UBND QUẬN TÂN BÌNH<br />
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN<br />
Đề tham khảo<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br />
NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
MÔN: SINH HỌC 7<br />
(Thời gian 45 phút – không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Câu 1(2 điểm): Khi bạn nhìn thấy giữa các cây hai bên bờ kênh, hoặc hai góc nhà cách<br />
nhau rất xa có kết một mạng nhện, các bạn hẳn sẽ băn khoăn: Nhện vừa không biết bơi cũng<br />
không biết bay thì nó làm cách nào mắc được "tấm lưới không trung" này vậy?<br />
Một trong những cách đó là: đầu tiên Nhện cố định tơ vào một điểm, còn mình treo trên sợi<br />
tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó nhả tơ ở núm tuyến tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây<br />
đối diện, đợi sau khi đến được mục đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài<br />
thích hợp liền cố định tơ lên trên điểm cố định mới.<br />
Quan sát hình sau, em hãy sắp xếp thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở Nhện và trình bày<br />
cụ thể các bước của tập tính này. Cho biết Nhện chăng lưới vào lúc nào?<br />
<br />
Câu 2 (2 điểm): Trùng sốt rét kí sinh trong máu người. Vì<br />
chu trình sinh sản của cá thể đồng loạt như nhau, nên sau<br />
khi sinh sản, chúng cùng lúc phá vỡ hàng tỉ hồng cầu gây<br />
cho bệnh nhân hội chứng “lên cơn sốt rét”. Trùng sốt rét<br />
cách nhật có chu kì sinh sản là 48 giờ, sốt rét ác tính có chu<br />
kì sinh sản là 24 giờ.<br />
Em hãy quan sát sơ đồ, trình bày vòng đời trùng sốt rét và<br />
giải thích nguyên nhân gây ra sốt rét cách nhật?<br />
Câu 3 (1,5 điểm): Ốc bươu vàng và Ốc sên là các động vật ngoại lai đang hiện diện tại<br />
Việt Nam và là mối nguy lớn cho nông nghiệp và môi trường sinh thái.<br />
Ốc bươu vàng được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975 ở miền Nam với vài cặp nuôi<br />
trong bể xi măng. Năm 1989, chúng được nhập bằng nhiều cách khác nhau như một nguồn<br />
thực phẩm cung cấp cho người và động vật nuôi. Ốc bươu vàng đã xâm nhập vào đồng<br />
ruộng ở Việt Nam và với điều kiện sinh thái phù hợp, chúng đã phát triển nhanh chóng, trở<br />
thành dịch hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa và rau muống. Hiện nay, ốc bươu<br />
vàng đã được ghi nhận ở hầu hết mọi miền đất nước.Trung bình mỗi năm, ốc bươu vàng<br />
“ăn” hết hơn 200.000ha lúa. Ngoài lúa, ốc bươu vàng còn hại tảo, rau muống, khoai sọ,<br />
trứng và được ví như máy nghiền vì có thể ăn liên tục trong 24 giờ.<br />
Ốc sên Có nguồn gốc phân bố từ lục địa châu Phi và loài ốc cạn ngoại lai xâm nhập vào<br />
Việt Nam từ những năm 1960, đến nay đã trở thành sinh vật gây hại cây trồng cạn từ vùng<br />
<br />
đồng bằng cho đến miền núi. Hàng năm vào khoảng tháng 3 là mùa sinh sản của ốc sên. Ở<br />
một số nơi như đồng bằng và trung du Bắc bộ, Tây Nguyên, ốc sên đã gây thiệt hại cho các<br />
vườn chuối, vườn rau, đậu và các cây trồng khác.<br />
Em hãy cho biết ốc bươu vàng và ốc sên thuộc ngành gì? Chúng có hại như thế nào? Hãy<br />
cho biết nơi sống, lối sống và kiểu vỏ đá vôi của Ốc sên.<br />
Câu 4 (2 điểm): Trên Thế giới với khoảng 100 triệu người nhiễm bệnh sán dây, tại Việt Nam<br />
bệnh có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, có khá nhiều loại sán dây ký sinh gây bệnh,<br />
chủ yếu là sán dây bò và sán dây heo. Bệnh liên quan đến tập quán ăn uống thịt heo hoặc<br />
thịt trâu bò chưa nấu chín. Do đó, không nên ăn thịt ở dạng sống (ăn tái, ăn nem sống...)<br />
Ngoài sán dây, hãy kể tên 2 đại diện ngành Giun dẹp mà em biết. Để phòng chống giun dẹp<br />
kí sinh , cần phải ăn uống, giữ vệ sinh như thế nào?<br />
Câu 5 (2 điểm): Em hãy nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói<br />
<br />
chung? Cho biết vai trò của lớp Sâu bọ?<br />
HẾT<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM ĐỀ THI<br />
Câu hỏi<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
1<br />
<br />
*C–B–D–A<br />
* 0.5đ<br />
*Chăng dây tơ khung- chăng dây tơ phóng xạ- chăng các sợi tơ *0.25đ/1 ý<br />
vòng- chờ mồi<br />
*0,5đ<br />
*Vào ban đêm<br />
TC: 2đ<br />
<br />
2<br />
<br />
*Vòng đời: Do muỗi Anophen truyền vào máu người. Chúng chui<br />
vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùn sốt rét<br />
mới, phá vỡ hồng cầu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác<br />
tiếp tục chu trình hủy hoại hồng cầu.<br />
1 đ/1 ý<br />
*Vì mỗi lần phá vỡ hồng cầu (ứng với lúc đó người bệnh lên cơn sốt<br />
rét) thì sau 48h quay lại chu trình sinh sản trùng sốt rét lại phá vỡ<br />
hồng cầu, lúc đó người bệnh lại lên cơn sốt rét, gọi là sốt rét cách<br />
nhật.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Ngành thân mềm<br />
* Phá hoại mùa màng,<br />
*Ở cạn<br />
* Bò chậm chạp<br />
* 1 vỏ xoắn ốc<br />
<br />
4<br />
<br />
*Sán lá máu, sán bã trầu..<br />
* Phòng bệnh:<br />
-Ăn chín, uống sôi<br />
- Không ăn thịt tái, nem sống<br />
- Rửa kĩ rau, quả trước khi ăn<br />
Tẩy giun sáng định kì 6 tháng/lần...<br />
<br />
-0,5đ<br />
*0,25đ/1 ý<br />
<br />
TC: 1,5đ<br />
*0,25đ/đại<br />
diện<br />
*0,5đ/biện<br />
pháp<br />
TC: 2đ<br />
<br />
5<br />
<br />
*Các đặc điểm:<br />
- Cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng<br />
- Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh<br />
- Hô hấp bằng ống khí<br />
* Vai trò:<br />
- Có lợi: Giúp thụ phấn ở cây trồng, Tiêu diệt sâu bọ có hại...<br />
- Có hại: Phá hoại cây trồng, Hút máu và truyền bệnh sang người và<br />
động vật...<br />
<br />
*0.5đ/1 ý<br />
<br />
*1đ/1 ý<br />
<br />
TC: 2,5đ<br />
<br />
KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI<br />
Các mức độ cần đánh giá<br />
Các chủ đề chính<br />
Bài 25: Nhện và sự<br />
đa dạng của lớp<br />
hình nhện<br />
Số câu<br />
Số điểm Tỉ lệ %<br />
<br />
Nhận biết<br />
<br />
Thông<br />
hiểu<br />
<br />
Vận dụng<br />
Thấp<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Cao<br />
<br />
Câu 1<br />
Số câu: 1 câu<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 2<br />
điểm<br />
<br />
2 điểm = 20%<br />
<br />
Bài 6: Trùng kiết lị<br />
và trùng sốt rét<br />
<br />
Câu 2<br />
Số câu: 1<br />
<br />
Số câu<br />
Số điểm Tỉ lệ %<br />
<br />
Số điểm:<br />
2 điểm<br />
<br />
Bài 21: Đặc điểm<br />
chung và vai trò<br />
của ngành thân<br />
mềm<br />
<br />
Câu 3<br />
<br />
Số câu<br />
Số điểm Tỉ lệ %<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm:<br />
1,5 điểm<br />
<br />
Số câu: 1 câu<br />
2 điểm = 20%<br />
<br />
Số câu: 1 câu<br />
1,5 điểm = 15%<br />
<br />
Bài 10: Một số<br />
giun dẹp khác và<br />
đặc điểm chung<br />
của ngành giun dẹp<br />
<br />
Câu 4<br />
Số câu: 1 câu<br />
Số câu: 1<br />
<br />
Số câu<br />
<br />
2 điểm = 20%<br />
<br />
Số điểm:<br />
2 điểm<br />
<br />
Số điểm Tỉ lệ %<br />
<br />
Bài 26: Châu chấu<br />
<br />
Câu 5<br />
Số câu: 1 câu<br />
<br />
Số điểm:<br />
2,5 điểm<br />
<br />
Số điểm Tỉ lệ %<br />
Số câu: 1<br />
Tổng số<br />
<br />
2,5 điểm = 25%<br />
<br />
Số câu: 1<br />
<br />
Số câu<br />
<br />
Số câu: 2<br />
<br />
Số câu: 2<br />
<br />
Số điểm: 2 Số điểm: 4 Số điểm:<br />
điểm<br />
điểm<br />
4 điểm<br />
<br />
Số câu: 5 câu<br />
10 điểm = 100%<br />
<br />