UBND QUẬN TÂN BÌNH<br />
TRƯỜNG THCS ÂU LẠC<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
Môn: Sinh học - lớp 8<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
<br />
Câu 1: (2điểm) Cơ thể người và động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn, có thể<br />
chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất là cơ thể rồi<br />
đến hệ thống cơ quan, cơ quan, mô, tế bào và phân tử. Trong đó, tế bào là đơn vị<br />
sống cơ bản về cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống. Tuy nhiên, cơ thể đa<br />
bào hiếm khi chỉ có một tế bào đơn độc thực hiện một chức năng nào đó, mà<br />
thường là một tập hợp tế bào (cùng chất gian bào) cùng nhau thực hiện, đó chính<br />
là mô. Trong cơ thể người có 4 loại mô chính: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết và<br />
mô thần kinh.<br />
Qua đoạn thông tin trên, em hãy cho biết:<br />
a. Khái niệm mô là gì?<br />
b. Hình ảnh dưới đây là loại mô nào? Cho biết đặc điểm cấu tạo và chức<br />
năng của loại mô đó?<br />
<br />
Câu 2 (2 điểm) Con người có nguồn gốc từ động vật vì thế con người được xếp vào lớp thú.<br />
Tuy nhiên, cấu tạo cơ thể người tiến hóa hơn so với cơ thể của thú để thích nghi với đời sống<br />
đi bằng 2 chân, tư thế đứng thẳng và lao động linh hoạt bằng đôi tay. Để đảm bảo được sự<br />
thích nghi đó, bộ xương người có những điểm tiến hóa hơn bộ xương .<br />
Em hãy dựa vào thông tin trong bảng dưới đây để chỉ ra các đặc điểm của bộ xương người<br />
phù hợp với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân?<br />
<br />
Câu 3 (2 điểm) Ông A thấy trong người không khỏe, thường xuyên thấy khó thở, tim đập<br />
nhanh, hồi hộp lo lắng. Ông A quyết đinh đi khám bác sĩ. Bác sĩ đã đo huyết áp cho ông và<br />
chỉ số huyết áp của ông là 140/90mmHg. Bác sĩ kết luận ông bị cao huyết áp.<br />
Bằng kiến thức đã học em hãy cung cấp thông tin giúp ông A:<br />
a. Huyết áp là gì?<br />
b. Chỉ số đo huyết áp 140/90mmHg có ý nghĩa gì?<br />
c. Để đảm bảo sức khỏe, hạn chế việc tăng huyết áp ông A cần có biện pháp gì? (2 biện<br />
pháp)<br />
Câu 4 ( 2 điểm) Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể<br />
con người có thể hấp thụ được. Hằng ngày, con người ăn rất nhiều các loại thức ăn để đảm<br />
bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipit, gluxit, vitamin,…có trong thức ăn cho<br />
cơ thể. Tuy nhiên, để cơ thể có thể sử dụng các chất dinh dưỡng trong thức ăn thì các chất cần<br />
phải có sự biến đổi nhờ enzim tiêu hóa. Ví dụ enzim amilaza trong tuyến nước bọt có thể biến<br />
đổi tinh bột chín thành đường man tô zơ, enzim pepsin biến đổi protein thành axit<br />
amin….v..v. Quá trình tiêu hóa được thực hiện ngay trong khoang miệng, rồi tới dạ dày và<br />
chủ yếu diễn ra ở ruột non. Nếu trong ăn phải thức ăn có ôi thiu, không hợp vệ sinh, có vi<br />
khuẩn và các chất độc hại thì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.<br />
Qua đoạn thông tin trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:<br />
a. Khi nhai cơm, bánh mì (các loại thức ăn có tinh bột chín) lâu trong miệng có hiện<br />
tượng gì? Vì sao?<br />
b. Để phòng tránh vấn đề ngộ độc thực phẩm, cần chú ý điều gì trong ăn uống?<br />
Câu 5. (2 điểm) Bạch cầu là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể<br />
<br />
chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Có 5 loại bạch cầu:<br />
bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu lympho và<br />
bạch cầu mônô. Để chống lại các vật thể lạ có hại xâm nhiễm cơ thể như virut, vi<br />
khuẩn, nọc ong…bạch cầu có các “hàng rào bảo vệ” chính là các hoạt động của<br />
bạch cầu như: Sự thực bào, tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên, tiêu diệt tế<br />
bào bị nhiễm bệnh.<br />
Qua thông tin trên và bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết:<br />
a. Hình ảnh dưới thể hiện cho hoạt động nào của bạch cầu?<br />
b. Bạch cầu nào thực hiện hoạt động đó?<br />
c. Dựa vào sơ đồ hãy trình bày diễn biến của hoạt động đó?<br />
<br />
UBND QUẬN TÂN BÌNH<br />
<br />
Trường THCS Âu Lạc<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
Tân bình, ngày 12 tháng 10 năm 2017<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI<br />
Bộ môn: Sinh học 8<br />
Năm học 2017 – 2018<br />
ĐỀ A<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
CÂU<br />
Câu 1<br />
<br />
a. Khái niệm mô: mô là tập hợp các tế bào<br />
chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng<br />
thực hiện một chức năng nhất định ( 1đ)<br />
b. Hình ảnh là mô thần kinh (0,5đ) / gồm các tế<br />
bào thần kinh và tế bào thần kinh đệm<br />
(0,25đ) / chức năng tạo nên hệ thần kinh<br />
(0,25đ)/tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin<br />
và điển khiển cơ quan trả lời kích thích<br />
(0,25đ).<br />
HS trả lời được 4 trong 5 ý- mỗi ý 0,5đ<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
-<br />
<br />
Cột sống cong ở 4 chỗ<br />
Lồng ngực nở rộng sang 2 bên<br />
Xương chậu nở, xương đùi lớn<br />
Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển,<br />
ngón ngắn<br />
Tay có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện 4<br />
ngón còn lại<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
a. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi<br />
máu vận chuyển trong hệ mạch (0,5đ)<br />
<br />
b. 140mmHg- huyết áp tối đa khi tâm thất co (0,5đ)<br />
Câu 3<br />
<br />
Câu 4<br />
<br />
Câu 5<br />
<br />
90mmHg- Huyết áp tối thiểu khi tâm thất<br />
dãn(0,5đ)<br />
c. HS trả lời 2 trong các ý dưới- mỗi ý 0,25đ<br />
- Không lao động quá sức<br />
- Không sử dụng các chất kích thích ( rượu, bia,<br />
thuốc lá…)<br />
- Không hoặc hạn chế ăn các thức ăn có hại cho<br />
tim mạch như mỡ động vật<br />
- Tiêm phòng và chữa trị các bệnh có hại cho tim<br />
mạch như thương hàn, cảm cúm<br />
- Khám sức khỏe định kì<br />
<br />
a. - Khi nhai cơm lâu trong miệng có vị ngọt(0,5đ)<br />
b. Vì enzim amilaza trong nước bọt biến đổi tinh bột<br />
trong cơm đường man to zơ ngọt(0,5)<br />
c. Hs trả lời đủ 4 ý- mỗi ý 0,25đ<br />
- Ăn chín uống sôi<br />
- Không ăn thức ăn ôi thiu<br />
- Đậy kín thức ăn tránh ruồi nhặng<br />
- Rau sống, trái cây phải rửa sạch<br />
<br />
a. Hoạt động thực bào của bạch cầu- 0,5đ<br />
b. Bạch cầu tham gia: bạch cầu trung tính, bạch<br />
cầu mônô- 0,5đ<br />
b. Diễn biến: mạch máu nở rộng / bạch cầu chui<br />
ra khỏi mạch máu / di chuyển tới ổ viêm /<br />
hình thành chân giả, bắt, nuốt và tiêu hóa vi<br />
khuẩn- mỗi ý 0,25đ<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
UBND QUẬN TÂN BÌNH<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Trường THCS Âu Lạc<br />
<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
MA TRẦN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
Bộ môn: Sinh học 8<br />
Năm học 2017 - 2018<br />
Tên Chủ đề<br />
(nội<br />
dung,chương…)<br />
1. Mô<br />
<br />
Số câu : 1<br />
Số điểm: Tỉ lệ %<br />
2. Tiến hóa của hệ<br />
vận động, vệ sinh<br />
hệ vận động<br />
<br />
Số câu : 1<br />
Số điểm: Tỉ lệ %<br />
3. Bạch cầu, miễn<br />
dịch<br />
<br />
Vận dụng<br />
Nhận biết<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Biết được bạch<br />
cầu tham gia<br />
và mô tả được<br />
diễn biến của<br />
bạch cầu.<br />
1,5đ<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
4. Vận chuyển máu Nêu được khái<br />
niệm huyết áp<br />
qua hệ mạch, vệ<br />
sinh hệ tim mạch<br />
<br />
Xác định<br />
được ý nghĩa<br />
của các giá<br />
trị trong chỉ<br />
số đo huyết<br />
áp<br />
<br />
Số câu : 1<br />
Số điểm: Tỉ lệ %<br />
5. Tiêu hóa ở<br />
khoang miệng<br />
<br />
Cấp độ cao<br />
<br />
Nắm được khái Xác định và<br />
niệm mô<br />
nêu được đặc<br />
điểm, chức<br />
năng của loại<br />
mô thông<br />
qua hình ảnh<br />
0,5đ<br />
1,5đ<br />
Xác định<br />
được các đặc<br />
điểm tiến hóa<br />
phù hợp với<br />
tư thế đứng<br />
thẳng, đi<br />
bằng 2 chân<br />
của người<br />
2đ<br />
Xác định<br />
được hoạt<br />
động của<br />
bạch cầu qua<br />
hình ảnh<br />
<br />
Số câu : 1<br />
Số điểm: Tỉ lệ %<br />
<br />
Cấp độ thấp<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
1đ<br />
Xác định<br />
được hiện<br />
tượng xảy ra<br />
khi tinh bột<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
1<br />
2đ = 20%<br />
<br />
1<br />
2đ = 20%<br />
.<br />
<br />
1<br />
2đ = 20%<br />
Vận dụng<br />
được kiến<br />
thức để đề ra<br />
biện pháp<br />
thích hợp để<br />
bảo vệ hệ tim<br />
mạch<br />
1<br />
2đ = 20%<br />
<br />
0,5đ<br />
Giải thích<br />
được lí do của<br />
hiện tượng<br />
thực tế<br />
<br />