intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 376

Chia sẻ: Tuyensinhlop10 Hoc247 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

37
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập sẽ trở nên đơn giản hơn khi các em đã có trong tay Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 376. Tham khảo tài liệu không chỉ giúp các em củng cố kiến thức môn học mà còn giúp các em rèn luyện giải đề, nâng cao tư duy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 376

  1. SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT GIA NGHĨA Năm học: 2017 ­ 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 376 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm) Câu 1: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của chất bán dẫn là không đúng? A. Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tạp chất có mặt trong tinh thể. B. Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng. C. Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn so với kim loại nhưng nhỏ hơn so với chất điện môi. D. Điện trở suất phụ thuộc rất mạnh vào hiệu điện thế. Câu 2: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với A. nhiệt độ  của vật dẫn trong mạch. B. hiệu điện thế hai đầu mạch. C. cường độ dòng điện trong mạch. D. thời gian dòng điện chạy qua mạch. Câu 3: Khi ghép nối tiếp n nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động   và điện trở  trong r thì  suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là A.   và nr. B.   và r/n. C. n  và nr. D. n  và r/n. Câu 4: Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ  tích được một   điện lượng là A. 2.10­6 C B. 8.10­6 C C. ­2.10­6 C D. 6.10­6 C Câu 5: Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là: A. Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng. B. Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau. C. Do sự va chạm của các electron với nhau. D. Cả B và C đúng. Câu 6: Cho một dòng điện không đổi trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2 (C). Sau 50   s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là A. 25 C B. 50 C C. 10 C D. 5 C Câu 7: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhân xét không đúng là A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. B. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn. C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F). D. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. Câu 8: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 16  J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là A.  5 2 J B. 8 J C. 5 J D.  5 3 / 2  J Câu 9: Nhận xét nào dưới đây là sai ? A. Muốn mạ bạc một vật kim loại thì vật đó phải đặt giữa anôt và catôt. B. Muốn mạ bạc một vật kim loại thì dung dịch điện phân phải là muối của bạc. C. Muốn mạ bạc một vật kim loại thì dòng điện qua bình điện phân phải là dòng điện một chiều. D. Muốn mạ bạc một vật kim loại thì anôt phải bằng bạc. Câu 10: Cho đoạn mạch điện trở  10  Ω, hiệu điện thế  2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ  của mạch là A. 120 J B. 24 kJ C. 40  J D. 2,4 kJ Câu 11: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì hút nhau 1 lực là 21  N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ A. hút nhau một lực bằng 44,1 N B. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N C. đẩy nhau một lực bằng 10 N D. hút nhau 1 lực bằng 10 N                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 376
  2. Câu 12: Bản chất của dòng điện trong chất khí là A. dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm, electron ngược  chiều điện trường. B. dòng chuyển dời có hướng của các electron ngược chiều điện trường. C. dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm ngược chiều điện  trường. D. dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện  trường. Câu 13: Một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động là 6,5 V/K, một đầu được giữ ở nhiệt độ 200C, đầu  kia được giữ ở nhiệt độ 4000C, Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là A. 182.10­3mV. B. 1820 V. C. 8,45.10­2mV. D. 2,47.10­3V. Câu 14: Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 3 C,  ­ 8 C và – 4 C, Khi cho chúng được tiếp   xúc với nhau thì điện tích của hệ là A. + 1 C B. – 11 C C. + 17 C D. – 9 C Câu 15: Một bình điện phân chứa dung dịch CuSO 4 và anot bằng Cu. Thời gian dòng điện I= 2A chạy qua   bình điện phân là 20phút. Biết ACu= 64, n= 2 khối lượng đồng bám vào catôt là A. 2,8g. B. 0,961g. C. 0,796g. D. 0,028g. Câu 16: Nguồn điện có suất điện động là  =10 V, điện trở  trong r= 2 Ω  . Nối hai cực của nguồn điện với   mạch ngoài gồm hai điện trở  R1= 10 Ω và R2= 20 Ω mắc nối tiếp với nhau. Cường độ  dòng điện chạy qua  mạch là: A. 1 A B. 0,3 A C. 0,6 A D. 9A Câu 17: Với định luật Ôm cho toàn mạch, công thức nào sau đây là sai: 2  =  U + Ir.  =  I(R + r). C. I=  . D. I =  . A.  B.  R r R r Câu 18: Điện trường là A. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong  nó. B. môi trường dẫn điện. C. môi trường không khí quanh điện tích. D. môi trường chứa các điện tích. Câu 19: Cho 12 pin giống nhau, mắc thành 3 dãy song song. Mỗi pin có suất điện động là 4V, điện trở trong là   1,5(Ω), suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là A. 4V, 1,5Ω. B. 16V, 6Ω. C. 16V, 2Ω. D. 4V, 4,5Ω. Câu 20: Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây? A. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước. B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường. C. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường. D. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường. Câu 21: Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng A. 1 N/C B. 1 J/C C. 1 J.C D. 1. J/N Câu 22: Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát A. các điện tích bị mất đi. B. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. C. vật bị nóng lên. D. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. Câu 23:  Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế  không đổi 200 V.   Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là A. 5000 V/m. B. 50 V/m. C. 800 V/m. D. 80 V/m. Câu 24: Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặc điểm đường sức điện là: A. Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín.                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 376
  3. B. Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. C. Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt  nhau. D. Các đường sức là các đường có hướng. PHẦN II. TỰ LUẬN (2,0 điểm) Một vật kim loại được mạ niken có diện tích S = 120 cm2. Tính bề dày của lớp niken mạ trên vật. Cho biết  dòng điện qua bình điện phân có cường độ I = 0,3A , thời gian mạ t = 5giờ, nguyên tử lượng,số Faraday,  hoá  trị và khối lượng riêng của niken lần lượt là A = 58,7(g); F=96500 C/mol;  n = 2 và D = 8,8.103 kg/m3 ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 376
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2