intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2013 - THPT chuyên Lê Quý Đôn

Chia sẻ: Tieu Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

32
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các em cùng tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2013 - THPT chuyên Lê Quý Đôn, đề thi gồm 2 phần trắc nghiệm và phần viết sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập và nâng cao kiến thức. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì kiểm tra!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2013 - THPT chuyên Lê Quý Đôn

ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM 2013<br /> <br /> ĐỀ<br /> <br /> MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10<br /> Trường: THPT chuyên Lê Quý Đôn<br /> <br /> CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN<br /> I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất<br /> 1. Trong đoạn thơ sau, tác giả có sử dụng kiểu điệp tu từ gì ở từ "với"?<br /> "Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả, cây già,<br /> Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,<br /> Với khi thét khúc trường ca dữ dội,<br /> Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng."<br /> (Trích Nhớ rừng - Thế Lữ)<br /> A. Điệp cách quãng.<br /> liên hoàn).<br /> C. Điệp nối tiếp.<br /> <br /> B. Điệp bắc cầu (điệp<br /> D. Điệp đầu cuối.<br /> <br /> 2. Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:<br /> "Gà eo óc gáy sương năm trống,<br /> Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên,<br /> Khắc giờ đằng đẵng như niên,<br /> Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa"<br /> (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)<br /> Trong khổ thơ, thời gian chờ đợi đối với người chinh phụ trở nên thật đáng sợ vì nó:<br /> A. Rất u buồn.<br /> <br /> B. Rất dài.<br /> <br /> C. Rất lạnh lùng.<br /> <br /> D. Rất ngắn.<br /> <br /> 3. Ngôn ngữ nghệ thuật được dùng chủ yếu và trước hết là ở lĩnh vực nào?<br /> A. Nghiên cứu khoa học<br /> <br /> B. Văn chương nghệ thuật<br /> <br /> C. Hành chính công vụ<br /> <br /> D. Báo chí công luận<br /> <br /> 4. Câu văn sau đây dùng thừa từ nào:<br /> "Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất."<br /> A. chiếc<br /> <br /> B. để<br /> <br /> C. nhất<br /> <br /> D. bắc<br /> <br /> 5. "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi ra đời trong hoàn cảnh nào?<br /> A. Khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mới bắt đầu.<br /> B. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi.<br /> C. Trước khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi.<br /> D. Khoảng một năm sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc.<br /> 6. Cụm từ "thẳng rong" trong câu thơ "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong"<br /> (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) được hiểu theo nghĩa văn cảnh là:<br /> A. Đi thẳng<br /> <br /> B. Đi vội<br /> <br /> C. Đi nhanh<br /> <br /> D. Đi liền một mạch<br /> <br /> 7. Câu nào sau đây diễn đạt đúng bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật:<br /> A. Ngôn ngữ nghệ thuật không liên quan gì đến ngôn ngữ đời thường.<br /> B. Ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ đời thường.<br /> C. Ngôn ngữ nghệ thuật là nguồn gốc để chắt lọc ra ngôn ngữ đời thường.<br /> D. Ngôn ngữ nghệ thuật được chắt lọc từ ngôn ngữ đời thường.<br /> 8. Khẳng định Truyện Kiều của Nguyễn Du là một công trình sáng tạo vì:<br /> A. Nguyễn Du không chuyển dịch văn bản Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm<br /> Tài Nhân mà chỉ vay mượn cốt truyện, từ đó sáng tạo nên một tác phẩm hoàn toàn mới<br /> bằng thể thơ dân tộc với cảm hứng mới, nhận thức, lý giải theo cách riêng của ông.<br /> B. Nguyễn Du đã chuyển dịch tác phẩm văn xuôi tự sự của Thanh Tâm Tài Nhân<br /> sang thể loại thơ lục bát của Việt Nam.<br /> C. Nguyễn Du tự sáng tác cốt truyện dựa trên "những điều trông thấy", những điều<br /> mà chính ông chứng kiến trong cuộc đời đầy thăng trầm của mình, và ông tự chọn thể<br /> loại.<br /> D. Nguyễn Du học tập Thanh Tâm Tài Nhân và muốn thể nghiệm đề tài viết về<br /> người kỹ nữ - người phụ nữ tài hoa bạc mệnh - bằng một truyện thơ Nôm với thể thơ lục<br /> bát dân tộc.<br /> 9. Bài "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" của Thân Nhân Trung thuộc thể loại nào?<br /> <br /> A. Kí văn bia.<br /> <br /> B. Cáo.<br /> <br /> C. Truyền kỳ.<br /> <br /> D. Hịch.<br /> <br /> 10. Chi tiết hoang đường, thần kỳ về sự hiển linh của Trần Quốc Tuấn sau khi chết trong<br /> truyện "Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn" (trích Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô<br /> Sĩ Liên) có ý nghĩa gì?<br /> A. Thể hiện Trần Quốc Tuấn là con người giàu tài năng và có đức độ lớn lao.<br /> B. Thể hiện Trần Quốc Tuấn là con người hết lòng trung nghĩa, đặt nợ nước lên trên<br /> tình nhà, đặt chữ trung lên trên chữ hiếu.<br /> C. Thể hiện tư tưởng mê tín dị đoan của một bộ phận người dân.<br /> D. Thể hiện lòng yêu kính, cảm phục, sự tôn sùng của nhân dân đối với tài năng và<br /> đức độ của vị anh hùng dân tộc.<br /> 11. Tuyển tập thơ "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương đã tuyển chọn các tác<br /> phẩm của các nhà thơ sáng tác trong khoảng thời gian:<br /> A. Từ thời Trần đến thời Tiền Lê.<br /> <br /> B. Trong thời Trần.<br /> <br /> C. Từ thời Lý đến thời Trần.<br /> <br /> D. Từ thời Lý đến thời Tiền Lê.<br /> <br /> 12. "Nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt: có người<br /> thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phác họa đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra một<br /> cái gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở nông thôn, có người sở trường về<br /> dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở thành thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị ca<br /> dao…"<br /> Đoạn văn trên muốn nói tới đặc điểm nào của ngôn ngữ nghệ thuật?<br /> A. Tính hình tượng<br /> Tính truyền cảm<br /> <br /> B. Tính đa nghĩa<br /> <br /> C. Tính cá thể hóa D.<br /> <br /> II. TỰ LUẬN: (7 điểm)<br /> Anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao<br /> duyên” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2