từ tháng 3 đến tháng 9.<br />
Câu 38: Ở nước ta, nơi thường xuyên chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão là:<br />
A. Các tỉnh ven biển Bắc Bộ.<br />
B. Dải đồng bằng ven biển miền Trung.<br />
C. Các tỉnh ven biển Đông Nam Bộ.<br />
D. Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long.<br />
Câu 39: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như miền Nam là do:<br />
A. Có sương muối.<br />
B. Có mưa phùn.<br />
C. Gió đưa hơi ẩm từ biển vào.<br />
D. Thảm thực vật có độ che phủ cao.<br />
Câu 40: Lũ quét thường không xảy ra ở những nơi nào?<br />
A. Lưu vực sông suối miền núi.<br />
B. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn.<br />
C. Mất lớp phủ thực vật, bề mặt dễ bị bóc mòn.<br />
D. Địa hình bằng phẳng.<br />
<br />
HẾT./.<br />
<br />
5<br />
<br />