KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2016- 2017<br />
<br />
SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN<br />
<br />
MÔN: GDCD 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút;<br />
<br />
(Đề bài gồm 7 trang)<br />
<br />
Ngày thi:<br />
Giáo viên:Lê Thị Trúc Mai<br />
Số ĐTDĐ:0918649067<br />
Ngày soạn: 5 /11/2016<br />
* Học sinh chọn đáp án đúng nhất cho 40 câu ( 0,25 điểm/ câu )<br />
Câu 1: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy<br />
định tại điều mấy Hiến pháp năm 2013?<br />
A. Điều 16<br />
B. Điều 52<br />
C. Điều 10<br />
D. Điều 24<br />
Câu 2: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn<br />
giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều ................... trong việc hưởng quyền, thực hiện<br />
nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.<br />
A. Được đối xử giống nhau .<br />
B. Không bị phân biệt đối xử.<br />
C. Không tôn trọng giống nhau.<br />
D. Bị phân biệt đối xử.<br />
Câu 3: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải<br />
...........về hành vi vi phạm của mình và phải ..........theo quy định của pháp luật.<br />
A. Chịu trách nhiệm, không bị xử lí.<br />
B. Thực hiện nghĩa vụ, bị xử lí.<br />
C. Chịu trách nhiệm, bị xử lí.<br />
D. Xử lí, trừng phạt.<br />
Câu 4: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là:<br />
A. Công dân được tôn trọng quyền và nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.<br />
B. Công dân bắt buộc phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.<br />
C. Bình đẳng về hưởng quyền và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và xã hội theo quy định của<br />
pháp luật.<br />
D. Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của<br />
pháp luật.<br />
Câu 5: Trong thực tế, nếu công dân vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ<br />
công dân của mình thì việc hưởng các quyền đã được pháp luật quy định như thế nào?<br />
A. Không được hưởng một số quyền mà pháp luật quy định.<br />
B. Vẫn được hưởng tất cả các quyền mà pháp luật quy định.<br />
C. Bị hạn chế nhiều quyền cơ bản.<br />
D. Không được hưởng tất cả các quyền mà pháp luật quy định.<br />
-1-<br />
<br />
Câu 6: Nếu công dân không chịu thực hiện những nghĩa vụ mà các công dân khác đã thực hiện<br />
thì việc hưởng quyền bình đẳng của họ như thế nào?<br />
A. Vẫn được hưởng tất cả các quyền bình đẳng.<br />
B. Không được hưởng những quyền bình đẳng.<br />
C. Chỉ được hưởng một số quyền bình đẳng.<br />
D. Có thể không được hưởng các quyền bình đẳng.<br />
Câu 7: Đối với mỗi công dân, việc thực hiện nghĩa vụ được Hiến pháp và pháp luật quy định<br />
chính là điều kiện cần thiết để họ:<br />
A. Làm những gì mà họ muốn làm.<br />
B. Hưởng các quyền của mình.<br />
C. Thực hiện trách nhiệm của mình.<br />
D. Chỉ hưởng các quyền bình đẳng.<br />
Câu 8: Trong thực tế, việc sử dụng quyền và thực hiện các nghĩa vụ còn phụ thuộc vào:<br />
A. Khả năng của mỗi người<br />
B. Hoàn cảnh của mỗi người<br />
C. Khả năng, điều kiện của mỗi người.<br />
D. Khả năng, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người<br />
Câu 9: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm<br />
của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật thể hiện sự bình đẳng về:<br />
A. Trách nhiệm pháp lí<br />
B. Nghĩa vụ công dân<br />
C. Quyền công dân<br />
C. Trách nhiệm dân sự<br />
Câu 10: Để đảm bảo quyền bình đẳng của mình trước pháp luật, mỗi công dân phải làm gì?<br />
A. Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.<br />
B. Chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật.<br />
C. Luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình.<br />
D. Luôn có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; chủ động tìm hiểu các quy định của pháp<br />
luật.<br />
Câu 11: Học sinh được miễn học phí vì thuộc diện con em gia đình có công với cách mạng.<br />
Thể hiện Nhà nước đảm bảo quyền gì của công dân trước pháp luật?<br />
A. Quyền bình đẳng<br />
B. Quyền học tập<br />
C. Quyền phát triển<br />
C. Quyền tự do cá nhân<br />
Câu 12: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền<br />
giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc:<br />
A. Công bằng, dân chủ trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội<br />
B. Tôn trọng lẫn nhau trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội<br />
-2-<br />
<br />
C. Không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội<br />
D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở<br />
phạm vi gia đình và xã hội<br />
Câu 13: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng<br />
và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong<br />
quan hệ:<br />
A. Tài sản<br />
B. Tình cảm<br />
<br />
B. Nhân thân<br />
D. Xã hội<br />
<br />
Câu 14: Những tài sản chung của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu<br />
thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên:<br />
A. Chỉ ghi tên vợ<br />
B. Chỉ ghi tên chồng<br />
B. Cả vợ, chồng và con<br />
D. Cả vợ và chồng<br />
Câu 15: Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động biểu hiện thông qua:<br />
A. Hợp đồng kinh doanh<br />
B. Việc tìm kiếm việc làm<br />
C. Hợp đồng lao động<br />
C. Hợp đồng tình cảm<br />
Câu 16: Công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn<br />
việc làm, có quyền làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào và bất cứ nơi nào mà pháp<br />
luật không cấm. Thể hiện nội dung công dân bình đẳng:<br />
A. Trong giao kết hợp đồng lao động<br />
B. Trong thực hiện quyền lao động<br />
C. Giữa lao động nam và lao động nữ<br />
D. Trong hợp đồng dân sự<br />
Câu 17: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công,<br />
điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là:<br />
A. Hợp đồng kinh doanh<br />
B. Hợp đồng dân sự<br />
C. Hợp đồng lao động<br />
C. Hợp đồng tình cảm<br />
Câu 18: Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc:<br />
A. Tự do, bình đẳng; giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động<br />
B. Tự nguyện, không trái thỏa ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động và<br />
người sử dụng lao động<br />
C. Tự do, tự nguyện, không trái thỏa ước lao động tập thể<br />
D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái thỏa ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa<br />
người lao động và người sử dụng lao động<br />
<br />
-3-<br />
<br />
Câu 19: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao<br />
động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng<br />
tuổi,...( Khoản 3 Điều 155. Bộ luậ Lao động 2012). Thể hiện nội dung bình đẳng:<br />
A. Trong giao kết hợp đồng lao động<br />
B. Trong thực hiện quyền lao động<br />
C. Giữa lao động nam và lao động nữ<br />
D. Trong hợp đồng dân sự<br />
Câu 20: Việc công dân được lựa chọn loại hình doanh nghiệp tùy theo sở thích và khả năng<br />
của mình, không phân biệt, đều có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ti cổ phần, công ti<br />
trách nhiệm hữu hạn...Thể hiện nội dung nào về bình đẳng trong kinh doanh?<br />
A. Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh<br />
B. Doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh<br />
C. Doanh nghiệp bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh<br />
D. Doanh nghiệp bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh<br />
Câu 21: Việc doanh nghiệp kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; nộp thuế và thực hiện các<br />
nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động<br />
trong doanh nghiệp; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường, ... Thể hiện nội dung<br />
nào về bình đẳng trong kinh doanh?<br />
A. Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh<br />
B. Doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh<br />
C. Doanh nghiệp bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh<br />
D. Doanh nghiệp bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh<br />
Câu 22: Việc góp phần giải phóng phụ nữ, nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ, tạo điều<br />
kiện để phụ nữ thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ, giải phóng phụ nữ khỏi những ràng buộc<br />
và những hủ tục lạc hậu. Thể hiện ý nghĩa của quyền bình đẳng nào?<br />
A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.<br />
B. Quyền bình đẳng trong lao động.<br />
C. Quyền bình đẳng trong hôn nhân.<br />
D. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.<br />
Câu 23:Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại những quyền lợi<br />
gì cho người lao động?<br />
A. Người lao động sẽ được hưởng nhiều lợi ích trong lao động.<br />
B. Người lao động sẽ hiểu rõ hơn những quyền nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện hợp<br />
đồng lao động và có cơ sở pháp lí để giải quyết tranh chấp, bất bình đẳng.<br />
C. Người lao động sẽ được đảm bảo tất cả các quyền trong lao động.<br />
D. Người lao động sẽ được hưởng lương cao hơn.<br />
Câu 24: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện sự bất bình đẳng trong hôn nhân?<br />
-4-<br />
<br />
A. Vợ, chồng tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.<br />
B. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.<br />
C. Chỉ có người chồng mới có quyền quyết định tất cả các công việc lớn trong gia đình.<br />
D. Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi<br />
phong tục, tập quán, địa giới hành chính<br />
Câu 25: Nhà nước ưu đãi đối với lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao và quy định<br />
không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu<br />
đến chức năng sinh đẻ và nuôi con. Quy định này:<br />
A. Phù hợp với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động<br />
B. Phù hợp với nguyên tắc công dân bình đẳng trong hôn nhân và gia đình<br />
C. Phù hợp với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí<br />
D. Phù hợp với nguyên tắc công dân bình đẳng trong kinh doanh<br />
Câu 26: Những câu nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao<br />
động?<br />
A. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ<br />
và đi công tác xa<br />
B. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo<br />
quy định của pháp luật về thuế.<br />
C. Chỉ ưu tiên cho lao động nam để không phải chi trả các chế độ nghỉ thai sản, nuôi con...<br />
D. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.<br />
Câu 27: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền quan trọng nhất, được ghi nhận ở điều<br />
mấy Hiến pháp 2013?<br />
A. Điều 15<br />
B. Điều 10<br />
C. Điều 20<br />
D. Điều 27<br />
Câu 28: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của<br />
Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Là quy định quyền tự do cơ bản nào của<br />
công dân?<br />
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.<br />
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.<br />
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.<br />
D. Quyền tự do ngôn luận.<br />
Câu 29: Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự,an ninh,<br />
để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc cơ<br />
quan điều tra,Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ<br />
người, nhưng phải theo:<br />
A. Đúng trình tự của Cơ quan điều tra.<br />
B. Đúng trình tự của Viện Kiểm sát.<br />
-5-<br />
<br />