Trường THPT Lai Vung 2<br />
<br />
ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KỲ I<br />
<br />
Tổ: Sinh- Công nghệ<br />
<br />
MÔN: SINH HỌC<br />
<br />
GV biên soạn: Đào Thanh Cường<br />
<br />
Năm học: 2016-2017<br />
<br />
SĐT:0916790264<br />
<br />
Thời gian: 50 phút<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu- 8 điểm)<br />
Câu 1: Hãy chọn phát biểu đúng<br />
A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin.<br />
B. Đơn phân cấu trúc nên mARN là A, T, G, X.<br />
C. Trong quá trình nhân đôi ADN cả hai mạch đều làm mạch gốc.<br />
D. Phân tử mARN là mạch đơn có liên kết hiđrô.<br />
Câu 2: Thể tam bội là<br />
A. Cơ thể có bộ NST 3n đã biểu hiện kiểu hình<br />
B. những cơ thể mang đột biến gen hoặc đột biến NST.<br />
C. những cơ thể mang đột biến gen trội hoặc gen lặn.<br />
D. những cơ thể mang một phần của cơ thể bị đột biến.<br />
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bộ ba kết thúc?<br />
A. Nằm ở đầu 3’ của phân tử mARN.<br />
B. Là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.<br />
C. Quy định tổng hợp axit amin.<br />
D. Quy định tổng hợp axit amin lizin.<br />
Câu 4: Operon là<br />
A. một nhóm gen ở trên 1 đoạn ADN có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế<br />
điều hòa.<br />
B. đoạn ADN có chung một chức năng nhất định trong quá trình điều hòa.<br />
C. một đoạn axit nuclêic có chức năng điều hòa hoạt động của gen cấu trúc.<br />
D. một tập hợp gồm các gen cấu trúc và gen điều hòa nằm cạnh nhau.<br />
Câu 5: Di truyền chéo xảy ra khi tính trạng được qui định bởi:<br />
A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X.<br />
<br />
B. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X.<br />
<br />
C. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể Y.<br />
<br />
D. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể Y.<br />
<br />
1<br />
<br />
Câu 6.Làm thế nào để xác định kiểu gen của cá thể có kiểu hình trội?<br />
A.Dùng định luật phân tính<br />
B.Tạo ưu thế lai<br />
C.Cho lai với cá thể đồng hợp lặn tương ứng<br />
D.Cho lai với cá thể dị hợp<br />
Câu 7. Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:<br />
A Liên kết gen hoàn toàn<br />
B Tính đa dạng ở loài giao phối<br />
C Hoán vị gen<br />
D Các nhiễm sắc thể phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh<br />
Câu 8. Biến dị tổ hợp là<br />
A.Tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ<br />
B.Đời con có kiểu hình giống bố mẹ<br />
C.Cộng gộp của hai hay nhiều alen<br />
D. Do một gen qui định<br />
Câu 9: Kết luận nào sau đây không đúng?<br />
A. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.<br />
B. Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp tử không được gọi là thể đột biến.<br />
C. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.<br />
D. Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen.<br />
Câu 10: Khi nói về quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây không đúng?<br />
A. Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit.<br />
B. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.<br />
C. Các nucleotit trên bộ ba mã sao và bộ ba đối mã liên kết nhau theo NTBS A-T; G-X<br />
D. Chiều dịch chuyển của ribôxôm ở trên mARN là 5’ 3’.<br />
Câu 11: Mã di truyền mang tính đặc hiệu, nghĩa là<br />
A. nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin.<br />
B. các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau, không gối lên nhau.<br />
C. một mã bộ ba mã hóa cho một axit amin.<br />
D. các loài sinh vật có một bộ mã di truyền giống nhau.<br />
Câu 12: Hóa chất 5BU thấm vào tế bào vi khuẩn đã gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp<br />
G-X ở 1 gen nhưng cấu trúc của phân tử prôtêin do gen này tổng hợp vẫn không bị thay đổi<br />
so với ban đầu. Nguyên nhân là vì<br />
2<br />
<br />
A. mã di truyền có tính thoái hóa.<br />
<br />
B. mã di truyền có tính đặc hiệu.<br />
<br />
C. gen có các đoạn intron.<br />
<br />
D. gen có các đoạn exon.<br />
<br />
Câu 13: Khi ribôxôm dịch mã, nếu gặp mã kết thúc trên mARN thì diễn biến nào tiếp theo<br />
là không đúng?<br />
A. Ngừng tổng hợp axit amin vào chuỗi pôlipeptit.<br />
B. Chuỗi pôlipeptit tiếp tục cuộn xoắn và hình thành các cấu trúc bậc cao.<br />
C. Gắn axit amin cuối cùng vào chuỗi pôlipeptit.<br />
D. Axit amin mở đầu bị tách ra khỏi chuỗi pôlipeptit.<br />
Câu 14: Trong quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ, điều nào sau đây không<br />
đúng?<br />
A. Cần đoạn mồi để khởi đầu tổng hợp chuỗi pôlinuclêôtit mới.<br />
B. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.<br />
C. Mạch 5’-3’ luôn được làm khuôn để tổng hợp liên tục<br />
D. Liên kết hiđrô được thành thành trước các liên kết photphoeste.<br />
Câu 15: Ở trên mỗi gen, số nuclêôtit loại G luôn bằng số nuclêôtit loại X, nguyên nhân là vì<br />
A. gen có cấu trúc 2 mạch và G chỉ liên kết với X, X chỉ liên kết với G.<br />
B. gen có cấu trúc 2 mạch và G với X có khối lượng bằng nhau.<br />
C. gen có cấu trúc 2 mạch và X với G là loại bazơ lớn.<br />
D. gen có cấu trúc 2 mạch và G và X có kích thước bằng nhau.<br />
Câu 16. Trong chọn giống hiện tượng nhiều gen chi phối một tính trạng cho phép<br />
A.Hạn chế được hiện tượng thoái hoá giống<br />
B.Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp<br />
C.Quá trình lai giống làm xuất hiện những đặc tính mới<br />
D.Hạn chế số biên dị tổ hợp.<br />
Câu 17. Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi hai cặp gen đối lập và di truyền<br />
phân ly độc lập. được F1 dị hợp tử về 2 cặp gen .Cho F1 lai với nhau ở F2 thu được các tổ<br />
hợp với các tỷ lệ 9A_B:3A_bb:3 aaB:1 aabb.Khi 2 cặp gen trên tác động qua lại để hình<br />
thành tính trạng. Nếu các gen không alen tác động theo kiểu bổ sung, F2 sẽ có tỷ lệ sau :<br />
A.12:3:1<br />
<br />
B.9:7<br />
<br />
C.15:1<br />
<br />
D. 13:3<br />
<br />
Câu 18 Cho 2 thứ cây lai thuận nghịch được kết quả sau:<br />
Lai thuận: ♀ lá đốm x ♂ lá xanh F1: 100% lá đốm.<br />
Lai nghịch: ♀lá xanh x ♂lá đốm F1: 100% lá xanh.<br />
<br />
3<br />
<br />
Nếu lấy hạt phấn ở F1 của phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 của phép lai nghịch thì kết quả<br />
kiểu hình ở F2 thu được sẽ thế nào ?<br />
A. F2 : 75% lá xanh : 25 % lá đốm.<br />
<br />
B. F2 : 100 % lá đốm.<br />
<br />
C. F2 : 100 % lá xanh.<br />
<br />
D. F2 : 50% lá xanh : 50 % lá đốm.<br />
<br />
Câu 19. Trong thí nghiệm về lai một tính của Menđen, để F2 phân tính kiểu hình 3:1 thì cần<br />
điều kiện gì ?<br />
(1): P thuần chủng ; (2): tính trạng trội và lặn hoàn toàn ; (3): giảm phân bình thường<br />
(4) : số lượng cá thể sinh ra ở mỗi thế hệ phải nhiều ; (5): không có đột biến và chọn lọc<br />
tự nhiên.<br />
Phát biểu đúng là tổ hợp các điều kiện<br />
A. (1) ; (2) ; (3) ; (4)<br />
<br />
B. (1) ; (2) ; (4) ; (5)<br />
<br />
C. (1) ; (2) ; (3) ; (4) ; (5)<br />
<br />
D. (2) ; (3) ; (4) ; (5)<br />
<br />
Câu 20 Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản,<br />
F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ. Cho F1 lai phân tích, nếu đời lai<br />
thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền theo quy luật<br />
A. liên kết hoàn toàn.<br />
<br />
B. hoán vị gen.<br />
<br />
C. phân li độc lập.<br />
<br />
D. tương tác gen.<br />
<br />
Câu 21. Khi lai phân tích cơ thể có 2 cặp gen dị hợp tử , di truyền liên kết có hoán vị , Fb có<br />
<br />
số kiểu gen là :<br />
A. 4<br />
B. 3<br />
C. 2<br />
Câu 22. Yếu tố nào quan trọng nhất trong sự qui định giới tính:<br />
<br />
D. 1<br />
<br />
A. Điều kiện phát triển của hợp tử<br />
<br />
B. Các hoocmôn sinh dục<br />
<br />
C.Hoàn cảnh thụ tinh<br />
<br />
D. Tổ hợp nhiễm sắc thể giới tính<br />
<br />
Câu 23: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và ađênin chiếm 30% tổng số<br />
nuclêôtit. Tổng số liên kết hiđrô của đoạn ADN này là<br />
A. 3000<br />
<br />
B. 3100<br />
<br />
C. 3600<br />
<br />
D. 3900<br />
<br />
0<br />
<br />
Câu 24: Một gen có chiều dài 4080 A và 900 ađênin, sau khi bị đột biến chiều dài của gen<br />
vẫn không đổi nhưng số liên kết hiđrô là 2703. Loại đột biến đã phát sinh<br />
A. mất một cặp G - X.<br />
B. thêm 1 cặp nuclêôtit G – X.<br />
C. thay thế 1 cặp G – X thành 1 cặp A – T.<br />
D. thay thế 3 cặp A – T thành 3 cặp G – X.<br />
Câu 25: Ở một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Hãy xác định số NST có trong thể 1<br />
nhiễm?<br />
4<br />
<br />
A. 10<br />
<br />
B. 19<br />
<br />
C. 21<br />
<br />
D. 9<br />
<br />
Câu 26. Cho các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn.<br />
Phép lai: P. AaBbDd x aaBbDd, cho số kiểu gen, kiểu hình ở F1 là<br />
A. 18 kiểu gen, 18 kiểu hình.<br />
<br />
B. 18 kiểu gen, 8 kiểu hình.<br />
<br />
C. 8 kiểu gen, 18 kiểu hình.<br />
<br />
D. 8 kiểu gen, 18 kiểu hình.<br />
<br />
Câu 27. Ở mèo, gen B quy định màu lông đen nằm trên NST giới tính X, gen b quy định<br />
<br />
màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do B trội không hoàn toàn.<br />
Mẹ tam thể x bố đen, màu lông của mèo con là:<br />
A. Mèo ♀ 1 đen: 1 tam thể, mèo ♂100% hung<br />
B. Mèo ♀ 1 đen: 1 tam thể, mèo ♂1 đen: 1 hung<br />
C. Mèo ♀ 1 đen: 1 tam thể, mèo ♂ 100% đen<br />
D. Mèo ♀ 100% tam thể, mèo đực 1 đen: 1 hung<br />
Câu 28.Tỉ lệ hợp tử AABBHH từ phép lai AaBbHh x AaBbHh là:<br />
A 1/64<br />
<br />
B 32/64<br />
<br />
C 49/64 D 63/64<br />
<br />
Câu 29: Ở cà chua, 2n = 24. Có thể tạo ra tối đa số loại thể tam nhiễm là:<br />
A. 8<br />
<br />
B. 12<br />
<br />
C. 24<br />
<br />
D. 36<br />
<br />
Câu 30: Có 8 phân tử ADN ở trong nhân tế bào tiến hành tự nhân đôi một số lần, trong quá<br />
trình này đã tạo ra được 240 mạch pôlinuclêôtit hoàn toàn mới. Tế bào chứa các phân tử<br />
ADN nói trên đã phân bào mấy lần?<br />
A. 5 lần.<br />
<br />
B. 3 lần.<br />
<br />
C. 6 lần.<br />
<br />
D. 4 lần<br />
<br />
Câu 31. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân<br />
đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy<br />
định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P:<br />
XDXd <br />
<br />
AB<br />
ab<br />
<br />
AB<br />
ab<br />
<br />
X DY thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ<br />
<br />
chiếm tỉ lệ là 15%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi thân xám,<br />
cánh cụt, mắt đỏ là<br />
A. 3,75%<br />
<br />
B. 7,5%<br />
<br />
C. 1,25%<br />
<br />
D. 2,5%<br />
<br />
Câu 32: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li<br />
<br />
độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho<br />
hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có<br />
alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây hoa<br />
đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy<br />
5<br />
<br />