SỞ GD & ĐT NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN<br />
<br />
THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015<br />
Môn: HÓA HỌC 11<br />
<br />
A. Mục tiêu<br />
1. Kiến thức<br />
PHẦN CHUNG<br />
a) Chủ đề 1: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn.<br />
b) Chủ đề 2: Tính pH.<br />
c) Chủ đề 3: Nhận biết<br />
d) Chủ đề 4: Bài toán kim loại tác dụng với axit<br />
PHẦN RIÊNG<br />
* Lớp 11T, 11L, 11TA, 11V<br />
e) Chủ đề 5: Toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm<br />
f) Chủ đề 6: xác định công thức hợp chất hữu cơ<br />
* Lớp 11A1, 11A2<br />
g) Chủ đề 7: Toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm<br />
h) Chủ đề 8: Chuỗi phản ứng Silic và hợp chất của silic<br />
*Lớp 11H<br />
i) Chủ đề 9: Chuỗi phản ứng về hidrocacbon<br />
k) Chủ đề 10: Toán về hidrocacbon<br />
2. Kĩ năng<br />
a) Viết phương trình.<br />
b) Suy luận, tính toán.<br />
B. Ma trận đề<br />
Mức độ<br />
Dạng bài tập<br />
<br />
Biết<br />
<br />
Hiểu<br />
<br />
Vận<br />
dụng<br />
<br />
Vận dụng<br />
cao hơn<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
PHẦN CHUNG<br />
1. Viết phương trình phân tử và<br />
ion rút gọn<br />
2. Tính pH<br />
3. Nhận biết<br />
4. Kim loại tác dụng với axit<br />
<br />
2<br />
1<br />
<br />
1<br />
2<br />
2<br />
PHẦN RIÊNG<br />
<br />
* Lớp 11T, 11L, 11V, 11TA<br />
5.<br />
6. xác định công thức hợp chất<br />
hữu cơ<br />
* Lớp 11A1, 11A2<br />
7. Toán CO2 tác dụng với dung<br />
dịch kiềm<br />
8. Bài tập thực tiễn<br />
* Lớp 11H<br />
9. Xác định công thức cấu tạo,<br />
viết phương trình hóa học<br />
10. Toán về H-C<br />
Tổng cộng<br />
C. NỘI DUNG ĐỀ<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
0,5<br />
3,0<br />
<br />
1<br />
<br />
0,5<br />
<br />
4,0<br />
<br />
0,5<br />
2,5<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
10,0<br />
<br />
SỞ GD & ĐT NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN<br />
(Đề kiểm tra có 01 trang)<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2014-2015<br />
Môn: HÓA HỌC 11<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
<br />
ĐỀ<br />
A. PHẦN CHUNG (7 điểm)<br />
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng sau:<br />
a) KOH+ KHCO3→<br />
b) FeCl3 + AgNO3→<br />
Câu 2: (1 điểm) A là dung dịch H2SO4 0,005M.<br />
a) Tính pH của dung dịch A.<br />
b) Pha loãng dung dịch A 100 lần được dung dịch B. Tính pH của dung dịch B.<br />
Câu 3: (2 điểm) Chỉ dùng một hóa chất duy nhất, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng<br />
biệt: NH4NO3, (NH4)2SO3, Na2SO3, NaCl. Viết phương trình ion thu gọn xảy ra trong quá trình nhận biết.<br />
Câu 4: (2 điểm) Cho 14,85 gam Al tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HNO3 1M thu được 6,72 lít hỗn<br />
hợp gồm 2 khí NO, N2O ở điều kiện chuẩn và dung dịch X chỉ gồm một muối duy nhất. Tính thể tích<br />
dung dịch HNO3 đã dùng.<br />
B. PHẦN RIÊNG (3 điểm)<br />
Dành cho lớp 11T, 11L, 11V, 11TA<br />
Câu 5: (1 điểm) Trong ngành chế biến thực phẩm, người ta thường dùng muối NH4HCO3 hoặc muối<br />
(NH4)2CO3 để làm xốp bánh (hay còn gọi là làm bột nở). Hãy giải thích tại sao, viết phương trình hóa học<br />
minh họa.<br />
Câu 6: (2 điểm) Hợp chất X có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro và oxi lần lượt là 60%; 13,333%;<br />
26,667%. Khối lượng mol phân tử của X là 60 g/mol. Xác định công thức phân tử của X.<br />
<br />
<br />
Dành cho lớp 11A1, 11A2<br />
<br />
Câu 7: (1 điểm) Trong ngành chế biến thực phẩm, người ta thường dùng muối NH4 HCO3 hoặc muối<br />
(NH4)2CO3 để làm xốp bánh (hay còn gọi là làm bột nở). Hãy giải thích tại sao, viết phương trình hóa học<br />
minh họa.<br />
Câu 8: (2 điểm) Sục một thể tích khí CO2 nặng 8,8 gam vào 200 ml dung dịch NaOH 1,5 M thu được<br />
dung dịch X (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).<br />
a) Tính nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch X.<br />
b) Nêu hiện tượng xảy ra khi nhúng quỳ tím vào dung dịch X. Giải thích bằng phương trình hóa học.<br />
Dành cho lớp 11H<br />
Câu 9: (2 điểm) Cho sơ đồ biến hóa sau:<br />
C2H2<br />
<br />
CuCl/NH4Cl<br />
<br />
A<br />
<br />
+ H2 (dư)/ Ni,<br />
o<br />
<br />
B<br />
<br />
Xúc tác, to<br />
<br />
C<br />
<br />
+ dung dịch KMnO4<br />
<br />
D<br />
<br />
+ dd AgNO3/ NH3<br />
o<br />
<br />
E<br />
Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D, E. Viết phương trình hóa học cho phản ứng từ C → D và<br />
từ A → E.<br />
Câu 10: (1 điểm) Hỗn hợp khí X gồm có 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X trong một thời<br />
gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ<br />
vào dung dịch Br2 (dư) thì có m gam Br2 tham gia phản ứng. Tính m.<br />
(Cho Cu = 64; N = 14; Na = 23; Ba = 137; Al = 27; O = 16; C=12; Mg = 24)<br />
------------HẾT------------<br />
<br />
D. ĐÁP ÁN<br />
LỜI GIẢI TÓM TẮT<br />
Biểu điểm<br />
A. PHẦN CHUNG (7 điểm)<br />
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng sau:<br />
a) KOH+ KHCO3→<br />
b) FeCl3 + AgNO3→<br />
Viết đúng 4 phương trình phản ứng<br />
0,5 x 4<br />
Câu 2: (1 điểm) A là dung dịch H2SO4 0,005M.<br />
a) Tính pH của dung dịch A.<br />
b) Pha loãng dung dịch A 100 lần được dung dịch B. Tính pH của dung dịch B.<br />
<br />
a. H2SO4 0,005M→[H+]=0,01M→ pH=2<br />
0,5<br />
b. Pha loãng 100 lần nên: [H+]=0,01/100M = 10-4 → pH=4<br />
0,5<br />
Câu 3: (2 điểm) Chỉ dùng một hóa chất duy nhất, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ<br />
riêng biệt: NH4NO3, (NH4)2SO3, Na2SO3, NaCl. Viết phương trình ion thu gọn xảy ra trong quá trình<br />
nhận biết.<br />
Dùng Ba(OH)2<br />
0,5<br />
NH4NO3: Khí mùi khai thoát ra. Viết đúng phương trình<br />
0,5<br />
(NH4)2SO3: Khí mùi khai thoát ra và kết tủa trắng. Viết đúng phương trình<br />
0,5<br />
Na2SO3: Kết tủa trắng. Viết đúng phương trình. Còn lại là NaCl<br />
0,5<br />
Câu 4: (2 điểm) Cho 14,85 gam Al tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HNO3 1M thu được 6,72 lít<br />
hỗn hợp gồm 2 khí NO, N2O ở điều kiện chuẩn và dung dịch X chỉ gồm một muối duy nhất. Tính thể<br />
tích dung dịch HNO3 đã dùng.<br />
Al→Al3+ + 3e<br />
0,55<br />
1,65 (mol)<br />
4H+ + NO3- + 3e →NO + 2H2O<br />
0,5<br />
4x<br />
3x x<br />
10H+ + 2NO3- + 8e →N2O + 5H2O<br />
10y<br />
8y<br />
y<br />
Theo định luật bảo toàn electron: 3x+8y =1,65<br />
0,5<br />
Ta có hệ phương trình<br />
x y 0,3<br />
x 0,15<br />
<br />
1<br />
<br />
3 x 8 y 1, 65 y 0,15<br />
Số mol HNO3 = 4x+10y = 2,1mol →Vdd HNO3 = 2,1 lít<br />
Nếu giải theo cách viết phương trình thì:<br />
- Viết đúng 2 phương trình: 1 điểm<br />
- Lập đúng hệ phương trình: 0,5 điểm<br />
- giải và tính đúng thể tích HNO3 : 0,5 điểm<br />
B. PHẦN RIÊNG (3 điểm)<br />
* Dành cho lớp 11T,11L,11TA,11V<br />
Câu 5: (1 điểm) Trong ngành chế biến thực phẩm, người ta thường dùng muối NH4 HCO3 hoặc<br />
muối (NH4)2CO3 để làm xốp bánh (hay còn gọi là làm bột nở). Hãy giải thích tại sao, viết phương<br />
trình hóa học minh họa.<br />
Muối NH4 HCO3 và muối (NH4)2CO3 kém bền với nhiệt. Khi nướng hoặc hấp bánh,<br />
chúng dễ bị nhiệt phân tạo ra một hỗn hợp khí và hơi nước thoát ra, làm cho bánh xốp<br />
0,5<br />
và nở.<br />
o<br />
<br />
t<br />
NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O<br />
<br />
<br />
0,5<br />
to<br />
(NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O<br />
<br />
Câu 6: (2 điểm) Hợp chất X có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro và oxi lần lượt là 60%;<br />
13,333%; 26,667%. Khối lượng mol phân tử của X là 60 g/mol. Xác định công thức phân tử của X.<br />
12 x<br />
y<br />
16 z<br />
M<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
%C % H %O 100%<br />
→ x=3, y=8, z=1 → CTPT: C3H8O<br />
1<br />
<br />
* Dành cho lớp 11A1,11A2<br />
Câu 7: (1 điểm) Trong ngành chế biến thực phẩm, người ta thường dùng muối NH4 HCO3 hoặc<br />
muối (NH4)2CO3 để làm xốp bánh (hay còn gọi là làm bột nở). Hãy giải thích tại sao, viết phương<br />
trình hóa học minh họa.<br />
Muối NH4 HCO3 và muối (NH4)2CO3 kém bền với nhiệt. Khi nướng hoặc hấp bánh,<br />
chúng dễ bị nhiệt phân tạo ra một hỗn hợp khí và hơi nước thoát ra, làm cho bánh xốp<br />
0,5<br />
và nở.<br />
o<br />
<br />
t<br />
NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O<br />
<br />
<br />
0,5<br />
to<br />
(NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O<br />
<br />
Câu 8: (2 điểm) Sục một thể tích khí CO2 nặng 8,8 gam vào 200 ml dung dịch NaOH 1,5 M thu<br />
được dung dịch X (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).<br />
a) Tính nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch X.<br />
b) Nêu hiện tượng xảy ra khi nhúng quỳ tím vào dung dịch X. Giải thích bằng phương trình hóa<br />
học.<br />
a) Lập tỉ lệ:<br />
0,5<br />
Số mol OH-/số mol CO2 = 1,5 → Tạo 2 muối NaHCO3 x mol và Na2CO3 y mol.<br />
Theo đề ta có hệ 2 phương trình:<br />
0,5<br />
x + y = 0,2 và 2x + y = 0,3 → x = y = 0,1.<br />
Nồng độ muối NaHCO3 = Nồng độ muối Na2CO3 = 0,1/0,2 = 0,5 M.<br />
0,5<br />
b) Quỳ tím hóa xanh.<br />
Giải thích: dung dịch có chứa ion CO32- và HCO3- bị thủy phân tạo môi trường bazơ.<br />
0,5<br />
CO32- + H2O ↔ HCO3- + OH* Dành cho lớp 11H<br />
Câu 9: (2 điểm) Cho sơ đồ biến hóa sau:<br />
C2H2<br />
<br />
CuCl/NH4Cl<br />
<br />
A<br />
<br />
+ H2 (dư)/ Ni,<br />
o<br />
<br />
B<br />
<br />
Xúc tác, to<br />
<br />
C<br />
<br />
+ dung dịch KMnO4<br />
<br />
D<br />
<br />
+ dd AgNO3/ NH3<br />
o<br />
<br />
E<br />
Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D, E. Viết phương trình hóa học cho phản ứng từ C →<br />
D và từ A → E.<br />
A: H - C≡C – CH = CH2 B: CH3 – CH2 – CH2 – CH3<br />
0,25<br />
C: CH3 – CH = CH2 hoặc CH2=CH2<br />
0,25<br />
D: CH3 – CH(OH) – CH2OH hoặc CH2OH – CH2OH<br />
0,25<br />
E: Ag - C≡C – CH = CH2<br />
0,25<br />
Viết đúng 2 phương trình<br />
0,5x2<br />
Câu 10: (1 điểm) Hỗn hợp khí X gồm có 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X trong một<br />
thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y<br />
sục từ từ vào dung dịch Br2 (dư) thì có m gam Br2 tham gia phản ứng. Tính m.<br />
mY = mX = 2.0,3 + 52.0,1 = 5,8 g<br />
0,5<br />
nY = mY/29 = 0,2 mol.<br />
Số mol hiđro phản ứng = 0,4 – 0,2 = 0,2 (mol).<br />
Ta có:<br />
0,5<br />
H–C≡C – CH = CH2 + 2H2 → CH3 – CH2 – CH = CH2<br />
(mol) 0,1<br />
0,2<br />
0,1<br />
CH3 – CH2 – CH = CH2 + Br2 → CH3 – CH2 – CHBr – CH2Br<br />
(mol) 0,1<br />
0,1<br />
Khối lượng brom phản ứng: m = 160.0,1 = 16 gam<br />
<br />