intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 001

Chia sẻ: Trang Lieu Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 001 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì kiểm tra học kì sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 001

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017­ 2018 TRƯỜNG THPT  Môn:   HOÁ HỌC­ LỚP 12 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 001   Họ, tên học sinh:................................................SBD: ................Phòng............. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) (Cho biết nguyên tử  khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27;   P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40;Rb=85,5; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137). Câu 1: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất? A. Anilin. B. Metylamin. C. Amoniac. D. Đimetylamin. Câu 2: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là? A. glyxin. B. lysin. C. valin. D. alanin. Câu 3: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poli(etylen terephtalat). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(metyl metacrylat). D. Polistiren. Câu 4: Kim loại dẫn điện tốt nhất là: A. Au. B. Ag. C. Al. D. Cu. Câu 5: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu? A. HCl. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. KOH. Câu 6: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Ca2+. B. Zn2+. C. Fe2+. D. Ag+ Câu 7: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên? A. Tơ nitron. B. Tơ nilon­6. C. Tơ nilon­6,6. D. Tơ tằm. Câu 8: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. CH3COOCH2C6H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C17H33COO)2C2H4. D. C15H31COOCH3. Câu 9: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ. Câu 10: Công thức phân tử của đimetylamin là? A. C2H8N2. B. C4H11N. C. CH6N2. D. C2H7N. Câu 11: Số liên kết peptit trong phân tử Ala­Gly­Ala­Gly là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 12: Chất nào sau đây là este? A. CH3OH. B. HCOOH. C. CH3COOC2H5. D. CH3CHO. Câu 13: Nhỏ dung dịch iot vào các chất sau, chất nào chuyển sang màu xanh ? A. Xenlulozơ. B. Lipit. C. tinh bột. D. Glucozơ. Câu 14: Glucozơ và Frutozơ đều không thể tham gia phản ứng nào sau đây? A. H2/Ni, to. B. AgNO3/NH3. C. NaOH. D. Cu(OH)2. Câu 15: Đồng phân của glucozơ là chất nào sau đây? A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Fructozơ. Câu 16: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Fe. B. K. C. Mg. D. Al. Câu 17: Trong phân tử Gly­Ala, amino axit đầu C chứa nhóm nguyên tử nào? A. CHO. B. NH2. C. NO2. D. COOH. Trang 1/3 ­ Mã đề thi 001
  2. Câu 18: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là : A. Fructozơ. B. Mantozơ. C. Glucozơ. D. Saccarozơ. Câu 19: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là? A. có kết tủa màu trắng. B. xuất hiện màu tím. C. có bọt khí thoát ra. D. xuất hiện màu xanh. Câu 20: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Glucozơ. B. Glyxin. C. Metylamin. D. Anilin.­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 21: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là bao nhiêu ? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly­Ala­Gly với Gly­Ala là chất nào ? A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaCl. Câu  23:  Cho m gam glucozơ  phản  ứng hoàn toàn với lượng dư  dung dịch AgNO 3  trong NH3  (đun  nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là bao nhiêu ? A. 36,0 B. 18,0. C. 16,2. D. 9,0. Câu 24: Phân tử khối của polietilen X là 420.000. Hệ số polime hoá của PE là bao nhiêu ? A. 12.000. B. 13.000. C. 17.000. D. 15.000. Câu 25: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng  được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là bao nhiêu ? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 26: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Cu, Al. Có bao nhiêu kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch  HCl ? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 27: Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường ? A. Ca. B. Fe. C. K. D. Li. Câu 28: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp ? A. isopren. B. stiren. C. toluen. D. propen. Câu 29: Khi thuỷ phân hoàn toàn tristearin trong dung dịch NaOH thu được sản phẩm nào ? A. glixerol và axit stearic. B. glixerol và natri stearat. C. alanin và natri stearat. D. etanol và axit stearic. Câu 30: Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm nào ? A. CH3COONa và CH3COOH. B. CH3COOH và CH3ONa. C. CH3COONa và CH3OH. D. CH3OH và CH3COOH. Câu 31: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch  nước vôi trong, thu được 15 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản  ứng giảm 5,1 gam so với   khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là bao nhiêu ? A. 22,5. B. 20,25. C. 30,0. D. 45,0. Câu  32:  Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản  ứng xảy ra   hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là bao nhiêu ? A. 3,28 gam. B. 8,56 gam. C. 10,4 gam. D. 8,2 gam. Trang 2/3 ­ Mã đề thi 001
  3. Câu 33: Cho 1 luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp đựng các oxit nung nóng như hình vẽ  sau: 1 2 3 4                              CaO             CuO            Al2O3          Fe2O3             Các ống nghiệm có phản ứng xảy ra là ống nào ? A. ống 2, 3, 4. B. ống 1, 2, 3. C. ống 2. D. ống 2, 4. Câu 34: Cho 9,3g anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lượng muối phenylamoni   clorua (C6H5NH3Cl) thu được là bao nhiêu ? A. 25,900 gam. B. 19,425 gam. C. 6,475 gam. D. 12,950 gam. Câu 35: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân este ? A. 2. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 36: Trùng hợp m tấn etilen thu  được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá   trị của m là bao nhiêu ? A. 1,80. B. 0,80. C. 1,25. D. 2,00. Câu 37: Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng   là 2:1:1. Cho một lượng E phản  ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,25 mol muối của   glyxin, 0,2 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu  được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là A. 16,78. B. 25,08. C. 20,17. D. 22,64. Câu 38: Hỗn hợp A gồm este đơn chức X và este 2 chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa  hoàn toàn 40,48 gam A cần vừa đủ  560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có khối lượng a   gam và hỗn hợp T gồm 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít   khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 37,0. B. 43,0. C. 40,5. D. 13,5. Câu 39: Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau khi các phản  ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng   của Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 64,42%. B. 43,62%. C. 37,58%. D. 56,37%. Câu   40:  Dùng   340,1  kg   xenlulozơ   và   420  kg   HNO3  nguyên   chất   có  thể   thu   được   bao   nhiêu   tấn  xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%? A. 0,85 tấn. B. 0,75 tấn. C. 0,5 tấn. D. 0,6 tấn. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Trang 3/3 ­ Mã đề thi 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2