PHÒNG GIÁO DỤC<br />
BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II<br />
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7<br />
Thời gian làm bài 90 phút<br />
<br />
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).<br />
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời<br />
đúng.<br />
1. Nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ ?<br />
A. Là một thể loại văn học dân gian<br />
B. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh<br />
C. Là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt<br />
D. Là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân<br />
2. Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ ?<br />
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.<br />
B. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.<br />
C. Ếch ngồi đáy giếng.<br />
D. Giấy rách phải giữ lấy lề.<br />
3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công nhất trong truyện ngắn “Sống chết<br />
mặc bay” là gì ?<br />
A. Tương phản<br />
B. Tăng cấp<br />
C. Tăng cấp và liệt kê<br />
D. Tương phản và tăng cấp<br />
4. Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” sử dụng phép lập luận gì ?<br />
A. Giải thích<br />
B. Chứng minh<br />
C. Giải thích và chứng minh<br />
D. Giải thích và bình luận<br />
5. Trường hợp nào sau đây làm cho bài văn nghị luận không có tính thuyết phục cao?<br />
A. Lý lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận<br />
B. Lí lẽ và dẫn chứng chưa được thừa nhận<br />
C. Luận điểm tương đối rõ ràng, chính xác<br />
D. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm<br />
1<br />
<br />
6. Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” rút gọn thành phần nào ?<br />
A. Thành phần chủ ngữ<br />
B. Thành phần vị ngữ<br />
C. Thành phần trạng ngữ<br />
D. Thành phần định ngữ<br />
7. Câu nào dưới đây không phải câu đặc biệt ?<br />
A. Mùa xuân !<br />
B. Một hồi còi.<br />
C. Trời đang mưa.<br />
D. Dòng sông quê anh.<br />
8. Thế nào là câu chủ động ?<br />
A. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động, hướng vào người, vật khác.<br />
B. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của một người khác hướng vào.<br />
C. Câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ.<br />
D. Câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ.<br />
* Đọc câu văn: “Cối xay tre nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc.” và trả lời<br />
các câu 9 và 10:<br />
9. Trạng ngữ trong câu văn trên là:<br />
A. cối xay tre<br />
B. nặng nề quay<br />
C. từ ngàn đời nay<br />
D. xay nắm thóc<br />
10. Trạng ngữ trong câu trên thuộc loại nào ?<br />
A. Trạng ngữ chỉ thời gian<br />
B. Trạng ngữ chỉ phương tiện<br />
C. Trạng ngữ chỉ điều kiện<br />
D. Trạng ngữ chỉ mục đich<br />
* Đọc câu văn “Tre là cánh tay của người nông dân” và trả lời câu hỏi 11, 12:<br />
11. Vị ngữ của câu văn trên gồm từ “là” cộng với:<br />
A. một cụm danh từ<br />
B. một cụm động từ<br />
C. một cụm tính từ<br />
D. một cụm chủ vị.<br />
2<br />
<br />
12. Mục đích của câu trần thuật trên là gì ?<br />
A. Giới thiệu<br />
B. Miêu tả<br />
C. Định nghĩa<br />
D. Đánh giá<br />
13. Câu “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc câu gì ?<br />
A. Câu định nghĩa<br />
B. Câu miêu tả<br />
C. Câu đánh giá<br />
D. Câu tồn tại<br />
14. Từ “đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” là phó từ có ý nghĩa gì ?<br />
A. Chỉ quan hệ thời gian<br />
B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự<br />
C. Chỉ mức độ<br />
D. Chỉ khả năng<br />
15. Chèo là loại kịch hát múa dân gian kể chuyện diễn tích được phổ biến rộng rãi ở<br />
vùng Nam Bộ. Nhận xét này đúng hay sai ?<br />
A. Đúng<br />
B. Sai<br />
16. Điểm giống nhau giữa ca Huế và chèo là:<br />
A. Đều là những sinh hoạt văn hoá dân gian<br />
B. Đều là loại hình sân khấu dân gian<br />
C. Đều có nguồn gốc từ nhạc dân gian và nhạc cung đình<br />
D. Đều biểu diễn về ban đêm trên thuyền<br />
II. Tự luận (6 điểm): Chọn một trong hai đề sau:<br />
Đề 1. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống<br />
khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại<br />
phong kiến. Hãy chứng minh nhận định trên.<br />
Đề 2. Nhân dân ta có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Hãy làm rõ ý của người<br />
xưa qua câu tục ngữ này.<br />
<br />
3<br />
<br />
TRƯỜNG THCS HIỆP PHƯỚC<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II<br />
<br />
NHƠN TRẠCH – ĐỒNG NAI<br />
<br />
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7<br />
Thời gian làm bài 90 phút<br />
<br />
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).<br />
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng.<br />
1. Những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?<br />
A. Giúp người lao động có được cuộc sống an nhàn, sung túc<br />
B. Giúp người lao động sống gắn bó với thiên nhiên hơn<br />
C. Giúp người lao động yêu công việc của mình hơn<br />
D. Giúp người lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao<br />
động<br />
2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?<br />
A. Uống nước nhớ nguồn.<br />
B. Ăn cháo đá bát.<br />
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.<br />
D. Uống nước nhớ người đào giếng.<br />
3. Bài văn: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đề cập đến lòng yêu nước của<br />
nhân dân ta ở lĩnh vực nào ?<br />
A. Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm<br />
B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước<br />
C. Trong công cuộc đấu tranh giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc<br />
D. Hai ý A và B<br />
4. Dẫn chứng trong bài văn: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và<br />
sắp xếp theo trình tự nào ?<br />
A. Từ hiện tại trở về quá khứ<br />
B. Từ hiện tại đến tương lai<br />
C. Từ quá khứ đến hiện tại<br />
D. Từ quá khứ đến hiện tại, tới tương lai<br />
5. Hai câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê. Nhưng cũng<br />
có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” là hai câu bị động. Nhận xét này<br />
đúng hay sai ?<br />
A. Đúng.<br />
<br />
B. Sai<br />
<br />
1<br />
<br />
6. Cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và<br />
Phan Bội Châu” được tác giả dùng với dụng ý gì ?<br />
A. Để gây sự chú ý cho người đọc<br />
B. Để trực tiếp vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa của Va-ren<br />
C. Để nói lên quan điểm của Va-ren về những việc mình làm<br />
D. Để nói lên quan điểm của người đọc về những việc làm của Va-ren<br />
7. Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết ?<br />
A. Vì Bác có năng khiếu văn chương<br />
B. Vì bác sinh ra ở nông thôn<br />
C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác<br />
D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được<br />
8. Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?<br />
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiêc<br />
thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình<br />
đất nước, trai hiền, gái lịch.”<br />
A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng<br />
B. Nói lên sự bí từ của người viết<br />
C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết<br />
D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó<br />
9. Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau ?<br />
A. Mẹ đi làm.<br />
B. Hoa nở.<br />
C. Bạn học bài chưa ?<br />
D. Tiếng sáo diều !<br />
10. Câu “Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày mỗi<br />
nhiều.” thuộc kiểu câu gì ?<br />
A. Câu bị động.<br />
B. Câu chủ động<br />
C. Câu đặc biệt<br />
D. Câu rút gọn<br />
11. Văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” của Đặng Thai Mai được viết theo phương<br />
thức biểu đạt nào ?<br />
A. Nghị luận<br />
B. Biểu cảm<br />
2<br />
<br />