intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Đại Từ - Mã đề 508

Chia sẻ: Hoàng Văn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

43
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 của trường THPT Đại Từ Mã đề 508 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Đại Từ - Mã đề 508

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017 ­ 2018  TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ MÔN LỊCH SỬ ­ LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút;(40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 508 Họ, tên thí sinh:............................................................Số báo danh:..................................... Câu 1: Ý nghĩa của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 là gì? A. Thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và MĨ. B. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học­kĩ thuật Xô viết C. Mĩ không còn đe doạ nhân dân thế giới bằng vũ khí tên lửa. D. Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. Câu 2: Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Á, Hội nghị Ianta đã A. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật khi chiến tranh đang diễn ra ở châu Âu B. phân công Pháp và Anh phản công tiến đánh Nhật Bản C. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật trước khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu D. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu Câu 3: Chủ  trương cải cách ­ mở  cửa của Trung  ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được đề  ra  tại A. Đại cách mạng văn hóa vô sản (1966 ­ 1976). B. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12/1978). C. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10/1987). D. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9/1982). Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mĩ? A. Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trong các tầng lớp xã hội. B. Tham vọng bá chủ thế giới. C. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản. D. Viện trợ cho các nước Tây Âu. Câu 5: Nhận xét nào sau đây là đúng về vai trò của ba tổ chức cộng sản đối với cách mạng Việt   Nam? A. Chuẩn bị tất yếu cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. B. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung D. Cách mạng Việt Nam có đường lối khoa học, sáng tạo. Câu 6: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919­1929), thực dân Pháp đầu tư chủ yếu vào   lĩnh vực nào dưới đây? A. Giao thông vận tải. B. Thương nghiệp. C. Công nghiệp. D. Nông nghiệp. Câu 7: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại A. Ma Cao ­ Trung Quốc. B. Thượng Hải ­ Trung Quốc. C. Hương Cảng – Trung Quốc. D. Trùng Khánh ­ Trung Quốc. Câu 8: Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ  chức cộng sản vì lí do chủ  yếu nào   dưới đây? A. Xác lập địa vị lãnh đạo của giai cấp công nhân. B. Nhanh chóng đưa cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi. C. Chấm dứt tình trạng chia rẽ, đưa cách mạng Việt Nam phát triển. D. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 508
  2. Câu 9: Công nhân xưởng Ba Son (8­1925) không sửa chữa chiếm hạm Mi­sơ­lê của Pháp vì lí do  nào dưới đây? A. Chủ xưởng không tăng lương cho công nhân. B. Pháp đàn áp cuộc đấu tranh của công nhân. C. Công nhân đòi thành lập tổ chức Công hội. D. Là phương tiện chở lính sang đàn áp nhân dân Trung Quốc. Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu quan hệ đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô chấm dứt? A. Mĩ phát động chiến tranh lạnh B. Mĩ viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu C. Mĩ thành lập khối quân sự NATO D. Mĩ giúp đỡ Nhật Bản Câu 11: Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin. B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia. C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma. D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây. Câu 12: Những quyết định của Hội nghị Ianta đã dẫn đến hệ quả gì đối với tình hình thế giới? A. Lam nay sinh mâu thuân gi ̀ ̉ ̃ ưa cac n ̃ ́ ước đê quôc v ́ ́ ới nhau. B. Đanh dâu s ́ ́ ự hinh thanh môt trât t ̀ ̀ ̣ ̣ ự thê gi ́ ới mới sau chiên tranh. ́ C. Khuôn khô trât t ̉ ̣ ự thê gi ́ ơi m ́ ơi t ́ ưng b ̀ ươc thiêt lâp ­ tr ́ ́ ̣ ật tự hai cực Ianta D. Đanh dâu s ́ ́ ự xac lâp vai tro duy nhât thông tri toan câu cua Mi. ́ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̉ ̃ Câu 13: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như  thế nào ? A. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN. B. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu. C. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. Câu 14:  Nguyên nhân cơ  bản nhất thúc đẩy nền kinh tế  Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến   tranh thế giới thứ hai là A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao. D. áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật. Câu 15: Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và   phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ? A. Chi phí cho quốc phòng thấp. B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. C. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. Câu 16: Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên? A. An Nam trẻ. B. Người nhà quê. C. Người cùng khổ. D. Thanh niên. Câu 17: Tổ chức cách mạng nào dưới đây đã đưa tới sự thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt   Nam? A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Đảng cộng sản Việt Nam. C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. D. Tân Việt cách mạng đảng. Câu 18: Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ co gi khac nhau? ́ ̀ ́ A. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. B. Mở rộng lãnh thổ. C. Khống chế các nước khác. D. Duy trì nền hoà bình thế giới.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 508
  3. Câu 19: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ  hai của thực dân Pháp đã dẫn tới sự xuất hiện   của những giai cấp nào dưới đây? A. Địa chủ, tư sản. B. Nông dân, công nhân. C. Tư sản, tiểu tư sản. D. Tiểu tư sản, công nhân. Câu 20: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Nhật B. Anh C. Mĩ D. Pháp Câu 21: Hoạt động chủ  yếu của Nguyễn Ái Quốc sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng  Thanh niên tại Quảng Châu­Trung Quốc là A. thực hiện phong trào vô sản hóa. B. bí mật chuyển các tài liệu tuyên truyền cách mạng về nước. C. tổ chức các cuộc bãi công của giai cấp công nhân ở các nhà máy xí nghiệp. D. mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng. Câu 22: Tham dự hội nghị Ianta gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào? A. Anh, Pháp, Liên Xô. B. Liên Xô, Mĩ, Pháp. C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Anh, Pháp, Mĩ. Câu 23: Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường   cách mạng vô sản? A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. B. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. C. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. D. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. Câu 24: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học ­ kĩ thuật lần 2 còn được gọi   là: A. Cách mạng xanh B. Cách mạng khoa học công nghệ C. Cách mạng công nghiệp D. Cách mạng chất xám Câu 25: “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là   đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng” vì lí do nào dưới đây? A. Giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam. B. Phong kiến và tư sản cấu kết với nhau. C. Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp. D. Do sự chỉ thị của Quốc tế Cộng sản. Câu 26: Năm 1923, giai cấp tư sản đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây? A. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế. B. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo. C. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ. D. Bãi công Ba Son. Câu 27: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự  giác? A. Bãi công Ba Son (8­1925). B. Phong trào “vô sản hóa” (1928). C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928). D. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929). Câu 28: Trong phong trào đấu tranh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ Latinh   được gọi là A. “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”. B. “Lục địa bùng cháy”. C. “Lục địa mới trỗi dậy”. D. “Hòn đảo tự do”.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 508
  4. Câu 29: Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời (3­1929) tại Bắc kì đã chứng tỏ điều gì? A. khuynh hướng cách mạng tư sản đang phát triển. B. Khuynh hướng cách mạng tư sản đang suy yếu. C. khuynh hướng cách mạng vô sản đang suy yếu. D. Sự nhạy bén về chính trị của các hội viên. Câu 30: Giai cấp tiểu tư sản đã sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu nào dưới đây? A. Xuất bản sách, báo tiến bộ. B. Bãi công trên quy mô lớn. C. Đấu tranh nghị trường. D. Đấu tranh vũ trang. Câu 31: Kế  hoạch 5 năm khôi phục kinh tế  (1946­1950) của nhân dân Liên Xô hoàn thành trong  thời gian A. 4 năm 8 tháng. B. 4 năm 3 tháng. C. 4 năm 5 tháng. D. 4 năm. Câu 32: Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tháng 4/1949, tình hình châu   Âu như thế nào? A. Ổn định và có điều kiện để phát triển. B. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới. C. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau. D. Căng thẳng dẫn đến chạy đua vũ trang. Câu 33: Sự kiện nào dưới đây đã tập hợp nhân dân các nước thuộc địa của Pháp đấu tranh chống  chủ nghĩa thực dân? A. Thành lập tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa. B. Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp. C. Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. D. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Câu 34: So với tư sản, hoạt động của tiểu tư sản có điểm khác biệt nào? A. Đông đảo quần chúng tham gia. B. Phương pháp đấu tranh bí mật. C. Mục tiêu đấu tranh triệt để. D. Lực lượng lãnh đạo tiên tiến. Câu 35: Mục đích của Nguyễn Ái Quốc khi viết bài cho các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời   sống công nhân là A. xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam. B. tuyên truyền giáo dục lý luận giải phóng dân tộc. C. yêu cầu thực dân Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam. D. truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, tố cáo tội ác của thực dân Câu 36: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có đội ngũ các nhà khoa học đông đảo và chất lượng  vì A. các nhà khoa học di cư từ các nước khác đến Mĩ. B. nền giáo dục của Mĩ hiện đại. C. kêu gọi các nhà khoa học sang Mĩ. D. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Câu 37: Nguyên nhân nào sau đây không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau  Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Không bị chiến tranh tàn phá. B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến. C. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước. D. Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao. Câu 38: Cơ quan nào dưới đây của Pháp nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương? A. Ngân hàng Đông Dương. B. Toàn quyền Đông Dương. C. Chính phủ Pháp. D. Tư sản mại bản.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 508
  5. Câu 39: Mục đích của Nguyễn Ái Quốc khi viết bài cho các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời   sống công nhân là A. yêu cầu thực dân Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam. B. tuyên truyền giáo dục lý luận giải phóng dân tộc. C. truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, tố cáo tội ác của thực dân. D. xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam. Câu 40: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân   sự? A. Thành lập nhà nước Cộng hòa liên bang Đức. B. Tham gia khối quân sự NATO. C. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ. D. Chống Liên Xô. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 508
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2