SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017<br />
TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH 1<br />
Môn: SINH HỌC 12<br />
––––––––––––<br />
Thời gian: 50 phút<br />
GV: Nguyễn Thị Yến Phượng<br />
SĐT: 0939.998.699<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ 1 SINH 12<br />
A. PHẦN CHUNG<br />
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bộ ba mở đầu?<br />
A. Nằm ở đầu 3’ của phân tử mARN.<br />
B. Là tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.<br />
C. Không quy định tổng hợp axit amin.<br />
D. Quy định tổng hợp axit amin lizin.<br />
Câu 2: Pôliribôxôm là<br />
A. một chuỗi gồm nhiều ribôxôm gắn kết với nhau.<br />
B. nhiều ribôxôm cùng hoạt động trên 1 phân tử mARN.<br />
C. nhiều ribôxôm cùng tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit.<br />
D. nhiều ribôxôm cùng hoạt động trên lưới nội chất có hạt.<br />
Câu 3: Mã di truyền mang tính thoái hóa, nghĩa là<br />
A. nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin.<br />
B. các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau, không gối lên nhau.<br />
C. một mã bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin khác nhau.<br />
D. các loài sinh vật có một bộ mã di truyền giống nhau.<br />
Câu 4: Hậu quả của hiện tượng lặp đoạn NST là gì?<br />
A. Thường gây chết.<br />
B. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất gen.<br />
C. Có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt mức độ biểu hiện tính trạng.<br />
D. Làm tăng số lượng gen nên làm tăng kích thước cơ thể.<br />
Câu 5. Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:<br />
A Liên kết gen hoàn toàn<br />
B Tính đa dạng ở loài giao phối<br />
C Hoán vị gen<br />
D Các nhiễm sắc thể phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh<br />
Câu 6. Số nhóm gen liên kết trong một tế bào bằng:<br />
A. Số nhiễm sắc thể trong bộ NST lưỡng bội 2n B. Số nhiễm sắc thể trong bộ NST<br />
đơn bội n<br />
C. Số nhiễm sắc thể trong bộ NST tam bội 3n<br />
D. Số cặp gen–alen cùng nằm trên<br />
một cặp NST..<br />
Câu 7. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là do:<br />
A. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y<br />
B. Gen quy định giới tính nằm trên các NST thường<br />
C. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST X<br />
D. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính<br />
Câu 8. Đặc điểm di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên nhiễm sắc<br />
thể Y là:<br />
A. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đực<br />
B. Chỉ biểu hiện ở cơ thể mang NST giới tính XY<br />
C. Tính trạng chỉ biểu hiện ở trạng thái đồng hợp ở YY<br />
D. Có hiện tượng di truyền<br />
chéo<br />
<br />
Câu 9: Một loài thực vật có 6 nhóm gen liên kết. Số NST ở trạng thái chưa nhân đôi trong<br />
mỗi tế bào sinh dưỡng của 6 thể đột biến như sau:<br />
(1) 21 NST.<br />
(2) 18 NST.<br />
(3) 9 NST.<br />
(4) 15 NST.<br />
(5) 42 NST.<br />
(6) 54 NST.<br />
(7) 30 NST.<br />
Có mấy trường hợp mà thể đột biến là thể đa bội lẻ?<br />
A. 5<br />
B. 3<br />
C. 2<br />
D. 4<br />
Câu 10: Trong quá trình dịch mã, bộ ba đối mã 3’AXG5’ khớp bổ sung với codon nào<br />
sau đây?<br />
A. 5’AXG3’<br />
B. 3’AXG5’<br />
C. 5’UGX3’<br />
D.<br />
3’UGX5’<br />
Câu 11: Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền?<br />
A. Bộ ba 5’UUX3’ quy định tổng hợp phêninalanin.<br />
B. Bộ ba 5’UUA3’, 5’XUG3’ cùng quy định tổng hợp lơxin.<br />
C. Bộ ba 5’AGU3’ quy định tổng hợp sêrin.<br />
D. Bộ ba 5’AUG3’ quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu<br />
Câu 12: Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau:<br />
3’TXG XXT GGA TXG5’ (Mạch mã gốc)<br />
5’AGX GGA XXT AGX3’<br />
Trình tự các nuclêôtit tương ứng trên mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên là<br />
A. 5’UGX GGU XXU AGX3’.<br />
B. 5’AXG XXU GGU UXG3’<br />
C. 5’AGX GGA XXU AGX3’.<br />
D. 3’AGX GGA XXU AGX5’<br />
Câu 13. Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội kí hiệu là AABbDd. Nếu xảy ra đột<br />
biến lệch bội ở cặp nhiễm sắc thể AA thì bộ nhiễm sắc thể có thể là :<br />
A. ABbDd<br />
B. AABbDDd<br />
C. AABbd<br />
D.<br />
AABBbDd<br />
Câu 14.Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là :<br />
A. biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm.<br />
B. biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người.<br />
C. biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người.<br />
D. biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm.<br />
Câu 15. Hội chứng Đao ở người thuộc dạng đột biến nào sau đây ?<br />
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.<br />
B. Đột biến gen.<br />
C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể, thể đa bội<br />
.<br />
D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể, thể lệch bội.<br />
Câu 16. Để xác định hai gen nào đó phân li độc lập hay di truyền liên kết, người ta<br />
thường sử dụng phương pháp :<br />
A. lai xa.<br />
B. tự thụ phấn.<br />
C. lai xa kết hợp đa bội hóa.<br />
D. lai phân<br />
tích.<br />
Câu 17: Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên<br />
nhiễm sắc thể giới tính, lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng<br />
di truyền<br />
A. qua tế bào chất.<br />
B. tương tác gen, phân ly độc lập.<br />
C. trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập.<br />
D. tương tác gen, trội lặn không hoàn<br />
toàn.<br />
<br />
Câu 18. Cho cơ thể có kiểu gen AaBbCc tự thụ phấn, các cặp gen phân li độc lập, tỉ lệ<br />
đời con có kiểu gen giống bố mẹ là :<br />
A. 6/64<br />
B. 9/64<br />
C. 8/64<br />
D. 12/64<br />
Câu 19. Cho cơ thể có kiểu gen aaBbDD tự thụ phấn, các gen phân li độc lập, gen trội<br />
là hoàn toàn, giảm phân xảy ra bình thường thì tỷ lệ kiểu gen, tỷ lệ kiểu hình thu được<br />
ở thế hệ sau là :<br />
A. 4 kiểu gen, 8 kiểu hình.<br />
B. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình.<br />
C. 8 kiểu gen, 4 kiểu hình.<br />
D. 2 kiểu gen, 3 kiểu hình.<br />
Câu 20. Thể một hình thành do sự thụ tinh giữa các loại giao tử nào sau đây ?<br />
A. n x (n + 1)<br />
B. (n - 1) x n<br />
C. n x (n – 2)<br />
D. ( n -1 1) x n<br />
Câu 21. Hạt phấn của 1 loài thực vật có 7 NST,sau thụ tinh hợp tử có số lượng NST là<br />
18.Kí hiệu bộ NST có thể có của hợp tử?<br />
A . 2n + 2 + 2<br />
B.2n + 2<br />
C. 2n + 1 + 1<br />
D. 2n – 2<br />
Câu 22: Gen B có một guanin dạng hiếm (G*) nên bị đột biến dạng thay thế một cặp<br />
G– X bằng một cặp A– T trở thành alen b. Tổng số alen b tạo thành sau 7 lần tự nhân<br />
đôi là bao nhiêu?<br />
A. 1.<br />
B. 15.<br />
C. 31.<br />
D. 63.<br />
Câu 23. Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới<br />
có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau<br />
đột biến.<br />
A.A = T = 600; G = X = 1200<br />
B.A = T = 1200; G = X = 600<br />
C.A = T = 599: G = X = 1201<br />
D.A = T = 1201: G = X = 599<br />
Câu 24. Giả sử gen A (trội hoàn toàn): hoa kép, gen a (lặn): hoa đơn. Đem giao phối<br />
cây hoa kép có bộ nhiễm sắc thể tứ bội với cây hoa kép có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.<br />
Kết quả thu được ở thế hệ lai F1 là 11 kép : 1 đơn . Kiểu gen của P là :<br />
A. AAAa x AA<br />
B. AAAa x Aa<br />
C. AAaa x Aa D. Aaaa x AA<br />
Câu 25: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit<br />
loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số<br />
nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là<br />
A. 448.<br />
B. 224.<br />
C. 112.<br />
D. 336<br />
Câu 26: Cho các cơ thể có kiểu gen dị hợp giao phối với nhau tạo ra 4 loại kiểu hình,<br />
trong đó KH lặn chiếm 0,09. Chọn đáp án đúng để cho kết quả trên?<br />
Ab<br />
AB<br />
, f = 40%<br />
B. P có kiểu gen<br />
, f = 40% xảy ra cả hai bên.<br />
aB<br />
ab<br />
Ab<br />
C. P có kiểu gen<br />
, f = 36% xảy ra ở một bên.<br />
D. Cả B hoặc C.<br />
aB<br />
<br />
A. P có kiểu gen<br />
<br />
Câu 27: ở ruồi giấm A: quy định tính trạng thân xám, a: thân đen, B: cánh dài, b:<br />
cánh cụt. Các gen cùng trên một cặp NST tương đồng. Tiến hành lai phân tích ruồi cái<br />
F1 dị hợp tư Fa thu được 41% mình xám, cánh cụt; 41% mình đen, cánh dài; 9%<br />
mình xám, cánh dài; 9% mình đen cánh cụt. Kiểu gen của ruồi cái F1 và tần số hoán<br />
vị gen f sẽ là:<br />
A.<br />
<br />
AB<br />
, f = 18%<br />
ab<br />
<br />
B.<br />
<br />
Ab<br />
, f = 18%<br />
aB<br />
<br />
C.<br />
<br />
AB<br />
, f = 9%<br />
ab<br />
<br />
D.<br />
<br />
Ab<br />
, f= 9%<br />
aB<br />
<br />
Câu 28:Ở một loài thực vật, A : thân cao ; a: thân lùn ; B: hoa đỏ, b: hoa vàng. Cho cá<br />
thể Ab/aB tự thụ phấn . Biết đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20% ở cả 2 giới. Xác định<br />
tỉ lệ kiểu gen Ab/aB thu được ở F1:<br />
A. 51%<br />
B.24%<br />
C. 32%<br />
D. 16%<br />
Câu 29: Cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng , các gen plđl, gen trội là trội hoàn<br />
toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết , phép lai AaBbDdEe x<br />
AaBbDdEe cho đời con có KH mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ<br />
A. 9/256.<br />
B. 9/128.<br />
C. 9/64.<br />
D. 27/128<br />
Câu 30: Một loài có 2n = 46. Có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau<br />
tạo ra các tế bào con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 13800 mạch<br />
pôlinuclêôtit mới. Số lần nguyên phân của các tế bào này là<br />
A. 5 lần.<br />
B. 8 lần.<br />
C. 4 lần.<br />
D. 6 lần.<br />
Câu 31: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết , xác suất sinh 1 người con<br />
có 2 alen trội của 1 cặp vợ chồng đều có kiểu gen BbDd là:<br />
A. 3/32.<br />
B. 5/164.<br />
C. 4/16.<br />
D. 6/16.<br />
Ab<br />
Câu 32.Nếu mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn. Cho P: aB <br />
Ab<br />
ab , kiểu hình mang cả hai tính trạng trội (A-B-) sẽ chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Giả sử tần<br />
<br />
số hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số 40%.<br />
A. 25%.<br />
C. 30%.<br />
D. 20%.<br />
B. 35%.<br />
B. PHẦN RIÊNG<br />
1 PHẦN CƠ BẢN<br />
Câu 33. Nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc nào sau đây ?<br />
A. Nguyên tắc bảo tồn.<br />
B. Nguyên tắc nhân đôi không liên tục.<br />
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.<br />
D. Nguyên tắc bổ sung<br />
Câu 34. Những cá thể mang đột biến gen đã thể hiện ra kiểu hình được gọi là :<br />
A. thể biến đổi.<br />
B. thể dị bội.<br />
C. thể đa bội.<br />
D. thể đột<br />
biến.<br />
Câu 35. Thế nào là gen đa hiệu ?<br />
A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.<br />
B. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.<br />
C. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.<br />
D. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.(Bài 10)<br />
Câu 36: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào<br />
sau đây không đúng?<br />
A. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.<br />
B. Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường.<br />
C. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.<br />
D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sằn mà truyền đạt một<br />
kiểu gen.<br />
Câu 37: Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân<br />
hình thành giao tử ở người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng<br />
<br />
A. 3X, Claiphentơ.<br />
B. Tơcnơ, 3X.<br />
C. Claiphentơ.<br />
D. Claiphentơ, Tơcnơ, 3X.<br />
Câu 38: Hoán vị gen thường có tần số nhỏ hơn 50% vì<br />
A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.<br />
B. các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết.<br />
C. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.<br />
D. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài và điều kiện môi trường sống.<br />
Câu 39: Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến<br />
điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi<br />
gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào phải<br />
cung cấp là<br />
A. A = T = 526 ; G = X = 674.<br />
B. A = T = 676 ; G = X = 524.<br />
C. A = T = 674; G = X = 526.<br />
D. A = T = 524 ; G = X = 676.<br />
Câu 40: Giao phấn giữa 2 cây P màu trắng thuần chủng thu được F1 100% đỏ, Cho<br />
F1tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình 9 đỏ: 7 trắng. Cho các cây hoa đỏ<br />
giao phấn F2 giao phấn với nhau.Tỉ lệ cây hoa trắng ở F3 là:<br />
A. 64/81<br />
B.8/81<br />
C.17/81<br />
D. 73/81<br />
2. PHẦN NÂNG CAO<br />
Câu 41: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự<br />
A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối.<br />
B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối.<br />
C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.<br />
D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.<br />
Câu 42: Khâu nào sau đây đóng vai trò trung tâm trong công nghệ gen?<br />
A. Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.<br />
B. Tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen.<br />
C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.<br />
D. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.<br />
Câu 43. Trong phương pháp tạo giống lai có ưu thế cao, lí do để người ta không dùng<br />
F1 làm giống là vì :<br />
A. ưu thế lai có biểu hiện cao nhất là ở đời F2.<br />
B. ưu thế lai tăng dần ở các thế hệ sau F1.<br />
C. ưu thế lai chỉ biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần.<br />
D. kiểu gen F1 khó thay đổi.<br />
Câu 44: Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và sau đó di căn được<br />
gọi là<br />
A. ung thư.<br />
B. bướu độc.<br />
C. tế bào độc.<br />
D. tế bào hoại tử.<br />
<br />
Câu 45: Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm<br />
đúng?<br />
A. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.<br />
B. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên..<br />
C. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên.<br />
D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều.<br />
Câu 46: Cho biết các bước của một quy trình như sau:<br />
1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.<br />
<br />