ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 20134<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
(Đề bài gồm 01 trang)<br />
<br />
Câu 1 (3,0 điểm).<br />
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn<br />
có..."<br />
a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai?<br />
b. Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ đó tác giả<br />
khẳng định tác dụng của văn chương như thế nào?<br />
Câu 2 (2,0 điểm).<br />
Chuyển đổi những câu chủ động sau thành câu bị động:<br />
a. Năm 1951, giặc Pháp đã phục kích và sát hại Nam Cao khi ông đang trên đường vào<br />
công tác ở vùng địch hậu Liên khu III.<br />
b. Các công nhân đã xây xong cầu vào năm 1898.<br />
c. Người ta đã dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ.<br />
d. Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố.<br />
Câu 3 (5,0 điểm).<br />
Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau:<br />
"Thương người như thể thương thân"<br />
Em hiểu lời khuyên trên như thế nào?<br />
–––––––– Hết ––––––––<br />
<br />
Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:…………………...<br />
Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:…………………………<br />
<br />
HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7<br />
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)<br />
<br />
Câu 1 (3điểm):<br />
a. Câu văn trích trong "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh.<br />
<br />
1,0 điểm<br />
<br />
b. Học sinh trình bày thành đảm bảo các ý sau:<br />
<br />
2,0 điểm<br />
<br />
- Phép điệp ngữ, liệt kê. (0,5)<br />
- Tác giả nhận định về tác dụng to lớn của văn chương. Đây là chức năng giáo dục<br />
bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người, giúp con người tự khám phá, nâng cao niềm tin<br />
khát vọng hướng tới những cái đẹp của cuộc đời. (0,5)<br />
+ Những tình cảm ta sẵn có như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất<br />
nước...(0,5)<br />
+ Những tình cảm ta chưa có: cảm thông, khâm phục, rung động cùng tình cảm của<br />
những người ở đâu đâu mà ta không quen biết, tình cảm yêu kính đối với lãnh tụ, tình cảm<br />
khao khát khám phá những mảnh đất xa xôi, bí ẩn ...(0,5)<br />
Câu 2 (2điểm): Chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động, mỗi câu đúng cho 0,5 điểm:<br />
a. Năm 1951, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích và sát hại khi ông đang trên đường<br />
vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III.<br />
b. Cầu được công nhân xây xong vào năm 1898.<br />
c. Một chiếc đồng hồ đếm ngược được người ta dựng tại Bờ Hồ.<br />
d. Nhiều tuyến đường mới được người ta mở trong thành phố.<br />
Câu 3 (5điểm)<br />
A. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích vấn đề gợi ra từ một câu tục ngữ.<br />
- Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.<br />
B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được những ý sau:<br />
* Giải thích từ ngữ, nghệ thuật:<br />
- Thương thân: thương mình, xót xa khi mình hoạn nạn không có ai giúp đỡ...<br />
- Thương người: thương mọi người xung quanh, cảm thông, chia sẻ với người khác...<br />
- Tác giả dân gian sử dụng phép so sánh để khuyên con người thương người khác như chính<br />
bản thân mình.<br />
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:<br />
- Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng. Mỗi người có mối quan hệ khăng khít với<br />
mọi người xung quanh.<br />
- Tình yêu thương tạo nên vẻ đẹp nhân bản của cộng đồng xã hội.<br />
- Bản thân biết giúp đỡ người khác sẽ nhận được tình yêu thương giúp đỡ từ người khác.<br />
* Những hành động cụ thể:<br />
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.<br />
- Các phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước.<br />
Liên hệ, giáo dục bản thân...<br />
<br />
C. Biểu điểm chấm:<br />
- Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn<br />
chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc.<br />
- Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi sai về dùng từ, câu,<br />
chính tả.<br />
- Điểm 3: Làm đúng bài văn nghị luận song chưa sử dụng được nhiều lí lẽ, dẫn chứng<br />
sắc sảo, diễn đạt khá.<br />
- Điểm 2: Bài văn nghị luận còn sơ sài, còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả.<br />
- Điểm 1: Trình bày sơ sài, chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá…<br />
- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.<br />
Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại.<br />
----------------Hết-----------------<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC<br />
BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II<br />
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7<br />
Thời gian làm bài 90 phút<br />
<br />
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).<br />
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời<br />
đúng.<br />
1. Nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ ?<br />
A. Là một thể loại văn học dân gian<br />
B. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh<br />
C. Là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt<br />
D. Là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân<br />
2. Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ ?<br />
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.<br />
B. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.<br />
C. Ếch ngồi đáy giếng.<br />
D. Giấy rách phải giữ lấy lề.<br />
3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công nhất trong truyện ngắn “Sống chết<br />
mặc bay” là gì ?<br />
A. Tương phản<br />
B. Tăng cấp<br />
C. Tăng cấp và liệt kê<br />
D. Tương phản và tăng cấp<br />
4. Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” sử dụng phép lập luận gì ?<br />
A. Giải thích<br />
B. Chứng minh<br />
C. Giải thích và chứng minh<br />
D. Giải thích và bình luận<br />
5. Trường hợp nào sau đây làm cho bài văn nghị luận không có tính thuyết phục cao?<br />
A. Lý lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận<br />
B. Lí lẽ và dẫn chứng chưa được thừa nhận<br />
C. Luận điểm tương đối rõ ràng, chính xác<br />
D. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm<br />
1<br />
<br />
6. Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” rút gọn thành phần nào ?<br />
A. Thành phần chủ ngữ<br />
B. Thành phần vị ngữ<br />
C. Thành phần trạng ngữ<br />
D. Thành phần định ngữ<br />
7. Câu nào dưới đây không phải câu đặc biệt ?<br />
A. Mùa xuân !<br />
B. Một hồi còi.<br />
C. Trời đang mưa.<br />
D. Dòng sông quê anh.<br />
8. Thế nào là câu chủ động ?<br />
A. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động, hướng vào người, vật khác.<br />
B. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của một người khác hướng vào.<br />
C. Câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ.<br />
D. Câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ.<br />
* Đọc câu văn: “Cối xay tre nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc.” và trả lời<br />
các câu 9 và 10:<br />
9. Trạng ngữ trong câu văn trên là:<br />
A. cối xay tre<br />
B. nặng nề quay<br />
C. từ ngàn đời nay<br />
D. xay nắm thóc<br />
10. Trạng ngữ trong câu trên thuộc loại nào ?<br />
A. Trạng ngữ chỉ thời gian<br />
B. Trạng ngữ chỉ phương tiện<br />
C. Trạng ngữ chỉ điều kiện<br />
D. Trạng ngữ chỉ mục đich<br />
* Đọc câu văn “Tre là cánh tay của người nông dân” và trả lời câu hỏi 11, 12:<br />
11. Vị ngữ của câu văn trên gồm từ “là” cộng với:<br />
A. một cụm danh từ<br />
B. một cụm động từ<br />
C. một cụm tính từ<br />
D. một cụm chủ vị.<br />
2<br />
<br />