intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 004

Chia sẻ: Hoa Ninh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

40
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 004 giúp cho các em học sinh củng cố được các kiến thức thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 004

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2017 ­ 2018 MÔN LỊCH SỬ – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề)                                                                                                                                              Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 004 Câu 1. CMTS Anh diễn ra dưới hình thức: A. một cuộc nội chiến. B. một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. C. một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. D. một cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Câu 2. Tính chất cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có gì khác so với các cuộc  CMTS ở buổi đầu thời cận đại? A. Là một cuộc CMTS không triệt để. B. Là một chiến tranh GPDT – là một cuộc CMTS. C. Là một cuộc CMTS. D. Là một cuộc CMTS triệt để nhất. Câu 3. G. Oa­sinh­tơn (1732 – 1799) được coi là vị tổng thống thứ mấy trong lịch sử của nước Mĩ? A. Là vị Tổng thống thứ hai. B. Là vị Tổng thống thứ năm. C. Là vị Tổng thống đầu tiên. D. Là vị Tổng thống thứ ba. Câu 4. Tác gia nào dưới thời Nguyễn được vinh danh là danh nhân văn hóa của thế giới? A. Nguyễn Khuyến. B. Nguyễn Đình Chiểu. C. Nguyễn Trãi. D. Nguyễn Du. Câu 5. Quá trình đấu tranh thống nhất nước Đức được tiến hành bằng biện pháp nào? A. Vũ lực “từ trên xuống”. B. Cải cách “từ trên xuống”. C. Cải cách “từ dưới lên”. D. Vũ lực “từ dưới lên”. Câu 6. Lực lượng nào đã đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII? A. Lực lượng vua Lê. B. Lực lượng chúa Nguyễn. C. Lực lượng chúa Trịnh. D. Lực lượng quân Tây Sơn. Câu 7. Ngày 12/4/1861, giới chủ nô miền Nam (trong cuộc nội chiến ở Mĩ) gây ra cuộc nội chiến nhằm mục đích  gì? A. Chống lại tổng thống Lin­côn người của đảng Cộng hoà. B. Thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc. C. Tăng cường thế lực của chế độ nô lệ đang phát triển ở miền Nam. D. Duy trì chế độ nô lệ đang có nguy cơ bị sụp đổ. Câu 8. Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm 1785? A. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang. B. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động. C. Chiến thắng Bạch Đằng. D. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. Câu 9. Chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bởi một hiến pháp do quốc hội định   1/6 ­ Mã đề 004
  2. ra. Khái niệm trên dùng để nói về chế độ: A. độc tài quân sự. B. quân chủ lập hiến. C. cộng hoà. D. quân chủ chuyên chế. Câu 10.  Điểm chung thể  hiện mặt tiến bộ  giữa  Tuyên ngôn Độc lập  1776 của nước Mỹ  và  Tuyên ngôn Nhân  quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì? A. Đề cao quyền công dân và quyền con người. B. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. D. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. Câu 11. Tại sao sau cách mạng công nghiệp giai cấp vô sản ngày càng đông đảo.? A. Giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nên họ tập trung ngày càng đông. B. Quá trình phát triển công nghiệp cần phải có nhiều nhân công. C. Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất. D. Quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp làm cho nông dân trở thành giai cấp vô sản. Câu 12. Ngày 1/1/1649, vua Sác­lơ I bị xử tử. Anh thiết lập chế độ cộng hoà, CMTS Anh đã: A. giải quyết được vấn đề dân chủ. B. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. đạt đến đỉnh cao. D. hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc CMTS. Câu 13. Cuộc nội chiến ở Mĩ diễn ra trong những năm 1861 – 1865 được coi như cuộc CMTS lần 2 vì: A. Đã thủ tiêu được các thế lực bảo thủ cản trở sự phát triển của kinh tế TBCN. B. Đã xoá bỏ chế độ nô lệ, tạo điều kiện cho CNTB phát triển. C. Đã thủ tiêu được các thế lực bảo thủ, giải phóng nô lệ, tạo điều kiện cho CNTB phát triển. D. Đã hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản. Câu 14. Quốc hiệu đầu tiên của nước ta dưới thời Nguyễn là gì? A. Nam Việt. B. Việt Nam. C. Đại Nam. D. An Nam.  Câu 15. Hệ quả xã hội của CMCN ở các nước châu Âu từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX là gì? A. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho các ngành công nghiệp. B. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. C. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông. D. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu. Câu 16. Ý nào sau đây là điểm khác nhau cơ bản về nguyên nhân và tiền đề dẫn đến sự bùng nổ  của cách mạng tư  sản Pháp so với cách mạng tư sản Anh? A. Quần chúng nhân dân bị áp bức bóc lột nặng nề. B. Nhà vua có quyền lực tối cao và cai trị độc đoán.  C. Kinh tế TBCN phát triển. D. Xuất hiện trào lưu Triết học ánh sáng. Câu 17. Đâu là phát biểu đúng khi nói về ý nghĩa trọng đại của cuộc CMTS Anh? A. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm nô sang chế độ tư bản. B. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. C. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm nô sang chế độ phong kiến. D. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ tư bản sang chế độ phong kiến. Câu 18. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ khoảng thời gian nào? 2/6 ­ Mã đề 004
  3. A. Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XVIII. B. Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XVIII. C. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XVII. D. Từ cuối những năm 60 của thế kỷ XVIII. Câu 19. Phát biểu nào sau đây được coi là đúng khi nói về khái niệm CMTS? A. Là những cuộc cách mạng do giai cấp tiểu tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ (xoá bỏ) mọi tàn tích phong kiến, tạo  điều kiện cho CNTB phát triển. B. Là những cuộc cách mạng do giai cấp địa chủ lãnh đạo nhằm lật đổ (xoá bỏ) mọi tàn tích phong kiến, tạo điều  kiện cho CNTB phát triển. C. Là những cuộc cách mạng do giai cấp chủ nô lãnh đạo nhằm lật đổ (xoá bỏ) mọi tàn tích phong kiến, tạo điều  kiện cho CNTB phát triển. D. Là những cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ (xoá bỏ) mọi tàn tích phong kiến, tạo điều  kiện cho CNTB phát triển. Câu 20. Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất? A. Do giai cấp tư sản nắm quyền. B. Đã lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế. C. Đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Đã hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc CMTS. Câu 21. Ngày 4/7/1776, đại hội 13 thuộc địa Anh đã thông qua vấn đề gì? A. Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. B. Bản tuyên ngôn Nhân quyền. C. Bản tuyên ngôn Độc lập. D. Bản tuyên ngôn Dân quyền. Câu 22. Vai trò của trào lưu Triết học ánh sáng trong việc chuẩn bị cho cách mạng Pháp là gì? A. Phê phán chế độ phong kiến lạc hậu với những giáo lí lỗi thời. B. Là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp tư sản, dọn đường cho CM bùng nổ. C. Thể hiện cho tư tưởng dân chủ của giai cấp tư sản. D. Là tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản. Câu 23.  Ai là người đã cầu cứu vua Thanh, dẫn đến việc quân Thanh sang xâm lược nước ta vào năm 1788 –   1789? A. Kiều Công Tiễn. B. Lê Long Đĩnh. C. Lê Chiêu Thống. D. Nguyễn Ánh. Câu 24. Sau khi nhà Nguyễn được thành lập, bộ máy nhà nước được tổ chức theo mô hình thiết chế triều đại nào   trước đó? A. Nhà Hồ B. Nhà Lý. C. Nhà Trần. D. Nhà Lê sơ. Câu 25. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức mang tính chất như một cuộc CMTS vì: A. Đã hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản. B. Đã xoá bỏ rào cản phong kiến, tạo điều kiện cho CNTB phát triển. C. Đã xoá bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức. D. Đã xoá bỏ rào cản phong kiến, thống nhất thị trường dân tộc, tạo điều kiện cho CNTB phát triển. Câu 26. Nguyên nhân cơ  bản khiến nhà Lê sơ  đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất   nước? A. Do khởi nghĩa nông dân chống đối nhà nước phong kiến. B. Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi. C. Do vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ tranh giành quyền lực. 3/6 ­ Mã đề 004
  4. D. Do chính sách thần phục nhà Minh của nhà Lê sơ. Câu 27. Năm 1783, hoà ước ở Véc­xai (tại Pháp) được ký kết. Theo hoà nước này, Anh chính thức công nhận điều   gì đối với 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ? A. Nền hoà bình. B. Nền độc lập. C. Nền dân chủ. D. Nền tự do. Câu 28. Điểm chung trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các triều đại phong kiến trước đó là gì? A. Phục tùng Phương Tây. B. Bắt Lào, Chân Lạp thần phục lại. C. Hạn chế, không quan hệ với phương Tây. D. Thần phục nhà Thanh. Câu 29. Hậu quả nghiêm trọng của quá trình tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam diễn   ra trong suốt thế kỷ XVI – XVIII đó là gì? A. Đất nước bị chia cắt thành hai Đàng: Đàng Trong và Đàng Ngoài. B. Chính quyền nhà Lê sơ suy sụp, họ Trịnh thâu tóm quyền lực chi phối nhà Lê. C. Đất nước ngày càng khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng. D. Đặt đất nước đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược. 4/6 ­ Mã đề 004
  5. Câu 30. Hiến pháp năm 1793 (thời kỳ chuyên chính Giacobanh) của nước Pháp tuyên bố xoá bỏ điều gì? A. Chế độ nô lệ. B. Mọi quyền tự do dân chủ. C. Chế độ tư hữu. D. Sự bất bình đẳng về đẳng cấp. Câu 31. Ai là người đã cầu cứu vua Xiêm, dẫn đến việc quân Xiêm sang xâm lược nước ta vào năm 1784 – 1785? A. Nguyễn Ánh. B. Nguyễn Hoàng. C. Trần Ích Tắc. D. Lê Chiêu Thống. Câu 32. Ý nào phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. B. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước. C. Thống nhất hoàn toàn đất nước. D. Đánh bại quân xâm lược Xiêm và Thanh. Câu 33. Cục diện Nam – Bắc triều diễn ra trong khoảng thời gian nào và đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa các  tập đoàn phong kiến nào? A. Từ 1627 ­ 1672, giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn. B. Từ 1545 ­ 1572, giữa các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh – Mạc. C. Từ 1527 ­ 1592, giữa các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh – Mạc. D. Từ 1545 ­ 1592, giữa các tập đoàn phong kiến Mạc – Nguyễn. Câu 34. Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng là gì? A. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh. B. Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. C. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên. D. Chia cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Câu 35. Nội dung nào sau đây không phải là tiền đề của cuộc cách mạng công nghiệp? A. Nguồn nhân công đông đảo. B. Những cải tiến về kỹ thuật. C. Có sự hậu thuẫn của tôn giáo. D. Có nguồn vốn lớn. Câu 36. Con sông nào được lấy làm ranh giới chia cắt giữa 2 miền Đàng Trong và Đàng Ngoài giai đoạn thế  kỷ  XVI – XVIII? A. Sông Gianh. B. Sông Bến Hải. C. Sông Thạch Hãn. D. Sông Lam. Câu 37. Đến giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là gì? A. “Nước công nghiệp hiện đại”. B. “Công xưởng của thế giới”. C. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”. D. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp”. Câu 38. Tầng lớp nào đã đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển đưa cách mạng tư sản Pháp đến thành  công? A. Quần chúng nhân dân. B. Quý tộc C. Tăng lữ D. Tư sản. Câu 39. Trong CMTS Anh, thành phần giai cấp lãnh đạo có gì khác so với các cuộc CMTS  ở  buổi đầu thời cận   đại? A. Liên minh giữa tư sản và chủ nô. B. Liên minh giữa tư sản và nông dân. C. Liên minh giữa tư sản và tiểu tư sản. D. Liên minh giữa tư sản và quý tộc mới. 5/6 ­ Mã đề 004
  6. Câu 40. Cuộc khủng hoảng chính trị ­ xã hội ở nước ta vào đầu thế kỷ XVI đã: A. tạo điều kiện cho quân Minh xâm lược nước ta. B. làm triều Lê sơ sụp đổ. C. dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ. D. dẫn đến cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ 6/6 ­ Mã đề 004
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2