Trường THPT Hồng Ngự 3<br />
Giáo viên: Nguyễn Hồng Hải<br />
Số điện thoại: 01234501440<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
<br />
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC KÌ 1<br />
NĂM HỌC 2016 – 2017 LỚP 12<br />
MÔN: SINH HỌC<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu 8 điểm)<br />
Câu 1: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?<br />
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.<br />
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.<br />
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.<br />
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.<br />
Câu 2: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là<br />
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.<br />
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.<br />
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.<br />
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.<br />
Câu 3: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là<br />
A. rARN.<br />
B. mARN.<br />
C. tARN.<br />
D. ADN.<br />
Câu 4: Điều hoà hoạt động của gen chính là<br />
A. điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra<br />
B. điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra<br />
C. điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra.<br />
D. điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra<br />
Câu 5: Menđen sử dụng phép lai nào để tạo ra các dòng đậu Hà Lan thuần chủng để tiến<br />
hành các thí nghiệm của mình?<br />
A. Lai xa<br />
B. Lai phân tích<br />
C. Tự thụ<br />
D. Lai thuận nghịch<br />
Câu 6: Dạng tương tác gen được chú ý nhiều trong sản xuất nông nghiệp là<br />
A. tương tác bổ sung<br />
B. tương tác cộng gộp<br />
C. tương tác át chế<br />
D. tương tác trội không hoàn toàn<br />
Câu 7: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và<br />
giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?<br />
A. Gà, bồ câu, bướm.<br />
B. Hổ, báo, mèo rừng.<br />
C. Trâu, bò, hươu.<br />
D. Thỏ, ruồi giấm, sư tử.<br />
Câu 8: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, số nhóm gen liên kết là<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 9: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là<br />
A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.<br />
B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.<br />
C. đều có sự xúc tác của enzim ADN - polimeraza.<br />
D. đều lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung.<br />
Câu 10: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được<br />
tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?<br />
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→ 3’.<br />
<br />
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.<br />
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→ 5’.<br />
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→ 3’.<br />
Câu 11: Khi nói về quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây không đúng?<br />
A. Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit.<br />
B. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.<br />
C. Bộ ba kết thúc quy định axit amin trên chuỗi pôlipeptit.<br />
D. Chiều dịch chuyển của ribôxôm ở trên mARN là 5’ 3’.<br />
Câu 12: Hoá chất 5BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A – T<br />
thành cặp G – X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ<br />
A. A – T → X – 5BU → G – 5BU → G – X.<br />
B. A – T → U – 5BU → G – 5BU → G<br />
– X.<br />
C. A – T → G – 5BU → X – 5BU → G – X.<br />
D. A – T → A – 5BU → G – 5BU → G<br />
– X.<br />
Câu 13: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm<br />
sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng<br />
A. đảo đoạn<br />
B. chuyển đoạn<br />
C. mất đoạn<br />
D. lặp đoạn<br />
Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội?<br />
A. Phát triển khoẻ, chống chịu tốt.<br />
B. Tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.<br />
C. Tăng khả năng sinh sản.<br />
D. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường.<br />
Câu 15: Cây lai xa giữa cải dại (2nR =18) với cải bắp (2nB = 18) hữu thụ được gọi là<br />
A. thể tứ bội có 4n = 36 NST.<br />
B. thể song nhị bội hay dị tứ bội 2nR + 2nB = 36.<br />
C. thể lưỡng bội với n R + nB = 18 NST.<br />
D. thể đa bội chẵn với 2(nR + nB) = 36 NST.<br />
Câu 16: Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp<br />
A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.<br />
B. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.<br />
C. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.<br />
D. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.<br />
Câu 17: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là thường biến<br />
A. phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.<br />
B. di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.<br />
C. biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.<br />
D. bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.<br />
Câu 18: Cho cơ thể có kiểu gen<br />
<br />
AB<br />
, hiện tượng hoán vị gen xảy ra với tần số 30%, thì tỉ<br />
ab<br />
<br />
lệ các giao tử là<br />
A. AB = ab = 35%; Ab = aB = 15%<br />
B. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30%<br />
C. AB = ab = 15%; Ab = aB = 35%<br />
D. AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%<br />
Câu 19: Cho bố và mẹ thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng, F1 thu được 100% hoa hồng.<br />
Biết tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li<br />
kiểu gen và kiểu hình ở F2 là<br />
A. 1:2:1 và 1:1.<br />
B. 1:2:1 và 1:2:1.<br />
C. 1:2:1 và 3: 1.<br />
D. 1:2:1: 2:4:2: 1:2:1 và 9:6:1.<br />
<br />
Câu 20: Ở một loài thực vật, nếu có cả 2 gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình quả<br />
tròn, các kiểu gen khác sẽ cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen, tính<br />
theo lí thuyết thì tỉ lệ kết quả phân li kiểu hình ở đời con là<br />
A. 1 quả tròn : 1 quả dài<br />
B. 1 quả tròn : 3<br />
quả dài.<br />
C. 100% quả tròn.<br />
D. 3 quả tròn : 1 quả dài.<br />
Câu 21: Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết<br />
quả như sau:<br />
Lai thuận: P: ♀ xanh lục x ♂ lục nhạt F1: 100% xanh lục.<br />
Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt x ♂ xanh lục F1: 100% lục nhạt.<br />
Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào?<br />
A. 100% lục nhạt.<br />
B. 5 xanh lục : 3 lục nhạt.<br />
C. 3 xanh lục : 1 lục nhạt.<br />
D. 1 xanh lục : 1 lục nhạt.<br />
Câu 22: Ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1: 1 vì<br />
A. số giao tử đực bằng với số giao tử cái.<br />
B. số con cái và số con đực trong loài bằng nhau.<br />
C. sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau.<br />
D. cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau.<br />
Câu 23: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi<br />
tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là<br />
A. 18.<br />
B. 9.<br />
C. 24.<br />
D. 17.<br />
Câu 24: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do<br />
gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có<br />
kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là<br />
A. 35 cao: 1 thấp.<br />
B. 11 cao: 1 thấp.<br />
C. 3 cao: 1 thấp.<br />
D. 5 cao: 1<br />
thấp.<br />
Câu 25: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại Timin nhiều gấp 2 lần số<br />
nuclêôtit loại Guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số<br />
lượng từng loại nuclêôtit của alen a là<br />
A. A = T = 799 ; G = X = 401.<br />
B. A = T = 800 ; G =<br />
X = 399. C. A = T = 801 ; G = X = 400.<br />
D. A = T = 799 ; G =<br />
X = 400.<br />
Câu 26: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội<br />
hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A–bbC–D– ở đời con<br />
là<br />
A. 27/256<br />
B. 1/16<br />
C. 81/256<br />
D. 3/256<br />
Câu 27: Ở ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động qua lại với nhau để<br />
hình thành chiều cao cây. Cho rằng cứ mỗi gen trội làm cây lùn đi 20 cm. Người ta tiến<br />
hành lai cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Tỉ lệ cây có chiều cao 90 cm ở<br />
F2 là bao nhiêu?<br />
A. 1/64<br />
B. 1/32<br />
C. 1/16<br />
D. 1/4<br />
Câu 28: Ở ruồi giấm, gen W quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen w quy định mắt<br />
trắng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm<br />
sắc thể Y. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời<br />
con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng<br />
đều là ruồi đực?<br />
A. XWXW × XwY.<br />
B. XWXw × XwY.<br />
C. XWXw × XWY.<br />
D. XWXW × XWY<br />
Câu 29: Người ta chuyển 1570 vi khuẩn E.coli từ môi trường nuôi cấy với N14 sang môi<br />
<br />
trường nuôi cấy N15 (N phóng xạ). Sau một thời gian, khi phân tích ADN của E.coli thì tỷ lệ<br />
ADN hoàn toàn mang N15 chiếm 93,75%. Số E.coli trong quần thể là<br />
A. 3140.<br />
B. 6289.<br />
C. 25120.<br />
D. 50240.<br />
Câu 30: Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 20. Khi quan sát quá trình giảm<br />
phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 80 tế bào có cặp NST số 8 không phân li trong<br />
giảm phân I, các sự kiện khác và các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có<br />
9 NST chiếm tỉ lệ<br />
A. 98%.<br />
B. 2%.<br />
C. 49%.<br />
D. 4%.<br />
Câu 31: Ở cây đậu Hà Lan gen A quy định hoa vàng, a quy định hoa xanh; B quy định vỏ<br />
hạt trơn, b quy định vỏ hạt nhăn. Các gen trội, lặn hoàn toàn và phân li độc lập. Cho lai hạt<br />
vàng, trơn với hạt xanh, nhăn thu được kết quả F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ<br />
56,25% hạt vàng, trơn : 18,75 hạt vàng, nhăn : 18,75 hạt xanh, trơn : 6,25% hạt xanh, nhăn.<br />
Ở F2 lấy ngẫu nhiên 3 cây hạt vàng, trơn, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là<br />
A. 1/9.<br />
B. 32/81.<br />
C. 64/243.<br />
D. 64/729.<br />
Câu 32: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Xét phép<br />
lai<br />
<br />
AB DE AB DE<br />
x<br />
ab dE ab dE<br />
<br />
(1) Đời con có tối đa 8 loại kiểu hình<br />
(2) Đời con có tối đa 30 loại kiểu gen<br />
(3) Số kiểu tổ hợp tối đa ở đời con là 40<br />
(4) Nếu không có hiện tượng hoán vị gen thì kiểu gen<br />
<br />
AB DE<br />
ở đời con chiếm tỉ lệ 6,25%<br />
AB DE<br />
<br />
Số ý đúng là<br />
A. 2<br />
B. 3<br />
C. 1<br />
D. 4<br />
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) thí sinh chọn một trong hai phần sau<br />
A. BAN CƠ BẢN (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)<br />
Câu 33: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến và có kí hiệu bộ nhiễm sắc thể như thế<br />
nào?<br />
A. thể không và XO.<br />
B. thể một và XO.<br />
C. thể ba và XXY.<br />
D. thể bốn và XXX.<br />
Câu 34: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là<br />
A. 5'AUG3'.<br />
B. 3'XAU5'.<br />
C. 5'XAU3'.<br />
D. 3'AUG5'.<br />
Câu 35: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng, con<br />
ngươi của mắt có màu đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di<br />
truyền theo quy luật<br />
A. tương tác bổ sung. B. tác động cộng gộp. C. liên kết gen.<br />
D. gen đa hiệu.<br />
Câu 36: Điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn?<br />
A. Mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể.<br />
B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.<br />
C. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp.<br />
D. Luôn duy trì các nhóm gen liên kết<br />
quý.<br />
Câu 37: Cho các bước sau:<br />
(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.<br />
(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen.<br />
(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.<br />
Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần<br />
lượt như sau:<br />
A. (1) → (2) → (3).<br />
B. (3) → (1) → (2).<br />
C. (1) → (3) → (2).<br />
D. (2) → (1) → (3).<br />
<br />
Câu 38: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y<br />
quy định; alen trội không gây bệnh này. Một người đàn ông bị mù màu lấy vợ bình thường,<br />
sinh con trai bị bệnh. Người con trai này đã nhận gen bệnh từ<br />
A. bố.<br />
B. mẹ.<br />
C. bố và mẹ.<br />
D. ông<br />
nội.<br />
Câu 39: Chỉ có 3 loại nuclêôtit A, U, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử mARN nhân<br />
tạo. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền mã hóa axit amin?<br />
A. 24 loại<br />
B. 8 loại<br />
C. 9 loại<br />
D. 27 loại<br />
Câu 40: Nếu các tính trạng trội lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng thì đời sau<br />
của phép lai AaBbDd x AaBbDd sẽ có<br />
A. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen.<br />
B. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen.<br />
C. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen.<br />
D. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen.<br />
B. BAN NÂNG CAO (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)<br />
Câu 41: Tất cả các alen của các gen và kiểu gen trong quần thể tạo nên<br />
A. vốn gen của quần thể.<br />
B. kiểu gen của quần thể.<br />
C. kiểu hình của quần thể.<br />
D. thành phần kiểu gen của quần thể<br />
Câu 42: Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là<br />
A. tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.<br />
B. tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.<br />
C. thành phần kiểu gen không thay đổi.<br />
D. tần số các alen không thay đổi.<br />
Câu 43: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương<br />
đối của alen A, a lần lượt là<br />
A. 0,3 ; 0,7<br />
B. 0,8 ; 0,2<br />
C. 0,7 ; 0,3<br />
D. 0,2 ; 0,8<br />
Câu 44: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng<br />
và pháttriển vượt trội bố mẹ gọi là<br />
A. thoái hóa giống.<br />
B. ưu thế lai.<br />
C. bất thụ.<br />
D. siêu trội.<br />
Câu 45: Một trong những đặc điểm rất quan trọng của các chủng vi khuẩn sử dụng trong<br />
công nghệ gen là<br />
A. có tốc độ sinh sản nhanh.<br />
B. dùng làm<br />
vectơ thể truyền.<br />
C. có khả năng xâm nhập và tế bào.<br />
C. phổ biến và không có hại.<br />
Câu 46: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:<br />
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.<br />
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.<br />
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.<br />
IV. Tạo dòng thuần chủng.<br />
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?<br />
A. I → III → II.<br />
B. III → II → I.<br />
C. III → II → IV.<br />
D. II → III → IV.<br />
Câu 47: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?<br />
A. Ung thư máu.<br />
B. Đao.<br />
C. Claiphentơ.<br />
D. Thiếu máu hình<br />
liềm.<br />
Câu 48: Căn cứ vào phả hệ sau của 1 dòng họ trong 3 thế hệ về một loại bệnh<br />
<br />