TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NH: 2011-2012)<br />
Môn: Ngữ văn 7<br />
Thời gian: 90 phút<br />
<br />
Đề: ......<br />
I. Trắc nghiệm khách quan: (3đ) Thời gian làm bài: 20 phút<br />
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.Mỗi câu đúng đạt<br />
0.25đ.<br />
Câu 1: Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết:<br />
A.Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.<br />
B. Uống nước nhớ nguồn<br />
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.<br />
D. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.<br />
Câu 2: Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp:<br />
A<br />
B<br />
1.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.<br />
a/ Phạm văn Đồng<br />
2. Ý nghĩa văn chương.<br />
b/ Hồ Chí Minh<br />
c/ Hoài Thanh<br />
Câu 3: Câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào là:<br />
A. Câu chủ động.<br />
B. Câu bị động.<br />
C. Câu rút gọn.<br />
D. Câu đặc biệt.<br />
Câu 4: Trong các câu sau, câu chủ động là:<br />
A. Con ngựa được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.<br />
B. Người ta đã chặt cây phượng vĩ ấy đi.<br />
C. An được thầy giáo khen.<br />
D. Diều được thả trên cánh đồng.<br />
Câu 5: Tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại:<br />
A. Truyện ngắn<br />
B. Tiểu thuyết<br />
C. Tùy bút<br />
D. Bút kí<br />
Câu 6: Giá trị nhân đạo của tác phẩm Sống chết mặc bay là:<br />
A. Thể hiện sự căm thù của tác giả với giai cấp thống trị.<br />
B. Thể hiện sự thương cảm của tác giả với cuộc sống lầm than cơ cực với người dân.<br />
C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên khốc liệt.<br />
D. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.<br />
Câu 7: Ca Huế hình thành từ :<br />
A. Ca nhạc dân gian.<br />
B. Dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi.<br />
C. Ca nhạc cung đình.<br />
D. Ca nhạc hiện đại.<br />
Câu 8: Câu văn: “ Trời ơi! Mửa thốc mửa tháo, mửa ồng ộc, mửa đến cả ruột.” ( Nam Cao)<br />
Xét về ý nghĩa, tác giả đã sử dụng kiểu liệt kê:<br />
A. Liệt kê theo từng cặp.<br />
B. Liệt kê không theo từng cặp.<br />
C. Liệt kê tăng tiến.<br />
D. Liệt kê không tăng tiến.<br />
Câu 9: Dấu chấm lửng trong văn sau có tác dụng:<br />
“ Cuốn tiểu thuyết được viết trên ... bưu thiếp”<br />
A. Tỏ ý ca ngợi.<br />
B. Tỏ ý khẳng định.<br />
C. Tỏ ý hài hước.<br />
D. Tỏ ý ngạc nhiên.<br />
Câu 10: Lớp em muốn nhà trường sửa chữa chiếc quạt trần vừa mới bị hỏng. Em sẽ thay mặt lớp viết văn<br />
bản:<br />
A. Báo cáo<br />
B. Thông báo<br />
C. Đề nghị<br />
D. Đơn<br />
Câu 11: Công dụng của dấu gạch ngang là:<br />
<br />
A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu, nối các tiếng trong những từ<br />
mượn gồm nhiều tiếng.<br />
B. Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng, nối các từ trong một liên danh.<br />
C. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu, nối các tiếng trong những từ<br />
mượn gồm nhiều tiếng, đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.<br />
D. Nối các từ trong một liên danh.<br />
Câu 12: Trong các tình huống sau, tình huống cần viết văn bản báo cáo:<br />
A. Em bị ốm không thể đi học được.<br />
B. Sự hối hận của bản thân sau khi bị mắc lỗi.<br />
C. Kết quả của chuyến đi sưu tầm văn học dân gian địa phương.<br />
D. Lí do em phải chuyển trường năm học mới.<br />
II. Tự luận: (7đ)<br />
<br />
Thời gian làm bài: 70 phút<br />
<br />
Câu 1: ( 2đ)<br />
- Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu?<br />
- Tìm và phân tích cụm chủ- vị trong câu: Chúng tôi đoán rằng bạn Nam sẽ đạt giải nhất.<br />
Câu 2: ( 5đ)<br />
Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- Nin: “ Học, học nữa, học mãi.”<br />
<br />
ĐÁP ÁN:<br />
I. Trắc nghiệm: ( 3đ)<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
1<br />
D<br />
<br />
2<br />
1- b<br />
2-c<br />
<br />
3<br />
B<br />
<br />
4<br />
B<br />
<br />
5<br />
A<br />
<br />
6<br />
B<br />
<br />
7<br />
B<br />
<br />
8<br />
C<br />
<br />
9<br />
D<br />
<br />
10<br />
C<br />
<br />
11<br />
C<br />
<br />
12<br />
C<br />
<br />
II. Tự luận: ( 7đ)<br />
Câu 1: - Nêu đầy đủ khái niệm về Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu? ( 1đ)<br />
- Tìm được cụm c-v (0.5đ) và phân tích được cụm c-v làm thành phần gì (0,5đ)<br />
Chúng tôi // đoán rằng bạn Nam / sẽ đạt giải nhất.<br />
c’<br />
v’<br />
C<br />
V<br />
+ Cụm c’-v’ làm phụ ngữ cho động từ “đoán”<br />
Câu 2: (5đ) Dàn bài cho đề văn: Học, học nữa, học mãi.<br />
* Hình thức: (1đ)<br />
- Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.<br />
* Nội dung: (4đ)<br />
I. Mở bài: (0.5đ)<br />
- Dẫn vào đề: Phong trào học tập hiện nay.<br />
- Giới thiệu câu nói của Lê-Nin: Học, học nữa, học mãi.<br />
II. Thân bài:<br />
1. Giải thích ý nghĩa của lời nói:( 1đ)<br />
- Học: là sự tiếp thu kiến thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy cô......<br />
- Học nữa: học thêm, nâng cao để bổ sung vào những điều đã học.<br />
- Học mãi: Học không ngừng, học suốt đời.<br />
2.Vì sao phải không ngừng học tập? (1đ)<br />
- Kiến thức ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải học mở rộng, nâng cao để có<br />
kiến thức sâu rộng hơn.<br />
- Tri thức của nhân loại là vô hạn mà hiểu biết của con người là nhỏ bé, Để thỏa mãn sự ham hiểu<br />
biết, làm cho trí tuệ phong phú, con người phải không ngừng học tập.<br />
- Xã hội phát triển khoa học kĩ thuật, ..... ngày một phát triển. Không học sẽ lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến<br />
đời sống bản thân sau này.<br />
3. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của lê- Nin?( 1đ)<br />
- Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao.<br />
- Áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống “ Học phải đi đôi với hành”<br />
III. Kết bài:(0,5đ)<br />
<br />
- Lời khuyên của Lê-Nin mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta rất nhiều trên con đường học tập.<br />
- Mỗi chúng ta hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của mình.<br />
<br />
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NH: 2011-2012)<br />
Môn: Ngữ văn 7<br />
Thời gian: 90 phút<br />
<br />
Đề: 213<br />
I. Trắc nghiệm khách quan: (3đ) Thời gian làm bài: 15 phút<br />
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.Mỗi câu đúng đạt 0.25đ.<br />
Câu 1: Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết:<br />
A. Nhất thì, nhì thục.<br />
B. Tấc đất tấc vàng.<br />
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.<br />
D. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.<br />
Câu 2: Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp:<br />
A<br />
B<br />
1.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.<br />
a/ Phạm Văn Đồng<br />
2. Ý nghĩa văn chương.<br />
b/ Hồ Chí Minh<br />
3. Đức tính giản dị của Bác Hồ.<br />
Câu 3: ................ là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.<br />
Câu 4: Trong các câu sau, câu không phải là câu chủ động:<br />
A. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.<br />
B. Cánh diều thả trên cánh đồng.<br />
C. Người ta đã chặt cây phượng vĩ ấy đi.<br />
D. Nhà vua truyền ngôi cho em bé.<br />
Câu 5: Tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại:<br />
A. Truyện ngắn<br />
B. Tiểu thuyết<br />
C. Tùy bút<br />
D. Bút kí<br />
Câu 6: Giá trị nhân đạo của tác phẩm Sống chết mặc bay là:<br />
A. Thể hiện sự căm thù của tác giả với giai cấp thống trị.<br />
B. Thể hiện sự thương cảm của tác giả với cuộc sống lầm than cơ cực với người dân.<br />
C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên khốc liệt.<br />
D. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.<br />
Câu 7: Ca Huế hình thành từ dòng ................... và ca nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi.<br />
Câu 8: Câu văn: “ Trời ơi! Mửa thốc mửa tháo, mửa ồng ộc, mửa đến cả ruột.” ( Nam Cao)<br />
Xét về ý nghĩa, tác giả đã sử dụng kiểu liệt kê:<br />
A. Liệt kê theo từng cặp.<br />
B. Liệt kê không theo từng cặp.<br />
C. Liệt kê tăng tiến.<br />
D. Liệt kê không tăng tiến.<br />
Câu 9: Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng:<br />
“ Cuốn tiểu thuyết được viết trên ... bưu thiếp”<br />
A. Tỏ ý ca ngợi.<br />
B. Tỏ ý khẳng định.<br />
C. Tỏ ý hài hước.<br />
D. Tỏ ý ngạc nhiên.<br />
Câu 10: Lớp em muốn nhà trường sửa chữa chiếc quạt trần vừa mới bị hỏng. Em sẽ thay mặt lớp viết văn<br />
bản:<br />
A. Báo cáo<br />
B. Thông báo<br />
C. Đề nghị<br />
D. Đơn<br />
Câu 11: Dòng không nói lên công dụng của dấu gạch ngang:<br />
A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.<br />
B. Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.<br />
C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.<br />
D. Nối các từ trong một liên danh.<br />
Câu 12: Trong các tình huống sau, tình huống cần viết văn bản báo cáo:<br />
A. Em bị ốm không thể đi học được.<br />
B. Sự hối hận của bản thân sau khi bị mắc lỗi.<br />
C. Kết quả của chuyến đi sưu tầm văn học dân gian địa phương.<br />
<br />