SỞ GD – ĐT NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2014-2015)<br />
Môn: Địa lý Lớp: 11 C.Trình Chuẩn<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II<br />
I. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá<br />
- Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến<br />
thức, kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học của các chủ đề: Nhật Bản, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa<br />
(Trung Quốc), khu vực Đông Nam Á.<br />
- Đánh giá năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ, sử dụng bản đồ, năng lực giải quyết vấn đề.<br />
- Nhằm công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, của tập thể lớp,<br />
giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của cá nhân, thúc đẩy, khuyến khích việc học tập của<br />
HS; tạo ra những căn cứ đúng đắn cho việc đánh giá kết quả học tập của HS<br />
- Thông qua KTĐG GV biết được những điểm đã đạt được, chưa đạt được của hoạt động dạy, học,<br />
giáo dục của mình, từ đó có kế hoạch điều chỉnh hoặc bổ sung cho công tác chuyên môn, hỗ trợ HS đạt<br />
những kết quả mong muốn.<br />
II. Hình thức kiểm tra:<br />
Hình thức kiểm tra tự luận<br />
III. Ma trận đề kiểm tra:<br />
Chủ đề<br />
Chủ đề 1<br />
Nhật Bản<br />
<br />
Sc: 1<br />
75%t.số<br />
điểm=7.5điểm<br />
Chủ đề 2<br />
<br />
Nhận biết<br />
Thông hiểu<br />
Trình bày vị trí địa lý và điều -Phân tích những thuận lợi<br />
kiện tự nhiên của Nhật Bản.<br />
và khó khăn về vị trí địa lí<br />
và điều kiện tự nhiên đến<br />
phát triển kinh tế - xã hội<br />
Nhật Bản.<br />
- Nhận xét thay đổi cơ cấu<br />
Xuất nhập khẩu qua các<br />
năm.<br />
Sc: 1/2<br />
Sc: 5/6<br />
20%=2.0điểm<br />
25%=2.5điểm<br />
<br />
Vận dụng<br />
Vẽ biểu đồ, xử lí số<br />
liệu thay đổi cơ cấu<br />
xuất nhập khẩu qua<br />
các năm.<br />
<br />
Sc: 2/3<br />
30%=3.0điểm<br />
<br />
Trình bày được một số đặc Giải thích được một số<br />
điểm kinh tế Đông Nam Á.<br />
đặc điểm kinh tế Đông<br />
Khu vực Đông<br />
Nam Á.<br />
Nam Á<br />
Sc: 1<br />
Sc: 1/2<br />
Sc: 1/2<br />
25%=2.5điểm<br />
15%=1.5điểm<br />
10%=1.0điểm<br />
Năng lực<br />
- Sử dụng bảng số liệu<br />
- Tư duy lãnh thổ<br />
- Giaỉ quyết vấn đề<br />
Sc: 3<br />
100%<br />
<br />
Sc: 1<br />
t.số 35%=3.5điểm<br />
<br />
Sc: 4/3<br />
35%=3.5điểm<br />
<br />
1<br />
<br />
Sc: 2/3<br />
30%=3.0điểm Sc: 2/3<br />
<br />
điểm=10.0điểm<br />
<br />
30%=3.0điểm<br />
<br />
SỞ GD – ĐT NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2014-2015)<br />
Môn: Địa lý Lớp: 11<br />
C.Trình Chuẩn<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
<br />
Câu 1: (3.5điểm)<br />
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đến phát triển kinh tế - xã<br />
hội Nhật Bản.<br />
Câu 2: (2.5điểm)<br />
Trình bày tình hình phát triển của ngành chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản của Đông nam<br />
Á. Tại sao chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính ở Đông Nam Á?<br />
Câu 3: (4.0điểm)Cho bảng số liệu:<br />
Cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm<br />
(Đơn vị: tỉ usd)<br />
Năm<br />
1990<br />
1995<br />
2000<br />
2001<br />
2004<br />
Xuất khẩu<br />
287,6<br />
443,1<br />
479,2<br />
403,5<br />
565,7<br />
Nhập khẩu<br />
235,4<br />
335,9<br />
379,5<br />
349,1<br />
454,5<br />
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu Nhật Bản qua các năm (1990-2004).<br />
b. Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản (1990-2004).<br />
<br />
----Hết----<br />
<br />
2<br />
<br />
V. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM<br />
ĐỀ 1<br />
TT<br />
Đáp án<br />
Thang điểm<br />
Câu 1<br />
(3.5điểm)<br />
- Vị trí địa lý:<br />
+ Là một quần đảo nằm ở phía Đông châu Á, gồm 4 đảo lớn thuận lợi cho<br />
0.5đ<br />
việc giao lưu kinh tế với bên ngoài bằng đường biển và phát triển du lịch<br />
biển.<br />
0.25đ<br />
+ Nằm gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam<br />
Á, giàu tài nguyên và đông dân, thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu<br />
và buôn bán, trao đổi hàng hóa.<br />
- Điều kiện tự nhiên:<br />
0.25đ<br />
+ Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, là nơi giao thoa giữa hai dòng biển<br />
nóng và lạnh nên có nhiều ngư trường lớn, rất thuận lợi cho phát triển tổng<br />
hợp kinh tế biển như dịch vụ cảng biển, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng<br />
thủy hải sản.<br />
0.25đ<br />
+ Địa hình núi với nhiều cảnh đẹp, suối khoáng nóng là điều kiện phát<br />
triển du lịch.<br />
0.25đ<br />
+ Khí hậu ôn đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn là điều<br />
kiện thuận lợi cho việc trồng cây xứ lạnh (lúa mì, khoai tây, củ cải đường)<br />
và cây xứ nóng (lúa gạo, dâu tằm...).<br />
0.25đ<br />
+ Sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc có giá trị thủy điện.<br />
0.25đ<br />
+ Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích tự nhiên lớn là điều kiện phát triển<br />
lâm nghiệp và bảo vệ môi trường.<br />
*Khó khăn:<br />
0.5đ<br />
+ Nghèo khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho ngành công nghiệp nặng.<br />
0.5đ<br />
+ Vị trí nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên hay có động đất, núi lửa,<br />
sóng thần, gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất.<br />
0.25đ<br />
+ Nằm ở vùng hay có bão, địa hình chủ yếu là đồi núi ( chiếm ¾ diện tích)<br />
và nhiều các đảo giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.<br />
0.25đ<br />
+ Sông nhỏ, ngắn, dốc nên lượng nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt<br />
còn thiếu.<br />
Câu 2<br />
<br />
(2.5điểm)<br />
Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải<br />
sản của Đông nam Á:<br />
-Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính. Trâu, bò được nuôi nhiều ở<br />
Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam; lợn được nuôi nhiều ở Việt<br />
Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a. Đông Nam Á cũng nuôi nhiều<br />
gia cầm.<br />
-Nhờ có lợi thế về sông, biển nên đánh bắt và nuôi trồng thủy , hải sản là<br />
ngành truyền thống và đang phát triển. Các nước đứng đầu về sản lượng cá<br />
khai thác là In-đô-nê-xi-a,Thái Lan, Phi-lip-pin, Việt Nam, ma-lai-xi-a.<br />
Chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính ở Đông Nam Á vì:<br />
-Trước đây: nền nông nghiệp nặng về độc canh lúa gạo để đảm bảo lương<br />
thực cho số dân đông và tăng nhanh. Chăn nuôi được xem là phụ, sử dụng<br />
phụ phẩm của cây lương thực, mục đích chủ yếu là lấy phân bón và sức<br />
3<br />
<br />
1.0đ<br />
<br />
0.5đ<br />
<br />
1.0đ<br />
<br />
kéo.<br />
-Các nước Đông Nam Á phần lớn vẫn là các nước đang phát triển, chưa<br />
chủ động đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc nên phát triển chăn nuôi các<br />
nước Đông Nam Á vẫn gặp nhiều khó khăn.<br />
-Hiện nay chăn nuôi được chú trọng phát triển để trở thành ngành sản xuất<br />
chính, với mục dích lấy thịt, sữa, trứng…nhưng đang ở trong qúa trình<br />
phát triển, nên vẫn chưa tương xứng với ngành trồng trọt.<br />
Câu 3<br />
<br />
(4.0điểm)<br />
a)Vẽ biểu đồ miền<br />
* Xử lí số liệu:(%)<br />
Yêu cầu:<br />
- Vẽ khung khoảng cách các năm khác nhau.<br />
- Tên, chú giải, chia tỉ lệ cân đối chính xác.<br />
b)Nhận xét:<br />
-Cơ cấu xuất nhập khẩu có sự thay đổi: tăng tỉ trọng nhập khẩu, tăng tỉ<br />
trọng xuất khẩu.(sl)<br />
-Cán cân xuất nhập khẩu dương,thay đổi qua các năm….(sl)<br />
<br />
1.0đ<br />
<br />
2.0đ<br />
<br />
1.0đ<br />
<br />
Ghi chú:<br />
Câu 1,: Khai thác và giải thích đúng cho điểm.<br />
Câu 2: Nếu HS nhận xét đúng nhưng không có dẩn chứng hoặc ngược lại cho nửa số điểm của ý đó.<br />
Câu 3:<br />
- Nếu HS nhận xét đúng nhưng không có số liệu chứng minh hoặc ngược lại cho nửa số điểm của ý<br />
đó.<br />
- Thiếu một trong các ý hoàn thiện biểu đồ trừ 0.25 đ.<br />
<br />
.<br />
<br />
4<br />
<br />