PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
HUYỆN CHÂU ĐỨC<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II<br />
Năm học : 2016 - 2017<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN 8<br />
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)<br />
Đề gồm có 01 trang<br />
<br />
Câu 1: (2,0 điểm)<br />
Chép thuộc lòng bài thơ “Đi đường”của Hồ Chí Minh (bản dịch thơ) và cho<br />
biết nội dung của bài thơ là gì?<br />
Câu 2: (1,0 điểm)<br />
Câu thơ “-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” thuộc kiểu câu gì? Dùng với<br />
chức năng gì?<br />
Câu 3: (2,0 điểm)<br />
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:<br />
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi<br />
gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.”<br />
(Ngô văn Phú)<br />
a. Hãy chỉ ra câu văn có sự đảo trật từ từ trong phần trích?<br />
b. Việc đảo trật tự từ như thế có tác dụng gì?<br />
Câu 4: (5,0 điểm)<br />
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam<br />
độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,<br />
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu<br />
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”<br />
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về nội dung lời căn<br />
dặn của Bác (có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tà và biểu cảm).<br />
<br />
………………HẾT...................<br />
<br />
Họ và tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:………………………<br />
Chữ ký giám thị 1:………………………………………………………………………………….<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO<br />
HUYỆN CHÂU ĐỨC<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II<br />
<br />
Năm học: 2016 – 2017<br />
MÔN: NGỮ VĂN 8<br />
(Hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang)<br />
<br />
Câu 1 (2,0 điểm):<br />
HS chép đúng bài thơ (1 điểm)<br />
“Đi đường mới biết gian lao,<br />
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;<br />
Núi cao lên đến tận cùng,<br />
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.”<br />
HS nêu đúng nội dung (1 điểm)<br />
Bài thơ được viết bằng thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa<br />
tư tưởng sâu sắc; Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian<br />
lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.<br />
Câu 2 (1,0 điểm):<br />
- Học sinh xác định đúng kiểu câu nghi vấn (0,5 điểm)<br />
- Được dùng với chức năng: Bộc lộ cảm xúc (0,5 điểm)<br />
Câu 3 (2,0 điểm):<br />
- Xác định câu đảo trật tự từ: “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.” (1<br />
điểm)<br />
- Xác định tác dụng: Nhấn mạnh đặc điểm “tua tủa” của những mầm măng<br />
(1 điểm)<br />
Câu 4 (5,0 điểm):<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu<br />
tả và biểu cảm.<br />
- Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ<br />
pháp.<br />
b. Yêu cầu về nội dung:<br />
Học sinh trình bày theo những gợi ý sau:<br />
1/ Mở bài : (1điểm)<br />
-Học sinh giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận (Vấn đề học tập<br />
quan trọng đối với cuộc đời của mỗi người và đất nước).<br />
-Trích lại lời căn dặn của Bác<br />
2/ Thân bài : (3 điểm)<br />
Học sinh nêu suy nghĩ của mình về các ý sau:<br />
- Thế nào là học tập (Mục đích của việc học. Nội dung và phương pháp<br />
học) (1,5 điểm)<br />
<br />
- Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp?<br />
.(1,5 điểm)<br />
+ Tuổi trẻ là mầm non của đất nước; Có nhiều nhiệt huyết và sáng tạo.<br />
+Thế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương lai.<br />
+ Phê phán một số người trẻ tuổi nhưng tự phụ, kiêu căng, đua đòi …<br />
3/ Kết bài (1 điểm )<br />
- Khẳng định lại tầm quan trong của việc học.<br />
-Nêu nhận thức, hành động của bản thân.<br />
Biểu điểm:<br />
- Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu trên.<br />
- Điểm 4: Đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên.<br />
- Điểm 3: Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức. Có vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu<br />
cảm nhưng còn hạn chế; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.<br />
- Điểm 2: Bài viết sơ sài, nội dung kiến thức còn lan man. Vận dụng yếu tố tự sự, miêu<br />
tả và biểu cảm chưa được phù hợp. Mắc khá nhiều lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.<br />
- Điểm 1: Bài viết sơ sài, không vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm; hạn chế về<br />
diễn đạt, dùng từ …<br />
- Điểm 0: Không đạt yêu cầu nào về các biểu điểm trên hoặc bài viết để giấy trắng.<br />
* Lưu ý: Giáo viên trong quá trình chấm bài cần trân trọng sự sáng tạo và cảm<br />
xúc của học sinh./.<br />
<br />