PHÒNG GD&ĐT<br />
THÁI THỤY<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014<br />
Môn: NGỮ VĂN 7<br />
<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)<br />
<br />
Chọn phương án đúng để trả lời các câu hỏi sau:<br />
<br />
Câu 1. Ca dao, dân ca là gì ?<br />
A. Các thể loại trữ tình dân gian<br />
B. Kết hợp lời và nhạc<br />
C. Diễn tả đời sống nội tâm của con người<br />
D. Cả ba ý A, B và C<br />
Câu 2. Thể thơ gồm tám câu, mỗi câu 7 chữ, có gieo vần (chỉ gieo một vần) ở các chữ cuối của<br />
các câu 1, 2, 4, 6, 8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc.<br />
Những dòng trên nói về thể thơ nào ?<br />
A. Thất ngôn tứ tuyệt<br />
B. Thất ngôn bát cú<br />
C. Lục bát<br />
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt<br />
Câu 3. Văn bản nào sau đây được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ?<br />
A. Sông núi nước Nam B. Phò giá về kinh C. Qua đèo Ngang<br />
D. Bạn đến chơi nhà<br />
Câu 4. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Bà huyện Thanh Quan trong bài thơ<br />
Qua đèo Ngang ?<br />
A. Cảm thương cuộc sống lam lũ của con người<br />
B. Nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước<br />
C. Nhớ nước thương nhà, buồn thầm lặng cô đơn D. Buồn thầm lặng cô đơn<br />
Câu 5. Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.<br />
Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp nên tình yêu thương đó.<br />
Bài học thấm thía trên được rút ra từ văn bản nào ?<br />
A. Cổng trường mở ra<br />
B. Cuộc chia tay của những con búp bê<br />
C. Mẹ tôi<br />
D. Tiếng gà trưa<br />
Câu 6. Tác giả của văn bản Mùa xuân của tôi là ai ?<br />
A. Vũ Bằng<br />
B. Xuân Quỳnh<br />
C. Thạch Lam<br />
D. Lý Lan<br />
Câu 7. Thuở nhỏ, ông thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi, ông đã xa<br />
quê và xa mãi. Bởi vậy, cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà.<br />
Nhà thơ được nhắc tới trong đoạn văn trên là ai ?<br />
A. Đỗ Phủ<br />
B. Lý Bạch<br />
C. Hạ Tri Chương<br />
D. Trần Nhân Tông<br />
Câu 8. Thành ngữ là gì ?<br />
A. Là từ có cấu tạo cố định<br />
B. Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh<br />
C. Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh<br />
D. Cả ba ý: A, B và C<br />
II. TỰ LUẬN (8 điểm)<br />
<br />
Câu 1. (2 điểm)<br />
Từ đồng nghĩa là gì ? Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ: nhà thơ, nước ngoài.<br />
Câu 2. (6 điểm)<br />
Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong<br />
thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Ngữ<br />
văn 7, Tập một - Nhà xuất bản Giáo dục).<br />
--- HẾT ---<br />
<br />
Họ và tên học sinh: ……………………..………….....……… Số báo danh: ……………<br />
<br />
1<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT<br />
THÁI THỤY<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I<br />
NĂM HỌC 2013 - 2014<br />
<br />
Môn : NGỮ VĂN 7<br />
PHẦN I. Trắc nghiệm: 2 điểm<br />
<br />
Gồm 8 câu: Làm đúng mỗi câu được 0,25 điểm.<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
C<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
PHẦN II. Tự luận: 8 điểm<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Ý<br />
<br />
ý1<br />
1<br />
ý2<br />
<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
Từ đồng nghĩa là gì ? Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ: nhà Câu 1:<br />
2,0đ<br />
thơ, nước ngoài<br />
- Nêu đúng khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống 1,0đ<br />
nhau hoặc gần giống nhau.<br />
Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ: nhà thơ, nước ngoài<br />
1,0đ<br />
- nhà thơ: thi gia, thi sĩ, thi nhân (hs chỉ cần nêu 1 trong ba từ)<br />
0,5đ<br />
- nước ngoài: ngoại quốc<br />
0,5đ<br />
Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu<br />
nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ qua<br />
hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Ngữ văn 7, Tập<br />
một - Nhà xuất bản Giáo dục).<br />
<br />
2<br />
<br />
6,0đ<br />
<br />
Yêu cầu chung:<br />
- Học sinh vận dụng Văn biểu cảm để phát biếu cảm nghĩ về hai<br />
bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Bác Hồ.<br />
- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về Tập làm văn và<br />
văn học để làm bài, trong đó có kết hợp phát biểu cảm xúc, suy nghĩ<br />
và mở rộng bằng một số bài thơ khác cùng đề tài để làm phong phú<br />
thêm bài làm.<br />
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu<br />
chất văn…<br />
1<br />
<br />
Mở bài:<br />
1,0<br />
- Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh: là vị lãnh tụ vĩ đại của dân 0,5<br />
tộc và cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn<br />
hoá thế giới, một nhà thơ lớn ...<br />
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ: hai bài thơ được Bác 0,5<br />
Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu gian khổ của<br />
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp... nêu cảm nghĩ chung về hai<br />
bài thơ.<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
Thân bài:<br />
4,0<br />
Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước<br />
sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ qua hai bài<br />
thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu).<br />
2,0<br />
+ Phát biểu cảm nghĩ về tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu<br />
nặng của Bác Hồ:<br />
- Nêu cảm nghĩ chung về hai bài thơ: đều miêu tả cảnh trăng ở chiến 1,0<br />
khu Việt Bắc, hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, thật nên thơ<br />
với âm thanh, hình ảnh trong trẻo ở bài Cảnh khuya và khung cảnh<br />
không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa<br />
xuân trong đêm rằm tháng giêng ở bài Rằm tháng giêng...<br />
- Hai bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tâm hồn nghệ 1,0<br />
sỹ, chiến sĩ - đó cũng chính là biểu hiện cụ thể và sinh động nhất của<br />
lòng yêu nước, của cốt cách người chiến sĩ ở Bác Hồ. Nêu cảm nghĩ<br />
chung về tâm hồn người chiến sĩ, nghệ sĩ ở Bác Hồ: tình yêu thiên<br />
nhiên gắn liền với lòng yêu nước...<br />
2,0<br />
+ Phát biểu cảm nghĩ về tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung<br />
dung, lạc quan của Bác Hồ:<br />
- Vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của kháng chiến, Bác 1,0<br />
vẫn bình tĩnh, chủ động lạc quan. Phong thái ấy toát ra từ những<br />
rung cảm tinh tế trước thiên nhiên, đất nước (qua âm thanh, hình ảnh,<br />
qua cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp...)<br />
- Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, 1,0<br />
nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ<br />
đẹp của một đêm trăng rừng, một “Tiếng suối trong như tiếng hát<br />
xa”, hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng ...<br />
Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền<br />
chở đầy ánh trăng giữa không gian bao la; phong thái ấy toát ra từ<br />
giọng thơ vưa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ trung ...hai bài<br />
thơ làm cho người đọc xúc động và càng thêm kính yêu Bác.<br />
<br />
3<br />
<br />
Kết bài :<br />
1,0<br />
+ Khẳng định lại cảm nghĩ chung, ấn tượng chung về hai bài thơ. 0,5<br />
HS có thể mở rộng và nâng cao bằng một số tác phẩm văn học khác<br />
có cùng chủ đề mà các em đã được học và đọc…<br />
+ Học sinh có thể rút ra cho mình bài học sâu sắc về Bác Hồ ( gắn 0,5<br />
với việc: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) đó<br />
chính là: tình yêu thiên nhiên, niềm vui sống chan hoà giữa thiên<br />
nhiên, là lòng yêu nước sâu sắc, là tinh thần vượt khó, tinh thần lạc<br />
quan cách mạng ...<br />
* VẬN DỤNG CHO ĐIỂM ( Câu 2 - Phần tự luận )<br />
<br />
5,0 – 6,0 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và<br />
phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về hai bài bài thơ, bài làm có cảm xúc, giàu<br />
chất văn, diễn đạt tốt.<br />
<br />
3<br />
<br />
3,0 – 4,0 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và<br />
phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về hai bài bài thơ, có thể còn một<br />
số lỗi về diễn đạt.<br />
1,0 – 2,0 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội<br />
dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc diễn xuôi hai bài thơ, còn mắc<br />
lỗi về diễn đạt .<br />
0 điểm: bỏ giấy trắng .<br />
Lưu ý:<br />
- Bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học đòi hỏi hs phải hiểu và có cảm xúc với<br />
tác phẩm văn học nên hs cần sự sáng tạo và vận dụng linh hoạt khi làm bài. Phần hướng dẫn<br />
chấm trên đây chỉ nêu những ý khái quát, khi làm bài, học sinh có thể phát biểu cảm nghĩ<br />
theo các ý lớn (như HD trên) hoặc có thể phát biểu cảm nghĩ theo từng bài thơ, nếu đủ các ý<br />
cơ bản như trên vẫn cho điểm tối đa.<br />
- Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của<br />
học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả…) là một<br />
yêu cầu rất quan trọng trong bài làm. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này.<br />
- Trân trọng những cảm xúc, suy nghĩ có tính sáng tạo của học sinh, nhất là những bài<br />
viết có mở rộng, so sánh với các bài thơ khác có cùng đề tài, có liên hệ với thực tế sinh<br />
động...<br />
* Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 9,0 ; 9,5 ; 10 ).<br />
<br />
4<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 - 2012<br />
<br />
DUY XUYÊN<br />
<br />
Môn: Ngữ văn – Lớp 7<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
<br />
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)<br />
Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)<br />
Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả nào?<br />
A. Lí Lan.<br />
<br />
B. Khánh Hoài.<br />
<br />
C. Thạch Lam.<br />
<br />
D. Minh Hương.<br />
<br />
Câu 2: Văn bản nào khuyên chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ?<br />
A. Cổng trường mở ra<br />
<br />
B. Mẹ tôi<br />
<br />
C. Cuộc chia tay của những con búp bê<br />
<br />
D. Sau phút chia ly.<br />
<br />
Câu 3: Bài thơ “Cảnh khuya ”của Hồ Chí Minh thuộc thể thơ nào?<br />
A. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật<br />
<br />
B. Thể thơ song thất lục bát<br />
<br />
C. Thể thơ lục bát<br />
<br />
D. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.<br />
<br />
Câu 4: Văn bản“Những câu hát than thân ” có đặc điểm nghệ thuật nào sau đây?<br />
A. Sử dụng cách nói giễu nhại<br />
<br />
B. Sử dụng cách nói hàm ý<br />
<br />
C. Sử dụng cách nói châm biếm<br />
<br />
D. Sử dụng cách nói: thân em, thân phận...<br />
<br />
Câu 5: Văn bản nào ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương<br />
sâu sắc đối với thân phận của họ?<br />
A. Sau phút chia ly<br />
<br />
B. Bánh trôi nước<br />
<br />
C. Mẹ tôi<br />
<br />
D. Cổng trường mở ra.<br />
<br />
Câu 6: Trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”, tâm trạng cô đơn thầm lặng của Bà Huyện Thanh Quan<br />
được thể hiện ở câu thơ nào?<br />
A. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,<br />
<br />
B. Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.<br />
<br />
C. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,<br />
<br />
D. Một mảnh tình riêng, ta với ta.<br />
<br />
Câu 7: Ba bài thơ sau đây có điểm chung nào?<br />
(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh; Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê; Xa ngắm thác núi Lư.)<br />
A. Đều là thơ của các tác giả nước ngoài.<br />
<br />
B. Đều là thơ trung đại Việt Nam<br />
<br />