SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 LỚP 12<br />
NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
ĐỀ THI MÔN VĂN<br />
<br />
(Đề thi có 02 trang)<br />
<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
Họ và tên thí sinh:………………………………………..; Số báo danh…………....................<br />
<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
“Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần,<br />
thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc […] nhưng ngày nay,<br />
lễ hội dân gian lại đang dần biến tướng thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa.<br />
Đó là cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn<br />
đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội. Chẳng hạn như lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ được tổ<br />
chức vào ngày 13/1 mới đây. Hàng ngàn thanh niên trai tráng tham gia cướp lộc, chen lấn, xô đẩy,<br />
dẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 10 người ngất xỉu.<br />
Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh<br />
được mệnh danh là một trong những “ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á”. […] Để<br />
tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng<br />
tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền<br />
như những cơn mưa vào chùa Đồng. Với những hành vi mê nhiều hơn tín đó, chùa Đồng, chuông<br />
đồng và cả khánh đồng ánh lên màu vàng, đỏ lấp lánh, hao mòn dần đi so với nguyên gốc.<br />
Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc<br />
lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực, bằng<br />
những hành động mua thần bán thánh hay bằng những cơ hội kiếm chác mất nhân tính. Có thể nói,<br />
tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.”<br />
(Theo http://vietq.vn )<br />
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ?<br />
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản ?<br />
Câu 3. Theo anh/chị, căn cứ vào đâu tác giả cho rằng : “lễ hội dân gian lại đang dần biến tướng<br />
thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa” ?<br />
Câu 4. Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng nêu ít nhất 2 giải pháp khắc phục hiện<br />
tượng được đề cập đến trong văn bản trên .<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
“ Trong anh và em hôm nay<br />
Đều có một phần Đất Nước<br />
Khi hai đứa cầm tay<br />
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm<br />
Khi chúng ta cầm tay mọi người<br />
Đất nước vẹn tròn, to lớn<br />
Mai này con ta lớn lên<br />
1<br />
<br />
Con sẽ mang Đất Nước đi xa<br />
Đến những tháng ngày mơ mộng<br />
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình<br />
Phải biết gắn bó và san sẻ<br />
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở<br />
Làm nên Đất Nước muôn đời”.<br />
(Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)<br />
Từ sự cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Hãy bày tỏ suy nghĩ về lòng yêu nước và ý thức<br />
trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước trong bối cảnh hiện nay ?<br />
<br />
-------Hết------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br />
<br />
2<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
I. ĐỌC<br />
<br />
Điểm<br />
3,0<br />
<br />
HIỂU<br />
1<br />
<br />
Phong cách ngôn ngữ báo chí<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
Nội dung chính của văn bản : Văn bản đề cập đến hiện tượng người dân<br />
chen lấn xô đẩy, tranh cướp, mua thần bán thánh trong lễ hội đầu năm.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
3<br />
<br />
Học sinh chỉ ra được 2 dẫn chứng :<br />
<br />
1<br />
<br />
- Cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, 1 số bạn trẻ<br />
nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội…<br />
- Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến<br />
đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần,<br />
bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa<br />
vào chùa Đồng…<br />
4<br />
<br />
Về hình thức : Học sinh trình bày trong 1 đoạn văn dung lượng khoảng 5-7<br />
câu, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát…<br />
<br />
1<br />
<br />
Về nội dung, đoạn văn cần nêu được ít nhất 2 giải pháp khắc phục hiện<br />
tượng trên . Sau đây là 1 số gợi ý :<br />
+ Từ phía các cơ quan chức năng : Tăng cường công tác quản lí, tuyên<br />
truyền giáo dục ý thức người dân tham gia lễ hội, xử phạt nghiêm minh<br />
những người vi phạm…<br />
+ Từ phía người dân : Mỗi người phải nhìn lại và nhận thức đúng về cách<br />
ứng xử khi đến chùa, những nơi tâm linh.<br />
+ Bài học cho bản thân khi tham gia lễ hội : Tham gia với tấm lòng thành<br />
kính, chân thành, không chen lấn xô đẩy , tranh cướp. ..<br />
II.<br />
<br />
7,0<br />
<br />
LÀM<br />
VĂN<br />
1.Mở<br />
bài:<br />
<br />
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt đến đoạn thơ<br />
<br />
3<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2.Thân 2.1 Cảm nhận đoạn thơ<br />
a. Nội dung<br />
bài<br />
- Sau những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về đất nước qua<br />
những phương diện không gian- địa lý, thời gian- lịch sử, phong tục- văn<br />
hóa …, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến khẳng định :<br />
“Trong anh và em hôm nay,<br />
Đều có một phần Đất Nước”.<br />
Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy.<br />
Đất nước đã hóa thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng,<br />
cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lên trên đất nước này. Mỗi người Việt Nam<br />
đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước<br />
thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm, nếp nghĩ và cách sống của mình.<br />
- Từ việc khẳng định đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi<br />
người, nhà thơ tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người<br />
với đất nước bằng những dòng thơ giàu chất chính luận:<br />
“Khi hai đứa cầm tay<br />
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm<br />
Khi chúng ta cầm tay mọi người<br />
Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.<br />
- Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái<br />
chung, giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ “hài<br />
hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu cấu tạo<br />
theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi/Khi; Đất Nước/Đất Nước), nhà thơ<br />
muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài<br />
hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng<br />
đồng.<br />
- Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân,<br />
giữa tình yêu cá nhân với tình yêu lớn của đất nước; nhà thơ còn thể hiện<br />
niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước :<br />
“Mai này con ta lớn lên<br />
Con sẽ mang Đất Nước đi xa<br />
Đến những tháng ngày mơ mộng”.<br />
<br />
4<br />
<br />
0,75<br />
<br />
1<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Suy ngẫm về trách nhiệm và mong muốn được cống hiến, hi sinh cho Đất<br />
Nước.<br />
+ Em ơi em vừa là cách xưng hô gần gũi, thân thiết, vừa là lời tâm tình<br />
tha thiết. Nhà thơ chọn hình thức đối thoại tâm tình để thể hiện sự tự ý thức,<br />
tự nhận thức về một vấn đề sâu sắc “Đất Nước là máu xương của mình”.<br />
Đất Nước không còn là khái niệm xa lạ, trừu tượng mà là máu thịt đối với<br />
mỗi con người. Đất Nước có ngay trong chính bản thân mỗi con người, là<br />
một phần tâm hồn của mỗi người.<br />
+ Vì vậy, mỗi người phải biết: Gắn bó - san sẻ - và hóa thân. Gắn bó là<br />
biết yêu đất nước bằng tâm hồn và suy nghĩ; san sẻ là gánh vác một phần<br />
trách nhiệm bằng hành động cụ thể; và hóa thân là mức độ cao nhất, nếu<br />
cần phải biết hi sinh cả tính mạng của mình.<br />
+ Nếu mỗi người đều ý thức được điều đó thì sẽ “Làm nên Đất Nước muôn<br />
đời” - có nghĩa là đất nước sẽ vững mạnh, trường tồn.<br />
<br />
1,25<br />
<br />
b. Về nghệ thuật:<br />
- Đoạn thơ không chỉ thể hiện tập trung chủ đề mà còn tiêu biểu cho chất<br />
trữ tình - triết luận của toàn bài.<br />
+ Hình thức đối thoại kết hợp với độc thoại, vừa nói với mọi người, vừa nói<br />
với chính mình: là lời nhắn nhủ tâm tình chân tình. Giọng điệu trữ tình đằm<br />
thắm.<br />
+ Giọng điệu đoạn thơ vừa tha thiết, sâu lắng, vừa trang nghiêm. Nhờ đó<br />
mà ý thơ dễ đi vào cảm xúc và suy nghĩ của người đọc.<br />
<br />
0,75<br />
<br />
5<br />
<br />