intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 002

Chia sẻ: Trang Lieu Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

43
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 002 sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như kiến thức của mình trong môn Lịch sử, chuẩn bị tốt cho kì thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 002

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT Năm học 2017 ­ 2018 LƯƠNG NGỌC QUYẾN  Môn: Lịch sử ­ Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ............................. Mã đề thi 002 Phòng: ……………………………………………………..SBD…………………...       Câu 1: Vì sao phong trào dân chủ 1936 – 1936 có sự điều chỉnh về đường lối và phương pháp đấu tranh? A. Sự nhạy bén với thời cuộc của Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn. C. Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta. D. Hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi so với trước. Câu 2: Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào   thế kỉ XXI”? A. Có điều kiện để tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực. B. Có điều kiện ổn định về chính trị để phát triển. C. Không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước. D. Tạo môi trường hòa bình để các dân tộc có cơ hội tăng cường hợp tác phát triển về mọi mặt. Câu 3: Yếu tố  nào dưới đây phản ánh không đúng nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến  tranh thế giới thứ hai? A. Vai trò điều tiết của nhà nước. B. Tài nguyên thiên phong phú. C. Áp dụng khoa học kỹ thuật.                                D. Chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 4: Hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam( 10/1930) quyết định đổi   tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành A. Đông Dương Cộng sản Đảng. B. Đảng Lao động Việt Nam C. Đảng Dân chủ Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 5: Ở Việt Nam, Nam đồng thư xã – một nhà xuất bản tiến bộ ­ là cơ sở đầu tiên của A. Đông Dương cộng sản liên đoàn. B. Hội phục việt. C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. D. Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 6: Hạn chế lớn nhất của Luận cương tháng 10­1930 của Đảng Cộng sản Dông Dương là A. Chưa đưa ra phương pháp đấu tranh phù hợp. B. Chưa xác định được âm mưu của kẻ thù. C. Chưa đề cập đến mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và thế giới. D. Xác định không đúng động lực cách mạng. Câu 7: Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau cách  mạng thánh Tám năm 1945 là gì? A. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam. B. đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam. C. bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam. D. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam. Câu 8: Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 trở đi ? A. Sự phát triển nhảy vọt B. Sự phát triển vượt bật. C. Sự phát triển thần kì. D. Sự phát to lớn. Câu 9: Hoạt động chủ  yếu của Nguyễn Ái Quốc sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh  niên tại Quảng Châu­Trung Quốc là A. mở rộng phát triển hội viên.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 002
  2. B. mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng. C. tổ chức các cuộc bãi công của giai cấp công nhân ở các nhà máy xí nghiệp. D. bí mật chuyển các tài liệu tuyên truyền cách mạng về nước. Câu 10: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức nào dưới đây ra đời muộn nhất? A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. An Nam Cộng sản đảng. C. Việt Nam quốc dân đảng. D. Đông Dương cộng sản liên đoàn. Câu 11: Trước khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã thành lập ra   tổ chức nào dưới đây? A. Tâm tâm xã. B. Hội Phục Việt. C. Đảng Lập hiến. D. Cộng sản đoàn. Câu 12: Mục đích chính của Đảng khi tổ chức phong trào đón phái viên G. Gôđa vào đầu năm 1937 là gì? A. Biểu dương sức mạnh quần chúng.      C. Đưa ra những yêu sách dân sinh, dân chủ. B. Tập dượt lực lượng cách mạng.            D. Thức tỉnh quần chúng đấu tranh. Câu 13: Trong “Chiến lược cam kết và mở  rộng”, Mĩ sử dụng khẩu hiệu nào dưới đây để  can thiệp   vào công việc nội bộ của các nước? A. Chống chủ nghĩa khủng bố. B. Ủng hộ độc lập dân tộc. C. Tự do tín ngưỡng. D. Thúc đẩy dân chủ. Câu 14: Từ năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là A. củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội. B. khôi phục  kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. C. tiếp tục xây dựng cơ sở vật ­ chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. D. thành lập và phát triển hội đồng tương trợ kinh tế. Câu 15: Nhận định nào dưới đây về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới thứ  hai đến nửa đàu những năm 70 của thế kỉ XX là đúng? A. Hòa bình, trung lập. B. Tích cực, tiến bộ. C. Trung lập, tích cực. D. Hòa hoãn, tích cực. Câu 16: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức nào dưới đây ra đời sớm nhất? A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. C. Đông Dương Cộng sản đảng. D. An Nam Cộng sản đảng. Câu 17: Đảng đại diện cho tư sản dân tộc Việt Nam là Đảng nào? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Tân Việt Cách mạng đảng. C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 18: Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”( thập niên 90 của thế kỉ XX), để can thiệp vào công   việc nội bộ của các nước khác, Mĩ A. sử dụng khẩu hiệu “ Thúc đẩy dân chủ”. B. sử dụng lực lượng quân đội mạnh. C. sử dụng khẩu hiệu chống chủ nghĩa khủng bố. D. tăng cường tính năng động của nền kinh tế. Câu 19: Sự  kiện chủ yếu nào dưới đây diễn ra trong năm 1946 đã đánh dấu củng cố  nền móng cho  chế độ mới? A. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. B. Thành lập quân đội Quốc gia. C. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp. D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước Câu 20: Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. ngăn chặn tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới. B. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc thế giới. C. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh D. triển khai “chiến lược toàn cầu”. Câu 21: Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đă vươn lên thành siêu cường số một thế giới về                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 002
  3. A. dự trữ vàng. B. tài chính. C. ngoại tệ. D. ngoại tệ và chủ nợ lớn nhất thế giới. Câu 22: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi" vì A. châu Phi là "Lục địa mới trỗidậy". B. tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độclập. C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnhnhất . D. có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độclập. Câu 23: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. nước Nhật. B. nước Anh. C. nước Pháp. D. nước Mĩ. Câu 24: Trong thời gian từ năm 1945 – 1950, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là A. khôi phục kinh tế sau chiến tranh. B. phá thế bị bao vây, cấm vận. C. mở rộng quan hệ đối ngoại. D. xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật. Câu 25: Nội dung nào sau đây là sự khái quát về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau chiến tranh   thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX? A. Bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. B. Giúp đỡ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Chống lại âm mưu gây chiến tranh của các thế lực thù địch. Câu 26: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? A. Gửi bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc­xai. B. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê­nin. C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Câu 27: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu A. Cách mạng công nghệ thông tin. B. Cách mạng du hành vũ trụ. C. cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. D. Cách mạng công nghiệp. Câu 28: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kì 1930 ­1945 là A. giữa toàn thể nhân dân ta với đế quốc Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai. B. giữa toàn thể nhân dân ta với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. C. giữa toàn thể nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai . D. giữa các tầng lớp nhân dân với tư sản mại bản và đế quốc Pháp. Câu 29: Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ  tư sản ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản A. Chưa giác ngộ về chính trị. B. chỉ đấu tranh đòi quyền lợi giai cấp. C. chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa. D. nhỏ yếu về kinh tế, non kém về chính trị. Câu 30: Nguyên tắc nào dưới đây không được xác định trong đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc? A. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. B. Kiên trì chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông. C. Kiên trì chủ nghĩa xã hội và chuyên chính dân chủ nhân dân. D. Thực hiện đa nguyên, đa đảng về chính trị. Câu 31: Một trong những biểu hiện Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa   đầu những năm 70 của thế kỉ XX là A. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ. B. tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. C. trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây. D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu. Câu 32: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 002
  4. A. báo Nhân đạo. B. báo Đời sống công nhân. C. báo Lao động . D. báo Thanh niên. Câu 33: Từ trong phong trào cách mạng 1930­1931, khối liên minh giai cấp nào được Đảng ta xây dựng? A. Khối liên minh công nhân và binh lính. B. Khối liên minh công nhân và tiểu tư sản. C. Khối liên minh công nhân và tư sản dân tộc.  D. Khối liên minh công nhân và nông dân. Câu 34. Phong trào cách mạng có ý nghĩa như  cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho  Tổng khởi nghĩa tháng Tám là A. phong trào cách mạng 1930­1931.        B. phong trào dân chủ 1936­1939. C. phong trào cách mạng 1939­1941.        D. phong trào kháng Nhật cứu nước. Câu 35: Đảng và chính phủ đã thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo sau cách mạng tháng Tám vì   lí do nào dưới đây? A. Pháp được sự giúp đỡ và hậu thuẫn của quân Anh. B. Kẻ thù còn mạnh, chống phá chính quyền cách mạng . C. Chính quyền còn non trẻ, không thể đối phó với nhiều kẻ thù. D. Trung Hoa dân quốc muốn xâm lược nước ta. Câu 36: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân Nam Phi là A. chủ nghĩa đế quốc. B. chủ nghĩa thực dân cũ. C. chủ nghĩa Apacthai. D. chủ nghĩa thực dân mới. Câu 37: Tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Cách mạng vô sản. D. Cách mạng tư sản. Câu 38: Trong những nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nguyên nhân nào đóng vai trò  quyết định? A. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất chống ngoại xâm. B. Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo có đường lối đúng đắn sáng tạo. C. Nhờ có quá trình chuẩn bị chu đáo 15 năm. Quần chúng được tập dượt qua các cao trào cách mạng. D. Liên Xô và quân Đồng minh đánh chủ nghĩa phát xít, buộc Nhật đầu hàng. Câu 39: Sách lược của Đảng và Chính phủ đề ra cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 2­9­1945   đến trước ngày 6­3­1946 là gì? A. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp. B. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc. C. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng. D. Nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 40: Nhiệm vụ chung của cách mạng ba nước Đông Dương từ năm 1945 đến năm 1954 là gì? A. Kháng chiến chống Pháp. B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Kháng chiến chống Mĩ. D. Chống Khơme đỏ. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2