intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Sông Lô - Mã đề 106

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

39
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Sông Lô - Mã đề 106 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì kiểm tra học kì sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Sông Lô - Mã đề 106

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ Môn: Lịch sử ­ Lớp 12 ( Ngày kiểm tra:…………… ) ĐỀ CHÍNH THỨC  (Thời gian làm bài  45  phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 04 trang   Mã đề thi 106 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11–1939 đã chủ  trương thành lập  A. Mặt trận Việt Minh.  B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.   C. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.  D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Câu 2: “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho  toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của  bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.” Nội dung trên được trích trong văn kiện hội nghị nào?  A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).  B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11–1940).   C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11–1939).  D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5–1941).  Câu 3: Điểm mới của Hội nghị tháng 5–1941 so với Hội nghị tháng 11–1939 Ban Chấp hành Trung  ương Đảng Cộng sản Đông Dương là  A. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.  B. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.  C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.   D. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến. Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ  Cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?  A. Quân Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ.  B. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán và lũ lụt.  C. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, thù trong giặc ngoài.   D. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách. Câu 5: Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?  A. Nạn đói tiếp tục đe doạ đời sống của nhân dân.  B. Chính quyền cách mạng còn non trẻ.  C. Ngoại xâm và nội phản phá hoại.   D. Các tệ nạn xã hội cũ còn tồn tại, hơn 90% số dân mù chữ.  Câu 6: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội  đầu tiên năm 1946?  A. Góp phần bảo vệ độc lập dân tộc.  B. Thực hiện liên minh công – nông.  C. Củng cố khối đoàn kết toàn dân.   D. Là sự chuẩn bị trực tiếp cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.  
  2. Câu 7: Ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào nhanh chóng vươn lên thành  động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại?  A. Công nhân.  B. Tư sản dân tộc.  C. Tiểu tư sản.  D. Nông dân. Câu 8: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để  A. trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận cách mạng cho nhân dân, xây dựng tổ chức cách mạng  giải phóng dân tộc Việt Nam.  B. trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.  C. mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.  D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 9: Điểm nổi bật trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX là gì?  A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.  B. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp độc lập dân tộc với  CNXH.  C. Đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga.  D. Bôn ba khắp nơi trên thế giới để tìm đường cứu nước. Câu 10: Yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản  đầu năm 1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) là  A. các tổ chức cộng sản có nguyên vọng hợp nhất.  B. các tổ chức cộng sản cùng chung lí tưởng và mục tiêu cách mạng.  C. vai trò, uy tín của Nguyễn Ái Quốc.  D. có sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. Câu 11: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ở các nước tư bản lại ảnh  hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam?  A. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.  B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của kinh tế Pháp.  C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế  Pháp.  D. Vì Việt Nam phụ thuộc vào Pháp. Câu 12: Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 thực dân Pháp đã  làm gì?  A. Tăng cường bóc lột nhân dân các nước thuộc địa.  B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.  C. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp.  D. Vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động trong nước vừa bóc lột nhân dân các nước thuộc  địa. Câu 13 : Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào 1930 – 1931 là gì?  A. “Tự do dân chủ” và “cơm áo hoà bình”.  B. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.  C. “Chống đế quốc”, “chống phát xít”.  D. “Độc lập dân tộc” và “ruộng đất về tay dân cày”. Câu 14: Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng những năm 20 của thế kỉ XX  là  A. tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh chống Pháp.  B. khởi nghĩa Yên Bái (2–1930).  C. chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tiến tới thành lập nhà nước tư sản.  D. bãi công của công nhân Ba Son (8–1925). Câu 15: Ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng rẽ gây trở ngại cho cách mạng Việt  Nam ra sao?  A. Tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia  rẽ lớn.  B. Đặt ra yêu cầu phải thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.  C. Khiến Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt thành hai nhóm.  D. Gây tổn thất to lớn cho phong trào cách mạng Việt Nam.
  3. Câu 16: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam trong những năm  1919 – 1930 là gì?  A. Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ.  B. Diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng giữa hai khuynh hướng vô sản và  dân chủ tư sản.  C. Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác.  D. Giai cấp tiểu tư sản có sự chuyển biến về tư tưởng trước tác động của chủ nghĩa Mác –  Lênin. Câu 17: Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình thế giới đầu những năm 30 của thế kỉ XX là  A. Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Mátxcơva.  B. chủ nghĩa phát xít ra đời và lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản.  C. thực dân Pháp tăng cường chính sách bóc lột ở các thuộc địa.  D. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. Câu 18: Giữa năm 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở  A. Anh.  B. Pháp.  C. Mĩ.  D. Liên Xô. Câu 19: Trong thời kì 1936 – 1939, Đảng ta quyết định chuyển hướng đấu tranh cách mạng  dựa trên cơ sở nào?  A. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.  B. Tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi.  C. Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và tình hình thực tiễn Việt Nam.  D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh. Câu 20. Cơ quan ngôn luân cua Hôi Viêt Nam Cach mang thanh niên la ̣ ̉ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ A. bao Ng ́ ươi cung khô. ̀ ̀ ̉ B. báo Đời sống công nhân. C. báo Nhân đạo.             D.bao Thanh niên. ́ Câu 21:Tính chất của phong trào cách mạng 1936 – 1939 là gì?  A. Mang tính dân tộc, dân chủ, nhân dân sâu sắc.  B. Mang tính dân chủ là chủ yếu.  C. Mang tính dân tộc sâu sắc.  D. Mang tính dân tộc, dân chủ, trong đó nội dung dân chủ là nét nổi bật. Câu 22: Tại Hội nghị tháng 11–1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã  xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là  A. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.  B. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.  C. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.  D. đánh đổ Nhật – Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Câu 23: Việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của  Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1930 – 1945 được thể hiện qua luận điểm nào?  A. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.  B. Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.  C. Đảng Cộng sản Đông Dương luôn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.  D. Xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Câu 24:Việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6–3–1946) đã có tác dụng ra sao?  A. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thêm  thời gian hoà bình để chuẩn bị lực lượng.
  4.  B. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do.  C. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.  D. Mượn quân Trung Hoa Dân quốc đuổi quân Pháp về nước, tránh cùng một lúc phải đối phó với  nhiều kẻ thù. Câu 25: Ý nào không phản ánh đúng nội dung Hiệp định Sơ bộ (6–3–1946)?  A. Hai bên ngừng bắn tại chỗ.  B. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập.  C. Pháp công nhận nước ta là một nước tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội riêng, nằm trong Khối  liên hiệp Pháp. D. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do Câu 26: Nước nào được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau  Chiến tranh thế giới thứ hai?  A. Mê – hi – cô.  B. Ác – hen – ti – na.  C. Pê – ru.  D. Cuba.  Câu 27: Kẻ thù chính của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là  A. thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.  C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A­ pác – thai.  B. chế độ độc tài thân Mĩ.  D. đế quốc Mĩ.  Câu 28: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là  A. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.  B. tập trung cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.  C. thừa nhận chế độ đa nguyên, đa đảng.  D. kiên định con đường tư bản chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.  Câu 29: Định ước Henxinki được kí kết (1975) có tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?  A. Thiết lập quan hệ láng giềng thân thiết giữa hai quốc gia trên lãnh thổ nước Đức.  B. Tình trạng đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ngày càng căng thẳng.  C. Đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước ở châu Âu.  D. Mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp.  Câu 30: Để giữ gìn chủ quyền của đất nước, vua Ra –ma V (Xiêm) đã thực hiện chính sách nào?  A. Thực hiện cải cách hành chính theo khuôn mẫu các nước phương Tây.  B. Cắt một số vùng đất phụ thuộc cho các nước đế quốc.  C. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo và cải cách “mở cửa” để giao lưu buôn bán với bên  ngoài.  D. Cắt một phần lãnh thổ cho các nước đế quốc để cầu hòa.  Câu 31: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điều kiện của Liên Xô khi bước vào công cuộc khôi  phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?  A. Thu được nhiều vũ khí từ Đức, Nhật Bản.  B. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.  C. Thu được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí.  D. Là nước thắng trận, chiếm được nhiều thuộc địa.  Câu 32: Yếu tố nào sau đây làm thay đổi chính sách đối nội, đối  ngoại của nước Mĩ khi bước vào  thế kỉ XXI?  A. Chủ nghĩa li khai      B. Chủ nghĩa khủng bố.  C. Sự suy thoái của nền kinh tế.    D. Sự vươn lên mạnh mẽ của các quốc gia khác.  PHẦN II: TỰ LUẬN (2 điểm)
  5. Câu 33: Em hãy trình bày nội dung và hạn chế của bản Luận cương chính trị được thông qua tại  Hội nghị Ban chấp hành trung ương lâm thời (tháng 10 năm 1930) . ­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2