SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH<br />
TRƢỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2<br />
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10<br />
Chƣơng trình: CƠ BẢN<br />
(Thời gian kiểm tra: 90 phút)<br />
PHẦN TRẮC NGHIỆM:15 câu (3 điểm)<br />
Câu 1: Trong lịch sử phát triển của tiếng Việt, chữ quốc ngữ bắt đầu được sử dụng rộng<br />
rãi trong văn chương vào thời kì nào?<br />
A. Thời kì Pháp thuộc<br />
B. Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc<br />
C. Thời kì dựng nước<br />
D. Sau Cách mạng tháng Tám.<br />
Câu 2: Dòng nào nói đúng nỗi niềm của Kiều trong hai câu thơ sau?<br />
Trông ra ngọn cỏ lá cây<br />
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về<br />
(Trao duyên, trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)<br />
A. Kiều tin rằng nàng ra đi chắc chắn sẽ có ngày trở lại<br />
B. Kiều hình dung oan hồn mình sẽ về theo gió<br />
C. Kiều hẹn rằng đến mùa thu nàng sẽ về thăm gia đình<br />
D. Kiều biết rằng nàng sẽ ra đi không bao giờ về thăm gia đình được nữa<br />
Câu 3: Từ “đồ hồi ” trong câu : “Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi có nghĩa là?<br />
A. Mưu đồ bá vương.<br />
B. Mưu tính việc khôi phục lại.<br />
C. Sự bồi hồi , thao thức.<br />
D. Mưu đồ quay lại.<br />
Câu 4: Dòng nào nói đúng nội dung của đoạn trích Nỗi thương mình ( trích Truyện<br />
Kiều-Nguyễn Du) ?<br />
A. Thân phận đau đớn, tủi nhục của Kiều ở chốn lầu xanh và ý thức về nhân phẩm của<br />
nàng.<br />
B. Nỗi buồn đau của Kiều ở chốn lầu xanh và niềm nhớ thương gia đình da diết.<br />
C. Tâm trạng đau xót của Kiều ở chốn lầu xanh và ước mơ giải thoát của nàng khỏi<br />
vũng bùn nhơ.<br />
D. Sự chấp nhận của Kiều ở chốn lầu xanh và tâm trạng bi quan của nàng.<br />
<br />
Câu 5: Trong bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương, đâu không phải là<br />
nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời ?<br />
A. Do chế độ thi cử của nhà nước<br />
B. Do người có học thì ít để ý đến thơ ca<br />
C. Do thời gian làm hủy hoại các thư tịch<br />
D. Do chỉ thi nhân mới thấy hết cái đẹp của thơ ca<br />
Câu 6: Dòng nào sau đây lí giải đúng về chủ đề văn bản ?<br />
A. Thể hiện những điều tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe.<br />
B.Thể hiện sự quan tâm và chiều sâu nhận thức của tác giả về cuộc sống.<br />
C. Thể hiện khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.<br />
D. Thể hiện nội dung tư tưởng và tình cảm chủ đạo của tác giả.<br />
Câu 7: Trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều-Nguyễn Du), dòng nào<br />
dưới đây hiểu đúng về từ in đậm trong hai câu thơ ?<br />
Quyết lời dứt áo ra đi<br />
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.<br />
A. Tượng trưng cho khát vọng phi thường của Từ Hải.<br />
B. Ví Từ Hải – người anh hùng như chim bằng cưỡi gió bay cao<br />
C. Tả thiên nhiên rộng lớn trong không gian Từ Hải dứt áo ra đi<br />
D. Dự báo về tương lai rực rỡ, huy hoàng của người anh hùng Từ Hải<br />
Câu 8: . Hai câu: Nước trời : một sắc, phong cảnh : ba thu<br />
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.<br />
( Trích Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán<br />
Siêu)<br />
sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?<br />
A..Dùng điển tích B. So sánh.<br />
C. Ẩn dụ.<br />
D. Đối<br />
Câu 9: Đoạn trích sau đây thể hiện ý gì ?<br />
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,<br />
Voi uống nước, nước sông phải cạn.<br />
Đánh một trận sạch không kình ngạc,<br />
Đánh hai trận tan tác chim muông.<br />
( Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)<br />
A. Uy lực phi thường của nghĩa quân Lam Sơn.<br />
<br />
B. Quân đông, voi nhiều, đánh nhanh, thắng mạnh.<br />
C. Sức mạnh của quân Lam Sơn và sự sụp đổ không thể cứu vãn của quân Minh.<br />
D. Sự thất bại hoàn toàn của quân Minh.<br />
Câu 10: Câu nào là câu sai ngữ pháp trong những câu sau?<br />
A. Con gấu đã bị hắn hạ gục bằng một nhát dao. B. Bằng một nhát dao, hắn đã hạ<br />
gục con gấu.<br />
C. Nhát dao hạ gục con gấu của hắn. D. Hắn đã hạ gục con gấu bằng một nhát dao.<br />
Câu 11: Đâu là đặc điểm cơ bản của nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi?<br />
A. Nhân vật chính là người anh hùng. B. Tính cách nhân vật nhất quán.<br />
C. Tâm lí nhân vật phức tạp.<br />
D. Mỗi hồi xuất hiện một nhân vật mới.<br />
Câu 12: Trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( bản diễn Nôm Chinh<br />
phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm), hình ảnh “ rủ thác đòi phen” được hiểu như thế nào ?<br />
A. Buông xuống cuốn lên nhiều lần<br />
B. Thác mấy phen hết nước<br />
C. Buông xuống cuốn lên<br />
D. Rủ nhau cùng chết<br />
Câu 13: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau?<br />
Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là cảm hứng về……con người.<br />
A. số mệnh.<br />
B. thân phận..<br />
C. cuộc sống.<br />
D. cuộc đời.<br />
Câu 14: Ngâm khúc được viết theo phương thức nào?<br />
A. Tự sự.<br />
B. Nghị luận.<br />
C. Trữ tình.<br />
D. Thuyết minh.<br />
Câu 15:Trong tác phẩm Phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu cho rằng nguyên nhân<br />
chính làm nên chiến thắng của quân ta là gì ?<br />
A. Có chiến thuật đúng dắn.<br />
B. Có thời thế thuận lợi<br />
C. Có địa thế hiểm trở<br />
D. Có anh hùng hào kiệt.<br />
PHẦN TỰ LUẬN:7 điểm<br />
Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Nỗi thương mình (Trích Truyện KiềuNguyễn Du)<br />
<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
ĐÁP ÁN VĂN 10 CƠ BAN<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm)<br />
Gồm có 15 câu, mỗi câu đúng được 0,2 điểm.<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ).<br />
1 2 3 4 5 6<br />
A B B A A B<br />
001<br />
D D C A A B<br />
002<br />
C D D C A A<br />
003<br />
C A B B D B<br />
004<br />
<br />
7<br />
A<br />
B<br />
B<br />
C<br />
<br />
8<br />
D<br />
C<br />
C<br />
C<br />
<br />
9<br />
A<br />
B<br />
D<br />
A<br />
<br />
10 11 12 13 14 15<br />
C B A B C D<br />
C A D B D D<br />
A D B D B B<br />
D C D B A B<br />
<br />
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7điểm)<br />
1. Yêu cầu cần đạt: :<br />
- Học sinh phân tích được diễn biến tâm trạng của nhân vật Kiều.<br />
-Nắm vững ngheä thuaät mieâu taû noäi taâm nhaân vaät ñaëc saéc cuûa taùc giaû.<br />
-Bài làm cần nêu rõ nội dung và những thủ pháp nghệ thuật được thể hiện qua đoạn<br />
thơ; biết cách trình bày rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lưu loát:<br />
a. Nội dung:<br />
Học sinh phân tích đoạn trích để làm rõ tâm trạng đau đớn vì nhân phẩm bị vùi dập<br />
của nhân vật Thúy Kiều và tiếng nói nhân đạo cuả nhà văn Nguyễn Du.Các ý cụ thể như<br />
sau:<br />
- Sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại: quá khứ êm đềm hạnh phúc thật là ngắn ngủi,<br />
còn hiện tại đau đớn, nhục nhã, ê chề thì kéo dài lê thê và không có lối thoát.<br />
- Nỗi đau đớn, tủi nhục giày vò tâm trạng Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh lầu<br />
xanh một cách bất đắc dĩ.<br />
- Nỗi xót xa thân phận và ý thức tự thương mình trước cảnh đời bất hạnh.<br />
- Sự đồng cảm, xót thương của Nguyễn Du đối với Thúy Kiều nói riêng và những<br />
người phụ nữ bị vùi dập tàn nhẫn trong xã hội phong kiến nói chung.<br />
b. Để diễn tả thành công tâm trạng của nhân vật Kiều trong đoạn trích, tác giả<br />
đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật:<br />
- Sử dụng câu hỏi tu từ để thể hiện tâm trạng giày vò, đau đớn của nhân vật.<br />
- Nghệ thuật đối lập: giữa quá khứ và hiện tại.<br />
- Sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ gợi nhiều liên tưởng, thể hiện cuộc đời bất<br />
hạnh bị vùi dập tàn nhẫn của Thúy Kiều.<br />
<br />
- Vận dụng thành ngữ một cách sáng tạo: dày gió dạn sương,bướm chán ong<br />
chường.<br />
- Nghệ thuật độc thoại nội tâm, thể hiện sâu sắc nỗi đau và ý thức tự thương mình<br />
của nhân vật.<br />
2. Cách cho điểm:<br />
-Mở bài : 0.5 điểm.<br />
-Kết luận: 0.5 điểm.<br />
- Ý a: 4điểm; ý b: 2điểm.<br />
Lƣu ý: Điểm tối đa chỉ dành cho những bài làm đảm bảo yêu cầu về kiến thức, diễn đạt<br />
trôi chảy, mạch lạc, lôgíc, có cảm xúc và không mắc nhiều lỗi chính tả.<br />
----------- HẾT ---------<br />
<br />