ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM 2013<br />
<br />
ĐỀ<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10<br />
Trường: THPT Lê Thánh Tông<br />
<br />
Câu 1: (3 điểm).<br />
Đồng cảm và chia sẻ là nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay. Anh/chị hãy trình bày<br />
ý kiến của mình về nếp sống ấy.<br />
Câu 2: (7 điểm).<br />
Anh/chị hãy phân tích tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn thơ sau đây:<br />
"...Cậy em, em có chịu lời,<br />
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.<br />
Giữa đường đứt gánh tương tư,<br />
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.<br />
Kể từ khi gặp chàng Kim,<br />
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.<br />
Sự đâu sóng gió bất kì,<br />
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.<br />
Ngày xuân em hãy còn dài,<br />
Xót tình máu mủ thay lời nước non.<br />
Chị dù thịt nát xương mòn,<br />
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.<br />
Chiếc vành với bức tờ mây,<br />
Duyên này thì giữ vật này của chung.<br />
Dù em nên vợ nên chồng,<br />
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.<br />
Mất người còn chút của tin,<br />
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”<br />
(Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2006)<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM<br />
<br />
1<br />
<br />
Câu 1( 3 điểm)<br />
1.Yêu cầu kĩ năng:<br />
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, kết<br />
cấu hợp lí, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc có sức thuyết phục; không mắc các lỗi chính<br />
tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
2. Yêu cầu kiến thức: Cần đảm bảo các nội dung sau:<br />
Câu 1 Nội dung<br />
* Mở bài:<br />
<br />
Điểm<br />
0,5<br />
<br />
Sự cần thiết của thái độ đồng cảm và ý thức sẻ chia trong xã<br />
hội hiện nay.<br />
* Thân bài: Có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần<br />
làm rõ các ý sau:<br />
1. Giải thích<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Đồng cảm là có chung mối cảm xúc, sự cảm thông, rung<br />
cảm trước mọi việc, một người nào đó trong cuộc sống.<br />
- Chia sẻ là hành động quan tâm, san sẻ vật chất và tinh thần<br />
giữa người với người.<br />
- Đồng cảm và chia sẻ đề là biểu hiện của tình người, của ý<br />
thức vì người khác.<br />
2. Chứng minh<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Trong cuộc sống không thể thiếu đi tình thương yêu, sự<br />
quan tâm giữa người với người<br />
+ Khi gặp người bị nạn, người sống cô đơn không nơi<br />
nương tựa.<br />
+ Khi một người bạn, người thân có chuyện buồn, …<br />
2<br />
<br />
+ Trên thế giới và ở nước ta có nhiều tổ chức nhân đạo, cứu<br />
trợ ra đời giúp đỡ những con người bất hạnh. Đó là chiếc cầu<br />
tinh thần kết nối mọi người. Riêng ở nước ta còn có nhiều<br />
phong trào gắn liền với tình hình cụ thể ở đất nước (kể tên).<br />
3. Bình luận<br />
<br />
1,0<br />
<br />
- Tác dụng:<br />
+ Đồng cảm, chia sẻ giúp con người ta có một điểm tựa, một<br />
sự giúp đỡ, động viên khi vấp ngã, thất bại hoặc mắc sai lầm<br />
trong cuộc sống đầy phức tạp và biến cố.<br />
+ Đồng cảm, chia sẻ chính là động lực hướng con người tới<br />
những điều tốt đẹp.<br />
+ Khi đồng cảm, chia sẻ trở thành ý thức và thói quen được<br />
phổ biến rộng khắp, nó sẽ trở thành nếp sống đẹp, nó là cơ<br />
sở để hình thành các giá trị nhân văn trong cuộc sống của<br />
của con người.<br />
- Để có thể đồng cảm, chia sẻ với người khác, bản thân cần<br />
có:<br />
+ Sự nhạy cảm để cảm nhận những điều đang tồn tại và có<br />
những điều còn đang ẩn kín trong tâm hồn con người.<br />
+ Lòng nhân hậu, vị tha sẵn sàng giúp đỡ người khác.<br />
+ Sự hiểu biết để cân nhắc và lựa chọn những gì đáng làm,<br />
nên làm cho người khác để sống tốt hơn, cho mình được<br />
sống có ý nghĩa hơn.<br />
- Phê phán: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến<br />
vấn đề bàn luận (thái độ thờ ơ, vô cảm, … trong cuộc sống<br />
hiện nay).<br />
- Đề xuất ý kiến cá nhân: cần tham gia các phong trào nhân<br />
đạo của xã hội phù hợp với khả năng của mình, sống gắn bó<br />
với mọi người xung quanh. Sống quan tâm và chia sẻ với<br />
mọi người.<br />
<br />
3<br />
<br />
* Kết bài:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Ý nghĩa sâu xa của đồng cảm chia sẻ là tạo nên những con<br />
người có phẩm chất người cao quý, tạo nên một xã hội đầy<br />
tình người.<br />
<br />
Câu 2 ( 7 điểm)<br />
1.<br />
Yêu cầu kĩ năng : Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, xác định được yêu<br />
cầu của đề bài, bố cục hợp lí, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện, văn viết lưu loát,<br />
không mắc lỗi diễn đạt , dùng từ, đặt câu, ngôn ngữ trong sáng, giàu biểu cảm.<br />
2.<br />
<br />
Yêu cầu kiến thức: Cần đảm bảo những nội dung sau:<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
2<br />
<br />
* Mở bài: Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả Nguyễn<br />
Du, tác<br />
<br />
0,75<br />
<br />
phẩm "Truyện Kiều", đoạn trích “Trao duyên” và tâm<br />
trạng Thúy Kiều qua 18 câu đầu trong đoạn trích.<br />
* Thân bài: có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau<br />
nhưng cần làm rõ các ý sau:<br />
-<br />
<br />
Kiều nhờ cậy Vân:<br />
<br />
1,25<br />
<br />
+ “Cậy”: có ý nương tựa, gửi gắm, tin tưởng nơi quan hệ<br />
ruột thịt, hi vọng tha thiết .<br />
+ “Chịu”: một sự bắt buộc, nài ép<br />
+ "Lạy, thưa”: tạo không khí trang trọng, thiêng liêng<br />
<br />
Lời lẽ được lựa chọn thật khéo léo, tế nhị mà chính xác<br />
- Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim, thắm thiết<br />
nhưng mong manh, nhanh tan vỡ:<br />
<br />
1,25<br />
<br />
4<br />
<br />
+ “Giữa đường đứt gánh”: tình cảm dang dở.<br />
+ “Mặc em”: Mọi việc đành phó thác, phó mặc cho em,<br />
dở hay gì cũng chịu.<br />
Bốn câu thơ đã nói hết tình trông cậy, uỷ thác và cố<br />
thuyết phục em của Thúy Kiều<br />
- Kiều trao duyên cho em với lời tha thiết, tâm huyết: lấy<br />
tình máu mủ để tác động em, dù có chết cũng ngậm cười<br />
thanh thản.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
- Kiều trao kỉ vật dùng dằng, nửa trao, nửa níu: Duyên này 1,25<br />
thì giữ, vật này của chung. Nhịp thơ ngắt đôi, bẻ gãy tâm<br />
trạng. Từ “của chung”: tâm trạng mâu thuẫn, phức tạp.<br />
Nàng trao duyên nhưng không trao tình. Kiều rơi vào trạng<br />
thái đau đớn, bế tắc.<br />
*Nghệ thuật:<br />
<br />
0,75<br />
<br />
- Ngôn ngữ đối thoại khéo léo, sâu sắc, thấu lí đạt tình<br />
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, phù hợp<br />
- Từ ngữ chọn lọc, biểu cảm.<br />
* Kết bài:<br />
<br />
0,75<br />
<br />
- Đoạn trích thể hiện chân thật, sâu sắc diễn biến tâm trạng<br />
của nhân vật Thúy Kiều khi trao duyên. Tâm trạng đi theo<br />
diễn biến tăng dần: từ bình tĩnh, khéo léo, khôn ngoan đến<br />
đau xót, mâu thuẫn...<br />
- Đoạn trích còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều:<br />
trân trọng tình yêu, hi sinh quên mình vì hạnh phúc của<br />
người thân.<br />
<br />
5<br />
<br />