ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM 2012<br />
<br />
ĐỀ<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10<br />
Thời gian: 90 phút<br />
<br />
Câu 1 (3đ):<br />
Hãy tìm các luận điểm cho đề văn sau?<br />
Đề bài:<br />
Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch,<br />
đẹp?<br />
Câu 2 (7đ):<br />
Phân tích đoạn thơ trong “Trao duyên” (trích Truyện Kiều- Nguyễn Du):<br />
“Chiếc vành với bức tờ mây,<br />
Duyên này thì giữ vật này của chung.<br />
Dù em nên vợ nên chồng,<br />
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.<br />
Mất người còn chút của tin,<br />
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.<br />
Mai sau dù có bao giờ,<br />
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.<br />
Trông ra ngọn cỏ lá cây,<br />
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.<br />
Hồn còn mang nặng lời thề,<br />
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.<br />
Dạ đài cách mặt khuất lời,<br />
Dưới xin giọt nước cho người thác oan.”<br />
<br />
ĐÁP ÁN VÀ DÀN Ý:<br />
Câu 1:<br />
Hãy tìm các luận điểm cho đề văn sau?<br />
Đề bài: Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xan,<br />
sạch, đẹp?<br />
Gồm các luận điểm sau:<br />
a- Môi trường là gì (môi trường tự nhiên) (1đ)<br />
b- Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường (1đ).<br />
c- Làm thế nào để tham gia bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp (1đ)?<br />
Câu 2:<br />
1- Yêu cầu:<br />
* Kiến thức: Nắm được đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của cả đoạn trích.<br />
* Kĩ năng: Biết xác định yêu cầu của đề bài, viết văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ dựa<br />
trên dàn ý .<br />
2- Dàn ý:<br />
A- Mở bài (1đ):<br />
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Trao duyên”<br />
- Giới thiệu đoạn thơ theo yêu cầu của đề bài.<br />
B- Thân bài (7đ):<br />
- Thuý Kiều trao kỉ vật cho Thuý Vân nhưng vẫn muốn sự hiện diện ở trong những kỉ<br />
vật ấy. Thực chất Kiều đang phải chia lìa với mối tình đầu (3đ).<br />
+ “Chiếc vành với bức tờ mây”, “phím đàn với mảnh hương nguyền”: kỉ vật của kỉ<br />
niệm mối tình đầu (trong đêm thề nguyền) gợi tình yêu sâu nặng.<br />
+ “Duyên này thì giữa vật này của chung”: “Của chung” (của Kiều- Kim- Vân), “của<br />
tin” ( tình yêu chia lìa nhưng niềm tin vẫn khắc ghi trong kỉ vật).<br />
+ Trao kỉ vật cho vân, nhưng Kiều càng nhớ lại kỉ niệm trong đêm thề nguyền, nó sẽ<br />
mãi mãi đi theo cuộc đời Kiều “Mai sau dù có bao giờ- Đốt lò hương ấy so tơ phóm<br />
này” và càng đau đớn hơn bao giờ hết.<br />
- Kiều hình dung ra cái chết: Bởi cảm thấy hụt hẫng, tuyệt vọng, cuộc sống vô nghĩa<br />
khi không còn tình yêu => Tâm trạng đau đớn, xót xa (2đ).<br />
C- Kết bài (1đ):<br />
- Khẳng định đoạn thơ:<br />
<br />
+ Thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du.<br />
+ Mâu thuẫn trong tâm trạng nhân vật Kiều: trao kỉ vật mà nỗi đâu đớn, xót xa càng<br />
dân trào khi phải vĩnh biệt mối tìn<br />
<br />