Phòng GD& ĐT A Lưới<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2011-2012<br />
Trường THCS Hồng Thượng<br />
MÔN: SINH HỌC 7<br />
Thời gian làm bài 45 phút<br />
<br />
Câu 1: (0,75 điểm)<br />
Nêu đặc điểm chung của động vật ?<br />
Câu 2: (1,75 điểm)<br />
Tại sao gọi là trùng biến hình ? Hãy mô tả quá trình bắt và tiêu hóa mồi của<br />
trùng biến hình.<br />
Câu 3: (1.0 điểm)<br />
Nêu các hình thức sinh sản của thủy tức.<br />
Câu 4: (2,5 điểm)<br />
a) Vẽ sơ đồ vòng đời giun đũa.<br />
b) Nêu các biện pháp để phòng ngừa nhiễm giun sán.<br />
Câu 5: (1,25 điểm)<br />
Trình bày cấu tạo và dinh dưỡng của trai sông thích nghi với lối sống ẩn<br />
mình trong bùn cát.<br />
Câu 6: (2,75 điểm)<br />
Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành chân khớp ?<br />
<br />
..................................................HẾT.............................................................<br />
<br />
Phòng GD& ĐT A Lưới<br />
Trường THCS Hồng Thượng<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2011-2012<br />
MÔN: SINH HỌC 7<br />
<br />
Hướng dẫn chấm và thang điểm<br />
Câu<br />
Nội dung<br />
- Có khả năng di chuyển.<br />
1<br />
- Có hệ thần kinh và giác quan.<br />
- Chủ yếu là dị dưỡng<br />
- Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo<br />
2<br />
thành chân giả.<br />
Vì thế cơ thể chúng luôn biến đổi hình dạng nên gọi là trùng biến hình.<br />
- Khi một chân giả tiếp cận mồi ( Vụn hữ cơ, tảo, vi khuẩn)<br />
- Lập tứ hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi<br />
- Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh<br />
- Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa nhờ dịch tiêu hóa<br />
- Sinh sản vô tính :<br />
3<br />
+ Bằng cách mọc chồi từ cơ thể mẹ<br />
+ Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên cơ thể mới.<br />
- Sinh sản hữu tính: Sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử.<br />
a) Sơ đồ vòng đời giun đũa<br />
4<br />
Giun đũa<br />
Trứng<br />
ấu trùng trong trứng<br />
Thức ăn sống<br />
Ruột Người<br />
Máu, tim, gan, phổi<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Điểm<br />
0,25 đ<br />
0,25 đ<br />
0,25 đ<br />
0,5 đ<br />
0,25 đ<br />
0,25 đ<br />
0,25 đ<br />
0,25 đ<br />
0,25 đ<br />
0,25 đ<br />
0,25 đ<br />
0,5 đ<br />
1,5đ<br />
<br />
Ruột non<br />
<br />
b) Các biện pháp phòng ngừa giun sán<br />
- Cần giữ gìn vệ sinh môi trường<br />
- Vệ sinh cá nhân<br />
- Vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm giun.<br />
- Cơ thể trai có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài được nối với nhau<br />
bằng dây chằng và cơ đóng mở vỏ<br />
- Trong vỏ trai là áo trai:<br />
+ Mặt trong áo trai phát triển tạo thành khoang áo, có ống hút nước và ống thoát<br />
nước<br />
+ Giữa có hai tấm mang<br />
+ Trong là thân trai<br />
+ Ngoài là chân trai hình rìu<br />
- Thức ăn (vụn hữu cơ, ĐVNS) theo dòng nước và oxi vào miệng và mang của<br />
trai rồi được lọc vào cơ thể<br />
* Đặc điểm chung<br />
- Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở bên ngoài và làm chỗ bám<br />
cho cơ.<br />
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau<br />
<br />
1,0đ<br />
<br />
0,25 đ<br />
0,5 đ<br />
<br />
0,5 đ<br />
0,5 đ<br />
0,5 đ<br />
<br />
- Sự phát triển, tăng trưởng gắn liền với sự lột xác<br />
* Vai trò thực tiễn<br />
1/ ích lợi<br />
- Làm thuốc chữa bệnh<br />
- Làm thực phẩm<br />
- Thụ phấn cho cây trồng.<br />
- làm thức ăn cho động vật khác.<br />
- Diệt các sâu bọ có hại<br />
- Làm sạch môi trường<br />
2/ Tác hại<br />
- Là động vật trung gian truyền bệnh.<br />
- Gây hại cho cây trồng<br />
- Làm hại cho sản xuất nông nghiệp.<br />
<br />
Giáo viên bộ môn<br />
Lê Thị Mỹ Hạnh<br />
<br />
0,25 đ<br />
1.0 đ<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />