intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2018 - THPT Trần Hưng Đạo - Mã đề 138

Chia sẻ: An Lạc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn Đề kiểm tra HK 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2018 - THPT Trần Hưng Đạo - Mã đề 138 giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2018 - THPT Trần Hưng Đạo - Mã đề 138

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2017­2018 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN HÓA HỌC LỚP 12 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG  ĐẠO Thời gian làm bài:50 phút;  Ngày thi : 04/5/2018 (34 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 138 A.TRẮC NGHIỆM: (6 điểm). Cho nguyên tử  khôi cac chât :O=16 ;H=1 ;C=12 ;N=14 ;S=32; He=4 ; Fe=56 ;Cu=64; ́ ́ ́   Zn=65 ;Mg=24 ;Al=27 ;Ca=40 ;Ba=137 ;Ag=108 ,Br=80 ,Na=23 ;K=39 ;Cl=35,5 ,Cr=52;  Sr=87 PHẦN CHUNG: DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC LỚP 12 Câu 1:  Cho kim loại Fe lần lượt phản  ứng với các dung dịch: FeCl 3, Cu(NO3)2, AgNO3,  MgCl2. Số trường hợp phản ứng hóa học xảy ra là: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 2: Nhận định nào sau đây sai ? A. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2 B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3 C. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4 D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3 Câu 3: M là kim loại phân nhóm chính nhóm I ; X là clo hoặc brom.Nguyên liệu để  điều  chế kim loại nhóm I là: A. MOH B. MX hoặc MOH C. MX D. MCl Câu 4: Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 đến khi có dư, các hiện tượng xảy  ra như thế nào A. Ban đầu dung dịch trong, sau đục dần B. Trong suốt cả quá trình, dung dịch bị đục C. Trong suốt cả quá trình, dung dịch trong D. Dung dịch từ từ đục, sau trong dần Câu 5: cho 3,36 gam Fe vào dung dịch 100ml H 2SO4 1,5M đặc nóng ,đến khi phản ứng xảy   ra hoàn toàn thu được khí SO2 (sản phẩm khử  duy nhất) và dung dịch X.Dung dịch X có   thể hòa tan tối đa m gam Cu.Gía trị của m là ? A. 1,6. B. 0,96. C. 1,92. D. 0,64. Câu 6:  Hòa tan hết 5,31 gam hỗn hợp Fe và Zn vào 400 ml dung dịch hỗn hợp X gồm   NaNO3  0,45M và H2SO4 1M thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí NO ( sản phẩm khử duy   nhất) đo  ở  đktc .Dung dịch Y hòa tan tối đa   m gam bột Fe và thu được V lít khí đo  ở  đktc.Gía trị của m và V là ? A. 10,08 gam và 2,24 lít. B. 12,32 gam và 3,136 lít. C. 12,32 gam và 3,136 lít. D. 12,32 gam và 2,24 lít. Câu 7: Để  nhận biết anion NO3­ có thể  dùng kim loại Cu và dung dịch H2SO4 loãng, đun  nóng vì A. tạo ra dung dịch có màu vàng B. tạo ra kết tủa màu xanh C. tạo ra khí có màu nâu D. tạo ra khí không màu, hóa nâu trong không khí                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 138
  2. Câu 8: Công thức phân tử cuả axit được tạo thành khi cho CrO3 tác dụng với H2O là: A. H2Cr2O7 B. H2CrO4 C. HCrO4 D. hỗn hợp H2CrO4và H2Cr2O7 Câu 9:  Cho  dãy  các  chất:  NH4Cl,  (NH4)2SO4,  NaCl,  MgCl2,  FeCl2,  AlCl3.  Số  chất  trong  dãy  tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2  tạo thành kết tủa là A. 1. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 10: Hòa tan 2,24 gam Fe bằng 600 ml HCl 0,2M thu được dung dịch X và khí H2.Cho  dung dịch AgNO3  dư  vào X thu được khí NO (sản phẩm khử  duy nhất ) và m gam kết   tủa.Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Gía trị của m là ? A. 20,46. B. 17,22. C. 14,72. D. 18,3. Câu 11: Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được  1,3875 gam muối. Kim loại đó là ? A. Sr. B. Ca. C. Ba. D. Mg. Câu 12:  Sau  bài thực hành hóa học, trong một số  chất thải  ở  dạng dung dịch, chứa các   ion : Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+… Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên ? A. Giấm ăn. B. HNO3. C. Nước vôi dư. D. Etanol. Câu 13: Nhận xét nào sau đây không đúng về kim loại kiềm? A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 với n nguyên và  1 < n 7 . B. Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối nên chúng có nhiệt độ  nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. C. Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch HCl thì kim loại kiềm phản ứng với dung môi  H2O trước, với axit sau. D. Kim loại kiềm khử H2O dễ dàng ở nhiệt thường giải phóng H2. Câu 14: Cho hỗn hợp rắn gồm Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản  ứng  thu được dung dịch X và chất rắn Y. Trong dung dịch X có chứa : A. FeSO4, Fe2(SO4)3) H2SO4 B. CuSO4, H2SO4 C. CuSO4, FeSO4, H2SO4 D. Fe2(SO4)3, CuSO4, H2SO4. PHẦN DÀNH CHO CÁC LỚP TỪ 12A1 ĐẾN 12A17 Câu 15: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là: A. Quặng Boxit B. Quặng pirit C. Quặng manhetit D. Quặng đolomit Câu 16: Cho các phát biểu sau: a>Dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 làm mất màu dung dịch KMnO4. b>Cr(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính và có màu lục thẫm. c>Cr2O3 tan được trong dung dịch axit  và kiềm loãng. d>Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. e>Kim loại Cu tác dụng với dung dịch gồm NaNO3 và H2SO4 (loãng). f>Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối. g>Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư. Số phát biểu đúng là A. 7. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 17: Cho các kim loại Fe, Cu, Zn, Ag. Có bao nhiêu kim loại tác dụng được với ion Fe 3+  ?                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 138
  3. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 18: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ.  Khí X là A. N2 B. N2O C. NO D. NO2 Câu 19: Cho các dd sau: H2SO4 loãng, HCl, HNO3 đặc nguội, NaOH loãng, CuCl2. Hỏi Cr  có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu dd? A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Câu 20: X là clo hoặc brom.Nguyên liệu để điều chế kim loại Ca là: A. CaCl2 hoặc  Ca(OH)2. B. CaX2 hoặc Ca(OH)2 C. Ca(OH)2 D. CaX2 Câu 21: Cho Na kim loại lượng dư vào dung dịch CuCl2 sẽ thu được kết tủa là: A. Cu B. NaCl C. Cu(OH)2 D. CuCl Câu 22: Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl 2 nóng chảy, quá trình nào xảy  ra ở catot ( cực âm) ? A. Mg2+ +  2e →  Mg. B. 2Cl– →  Cl2  +  2e. C. Mg → Mg2+ +  2e. D. Cl2  +  2e →  2Cl– . Câu 23: Crom được điều chế bằng phương pháp : A. nhiệt nhôm : Cr2O3 + 2Al   2Cr + Al2O3 dpnc B. điện phân Cr2O3 nóng chảy : 2Cr2O3     4Cr + 3O2 dpnc C. điện phân dung dịch CrCl3 : 2CrCl3     2Cr + 3Cl2 D. thuỷ luyện : 2CrCl3 + 3Zn   2Cr + 3ZnCl2 Câu 24: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là: A. Manhetit. B. Xiđehit. C. Hematit. D. Pirit. PHẦN DÀNH CHO CÁC LỚP TỪ 12A18 ĐẾN 12A20 Câu 25: Kim loại nào được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân ? A. Cs B. Li. C. Na D. Hg Câu 26: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. Fe2O3 B. FeO C. Fe2(SO4)3 D. Fe(OH)3 Câu 27: Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe? A. CuSO4, HCl B. HCl, CaCl2 C. CuSO4, ZnCl2 D. MgCl2, FeCl3 Câu 28: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là : A. 1e. B. 4e. C. 2e. D. 3e. Câu 29: Fe có số hiệu nguyên tử 26. Ion Fe2+ có cấu hình e là: A. [Ar]3d64s2 B. [Ar]3d34s2 C. [Ar]3d6 D. [Ar]3d5 Câu 30: Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước có tính cứng   tạm thời A. Cl– , SO42–, HCO3–, Ca2+ B. Ca2+ , Mg2+ , HCO3–. C. Ca2+ , Mg2+ , Cl–. D. Ca2+ , Mg2+ , SO42–.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 138
  4. Câu 31: Nguyên liệu sản xuất thép là : A. Gang. B. Quặng hematit. C. Quặng manhetit. D. Quặng pirit. Câu 32: Cấu hình e của 24Cr là: A. [Ar] 3d54s1 B. [Ar] 3d44s2 C. [Ar] 3d6 D. [Ar] 4s13d5 Câu 33: Cấu hình electron ngoài cùng của Al và Al3+ tương ứng lần lượt là: A. 2s2 2p6  , 3s2 3p1 . B. 3s2 3p1  ; 3s2 3p4. C. 3s2 3p1 ; 3s2 . D. 3s2 3p1 ; 2s2 2p6 . Câu 34: Chỉ ra đâu là phản ứng nhiệt nhôm : to A. 2Al  +  Fe2O3  2Fe  +  Al2O3 B. Al  +  4HNO3  Al(NO3)3 + NO  +  2H2O C. 2Al  +  2NaOH  +  2H2O   2NaAlO2  +  3H2 o t D. 4Al  +  3O2  2Al2O3 B. TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 1: (1đ) Thực hiện chuỗi phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện nếu có)  (1) (2) (3) (4) Fe FeCl 2 FeCl 3 Fe(OH)3 Fe2O3 Câu 2: (1đ) Không dùng quỳ tím, hãy phân biệt các chất khí sau bằng phương pháp hóa  học. Viết phương trình phản ứng : H2S, HCl, SO2, H2, CO2 Câu 3: (1đ) Cho 1,86 g hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư sau phản ứng thu  được 560 ml N2O ( đktc) là sản phẩm khử duy nhất . Tính khối lượng của mỗi kim loại  trong hỗn hợp ban đầu. Câu 4: (1đ)  Cho 23,2 gam Mg và Fe (tỉ  lệ  mol 3:7) phản  ứng với V lít dung dịch HNO3  2M , thu được 3,36 lít hỗn hợp khí N2O  và NO ( tỉ lệ mol 1:2) và còn 2,8 gam kim loại.Tìm  giá trị của V ? ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 138
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2