Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 561
lượt xem 5
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 của trường THPT Lương Phú Mã đề 561 dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 561
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II; NĂM HỌC 20162017 THÁI NGUYÊN Môn: Giáo dục công dân lớp 12 TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi: 561 Họ, tên thí sinh:....................................................................S ố báo danh:.............................. Câu 1: Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? A. Xúi giục người khác tự sát. B. Vu khống, bôi nhọ người khác C. Nói thẳng với người khác về thói xấu của họ. D. Điều khiển xe mô tô gây tai nạn chết người. Câu 2: Quy định tại khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 “không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang” là để bảo vệ quyền A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân. B. được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân. C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân. Câu 3: Quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định là: A. Quyền tự do kinh doanh. B. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. C. Quyền sở hữu công nghiệp. D. Quyền được tự do thông tin. Câu 4: Ông N đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến làm cháy gần 1 héc ta rừng đặc dụng gần khu di tích lịch sử văn hóa. Hành vi của ông là trái pháp luật về A. bảo vệ và phát triển rừng. B. bảo vệ nguồn lợi rừng C. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. D. bảo vệ di sản văn hóa Câu 5: Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước công cụ, phương tiện được xem là có vai trò nổi bật nhất là: A. Tiền tệ. B. Đạo đức C. Pháp luật. D. Văn hóa Câu 6: Khi phát hiện việc làm trái pháp luật của cá nhân, cơ quan,tổ chức, việc làm nào dưới đây của công dân sẽ bị pháp luật xử phạt ? A. Tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc theo dõi hành vi phạm pháp. B. Thu thập chứng cứ để thực hiện tố cáo. C. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. D. Không tố cáo vì không liên quan đến mình. Câu 7: Trong khi tuần tra, anh A (là cảnh sát khu vực) phát hiện B và C đang trộm cắp tài sản của ông H, anh A đã bắt được B, còn C bỏ chạy không bắt được. Sáng hôm sau, trên đường đi đến trụ sở cơ quan, anh A phát hiện C đang ngồi trong quán cà phê, anh A đã cùng đồng đội bắt được C; trong trường hợp này, việc bắt C là hành vi Trang 1/5 Mã đề thi 561
- A. bắt người trái pháp luật. B. bắt người theo đúng quy định của pháp luật. C. xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân. Câu 8: Việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước được cụ thể hóa qua văn bản luật nào sau đây? A. Luật tố tụng. B. Luật thuế thu nhập cá nhân. C. Luật lao động. D. Luật dân sự. Câu 9: Đối với sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa được xem là: A. Điều kiện. B. Cơ sở C. Tiền đề D. Động lực Câu 10: Pháp luật… quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội. A. ghi nhận và bảo đảm B. ban hành và thực hiện C. quy định và khuyến khích D. Chỉ đạo và tổ chức Câu 11: Pháp luật về phát triển văn hóa gồm nội dung nào dưới đây? A. Phòng chống tệ nạn xã hội. B. Dân số và giải quyết việc làm. C. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc D. Xóa đói, giảm nghèo. Câu 12: A tự ý đạp cửa xông vào nhà của B khi không được sự đồng ý của B; Trong trường hợp này A đã xâm phạm đến quyền nào của B? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D . Quyền sở hữu tài sản hợp pháp. B. Quyền tự do cư trú. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 13: Vai trò của nhà nước đối với vấn đề phát triển văn hóa là: A. Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. B. Khuyến khích tạo điều kiện các tổ chức cá nhân tiến hành các hoạt động văn hóa C. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc D. Tất cả các phương án trên. Câu 14: Học tập là một trong những? A. Trách nhiệm của công dân. B. Quyền của công dân. C. Nghĩa vụ của công dân. D. Quyền và nghĩa vụ của công dân. Câu 15: Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội được quy định trong văn bản Luật nào dưới đây? A. Luật Hôn nhân và gia đình. B. Luật Bảo vệ môi trường. C. Luật Giao thông đường bộ. D. Luật Trưng cầu ý dân. Câu 16: Hình thức xử lí cao nhất đối với người có hành vi tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác là bị A. xử phạt vi phạm hành chính. B. truy cứu trách nhiệm hình sự. C. xử phạt vi phạm kỷ luật. D. xử phạt vi phạm dân sự. Câu 17: Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam là ngày nào? A. 20 tháng B. 19 tháng 5 C. 18 tháng 5 D. 17 tháng 5 Trang 2/5 Mã đề thi 561
- Câu 18: Nội dung nào dưới đây là sai về quyền sáng tạo của công dân? A. Quyền tác giả. B. Quyền hoạt động khoa học và công nghệ. C. Quyền sở hữu công nghiệp. D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Câu 19: Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 20: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong A. Hiến pháp. B. các quy định của Nhà nước. C. Hiến pháp và luật. D. các văn bản do Nhà nước soạn thảo. Câu 21: Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt người thì những cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải bắt người theo đúng A. hướng dẫn của cấp trên. B. mệnh lệnh của cấp trên. C. trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. D. quy định và hướng dẫn của cơ quan điều tra Câu 22: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện: A. Chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. B. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống XH. C. Trong lĩnh văn hóa D. Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. Câu 23: Trong các sản phẩm sau thì sản phẩm nào không nằm trong quyền sáng tạo của công dân? A. Các tác phẩm yêu thích. B. Các tác phẩm báo chí C. Các nhãn hiệu hàng hóa D. Các tác phẩm nghệ thuật. Câu 24: Việc cộng điểm thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng theo khu vực thể hiện điều gì? A. Sự tôn trọng khi chênh lệch vùng miền. B. Sự bình đẳng. C. Sự thiên vị dành cho các vùng miền khác nhau. D. Sự thoải mái trong tâm lý người dân ở các vùng miền khác nhau. Câu 25: Việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm A. đời sống riêng tư của công dân. B. quyền tự do cư trú của công dân. C. chỗ ở của công dân. D. pháp luật. Câu 26: Với hình thức dân chủ gián tiếp, nhân dân thực hiện quyền làm chủ Nhà nước thông qua tổ chức nào dưới đây ? A. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. B. Quốc hội và Chính phủ. C. Quốc hội và Hội đồng nhân dân. D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân. Câu 27: Quyền nghiên cứu khoa học giành cho đối tượng nào dưới đây? A. Tất cả học sinh thuộc các bậc học B. Học sinh tiểu học và THCS C. Chỉ có các nhà khoa học. D. Sinh viên. Câu 28: Đối tượng nào dưới đây không có quyền giải quyết tố cáo? Trang 3/5 Mã đề thi 561
- A. Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định hành chính bị khiếu nại. B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. C. Bộ trưởng. D. Tộc trưởng trong dòng họ. Câu 29: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là: A. Công dân không có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh. B. Công dân muốn kinh doanh ngành nghề nào đó tùy thích, không cần các cấp chính quyền xác nhận. C. Mọi công dân đều không có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh tự do. D. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ nghành nghề nào theo sở thích của mình. Câu 30: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc khi thực hiện việc bầu cử ? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Gián tiếp. D. Bỏ phiếu kín. Câu 31: Quyền học tập của công dân được quy định tại ở đâu? A. Trong các văn bản quy phạm pháp luật. B. Trong Hiến pháp, luật giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác C. Trong hiến pháp. D. Trong luật giáo dục Câu 32: Công dân sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo trong trường hợp nào? A. Bầu ra người đại diện quyết định cho mình những công việc chung B. Giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước C. Xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Câu 33: Hành vi nào bị nghiêm cấm trong luật bảo vệ môi trường dưới đây? A. Chặt cây. B. Trồng rừng C. Buôn bán và vận chuyển chất ma túy. D. Nhập khẩu quá cảnh động vật chưa qua kiểm dịch. Câu 34: Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để nhân dân thể hiện điều gì thông qua các đại biểu do mình bầu ra ? A. Ý chí và nguyện vọng. B. Quan điểm và tư tưởng. C. Quyền lợi và nghĩa vụ. D. Trách nhiệm và bổn phận. Câu 35: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? A. Chính phủ B. Nhà nước C. Quốc hội D. Bộ quốc phòng an ninh Câu 36: Trường hợp nào sau dây không phải ai cũng có quyền bắt? A. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm. B. Người đang bị truy nã. C. Người bị phát hiện ngay sau khi thực hiện tội phạm. D. Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Câu 37: Nếu bắt gặp những việc làm trái pháp luật, vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân, em sẽ làm gì ? Trang 4/5 Mã đề thi 561
- A. Khuyến khích người khác đấu tranh, tố cáo. B. Mạnh dạn phê phán, đấu tranh, tố cáo. C. Khuyên người khác im lặng, không nên đấu tranh, tố cáo. D. Mượn tên người khác để đấu tranh, tố cáo. Câu 38: Kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát có thời hạn bao lâu để ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt ? A. 12 giờ. B. 24 giờ. C. 36 giờ. D. 48 giờ. Câu 39: Pháp luật có vai trò thế nào đối với công dân: A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ lợi ích của công dân. C. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu và lợi ích của công dân. Câu 40: Quyền tự do cơ bản nào là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động và tích cực tham gia vào các công việc của Nhà nước và xã hội? A. Quyền tự do lập hội. B. Quyền tự do cư trú. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền bí mật điện thoại, điện tín. HẾT Trang 5/5 Mã đề thi 561
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Công Bình - Mã đề 132
4 p | 284 | 37
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 564
5 p | 73 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 568
5 p | 63 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 432
5 p | 54 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 432
4 p | 52 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 434
4 p | 62 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 566
5 p | 64 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Toán lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 251
6 p | 70 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Công Bình - Mã đề 106
4 p | 51 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Toán lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Công Bình - Mã đề 628
5 p | 51 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Toán lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 258
6 p | 50 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 565
5 p | 98 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 561
5 p | 54 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 567
5 p | 116 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 561
5 p | 91 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Công Bình - Mã đề 357
6 p | 66 | 1
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Công Bình - Mã đề 628
4 p | 69 | 0
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Công Bình - Mã đề 209
5 p | 49 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn