SỞ GD & ĐT NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH<br />
Mức độ nhận thức<br />
Nhận biết<br />
Thông hiểu<br />
Lĩnh vực kiến thức<br />
1. Sinh trưởng – phát<br />
triển ở thực vật<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ%<br />
2. Sinh sản ở động vật<br />
<br />
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII – NH 2014-2015<br />
MÔN: SINH HỌC. KHỐI 11<br />
<br />
Vận dụng mức<br />
độ thấp<br />
<br />
Sinh trưởng<br />
ở thực vật và<br />
động vật<br />
1<br />
3,5đ – 35%<br />
<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ%<br />
1<br />
Tổng số câu<br />
3,5đ<br />
Tổng số điểm<br />
35%<br />
% điểm<br />
II. PHẦN RIÊNG.<br />
A. Theo chương trình Chuẩn<br />
Mức độ nhận thức<br />
Nhận biết<br />
<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tổng số câu<br />
Tổng số điểm<br />
% điểm<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
1<br />
3,5đ – 35%<br />
Sinh sản ở<br />
động vật<br />
1<br />
3,5đ – 35%<br />
1<br />
3,5đ<br />
35%<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
1<br />
3,5đ – 35%<br />
2<br />
7,0<br />
70%<br />
<br />
Vận dụng mức<br />
độ thấp<br />
<br />
Lĩnh vực kiến thức<br />
1. Sinh trưởng – phát<br />
triển ở động vật<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ%<br />
2. Sinh sản ở thực vật<br />
<br />
Vận dụng<br />
mức độ cao<br />
<br />
Vận dụng<br />
mức độ cao<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
Sinh trưởng,<br />
phát triển ở<br />
động vật<br />
1<br />
1,5đ - 15%<br />
Hoocmon động<br />
vật<br />
1<br />
1,5đ - 15%<br />
1<br />
1,5đ<br />
15%<br />
<br />
1<br />
1,5đ - 15%<br />
<br />
1<br />
1,5đ<br />
15%<br />
<br />
1<br />
1,5đ - 15%<br />
2<br />
3,0<br />
100%<br />
<br />
B. Chương trình Nâng cao<br />
Mức độ nhận thức<br />
<br />
Nhận biết<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Vận dụng mức<br />
độ thấp<br />
<br />
Lĩnh vực kiến thức<br />
1. Sinh trưởng – phát<br />
triển ở thực vật<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ%<br />
2. Sinh sản ở động vật<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tổng số câu<br />
Tổng số điểm<br />
% điểm<br />
<br />
Tỉ lệ%<br />
<br />
Vận dụng<br />
mức độ cao<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
Sinh trưởng,<br />
phát triển ở<br />
thực vật<br />
1<br />
1,5đ - 15%<br />
Hoocmon<br />
ở<br />
động vật<br />
1<br />
1,5đ – 15%<br />
1<br />
1,5đ<br />
15%<br />
<br />
1<br />
1,5đ - 15%<br />
<br />
1<br />
1,5đ<br />
15%<br />
<br />
1<br />
1,5đ – 15%<br />
2<br />
3,0<br />
30%<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II<br />
Môn: Sinh học 11 - Năm học 2014 - 2015<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH .<br />
Câu 1 (3,5 điểm): So sánh điểm khác nhau về sinh trưởng, phát triển ở thực vật và động vật (biểu hiện của<br />
sinh trưởng, cơ chế của sinh trưởng, cơ chế của phát triển, điều hoà sinh trưởng, điều hoà phát triển).<br />
Câu 2 (3,5 điểm): Trình bày chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật.<br />
II. PHẦN RIÊNG. Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm một phần riêng theo chương trình<br />
đó.<br />
A. Theo chương trình Chuẩn<br />
Câu 3A (1,5 điểm): Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng sinh<br />
trưởng, phát triển bình thường?<br />
Câu 4A (1,5 điểm): Hoocmôn GH và tirôxin có tác dụng khác nhau như thế nào? Khi thiếu mỗi loại<br />
hoocmôn này ở trẻ em có biểu hiện ra sao?<br />
B. Theo chương trình Nâng cao<br />
Câu 3B (1,5 điểm): Có một loại hoocmôn thực vật được tạo thành ở lá non nhưng vận chuyển đi khắp cơ<br />
thể và có nhiều trong củ, hạt đang nảy mầm. Hãy cho biết:<br />
a. Tên hoocmôn? Hoocmôn này được vận chuyển nhờ loại mạch nào?<br />
b. Tác dụng của nó ở mức tế bào và cơ thể?<br />
Câu 4B (1,5 điểm): Có những loại hoocmôn nào đóng vai trò điều hòa quá trình sinh sản ở động vật. Cơ sở<br />
khoa học của việc sử dụng viên thuốc tránh thai?<br />
----------------HẾT-----------------<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NINH THUẬN<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II<br />
Môn: Sinh học 11 - Năm học 2014 - 2015<br />
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH .<br />
Câu 1 (3,5 đ):<br />
Tiêu chí so sánh<br />
<br />
Thực vật<br />
<br />
Động vật<br />
<br />
Biểu hiện của sinh trưởng<br />
<br />
Phần lớn vô hạn (trừ TV ngắn ngày)<br />
<br />
Phần lớn là hữu hạn<br />
<br />
Cơ chế của sinh trưởng<br />
<br />
Phân chia và lớn lên của các TB ở mô Phân chia và lớn lên của các TB ở mọi<br />
phân sinh<br />
bộ phận cơ thể<br />
<br />
Cơ chế của phát triển<br />
<br />
Sinh trưởng, phân chia và phân hoá các Sinh trưởng, phân chia và phân hoá TB<br />
TB nhưng quy trình đơn giản hơn.<br />
nhưng quy trình phức tạp hơn<br />
<br />
Điều hoà sinh trưởng<br />
<br />
Phitohoocmon là chất điều hoà sinh<br />
<br />
Điều hoà phát triển<br />
<br />
Phitocrom là sắc tố enzim có tác dụng<br />
điều hoà sự phát triển chất này tác động<br />
đến sự ra hoa, nảy mầm, tổng hợp sắc<br />
tố...<br />
<br />
- Điều hoà sinh trưởng được thực hiện<br />
trưởng của thực vật bao gồm 2 loại: bởi hoocmon sinh trưởng và hoocmon<br />
Nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm tirôxin...<br />
kìm hãm sinh trưởng<br />
- Đối với động vật không xương sống<br />
phát triển được điều hoà bởi hoocmon<br />
biến thái và lột xác: Ecđixơn và Juvenin.<br />
- Đối với động vật có xương sống phát<br />
triển được điều hoà bởi các hoocmon<br />
sinh dục.<br />
<br />
(Lưu ý: Điểm mỗi tiêu chí đúng cho 0,7 điểm)<br />
Câu 2: (3,5 đ). Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật<br />
- Về cơ quan sinh sản:<br />
+ Từ chỗ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).<br />
(0,25đ)<br />
+ Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.<br />
(0,25đ)<br />
+ Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan này nằm<br />
trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn tính).<br />
(0,5đ)<br />
- Về phương thức sinh sản:<br />
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo<br />
đảm cho xác xuất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.<br />
(0,5đ)<br />
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phối), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền. (0,5đ)<br />
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ<br />
tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ qaun sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên<br />
cơ thể.<br />
- Về bảo vệ phôi và chăm sóc con:<br />
<br />
Càng lên cao những bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng<br />
tỏ ra hữu hiệu:<br />
+ Từ chỗ trúng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến chỗ bớt lệ thuộc.<br />
(0,5đ)<br />
+ Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi<br />
dưỡng.<br />
(0,5đ)<br />
<br />
Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của cá<br />
thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến<br />
hoá trong sinh sản.<br />
(0,5đ)<br />
II. PHẦN RIÊNG. Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm một phần riêng theo chương<br />
trình đó.<br />
A. Theo chương trình Chuẩn<br />
Câu 3A (1,5 điểm):<br />
- Vào mùa đông, nhiệt độ môi trường thấp, gia súc non mất nhiều nhiệt ra môi trường xung quanh<br />
(0,75 điểm).<br />
- Khi đó, cơ thể phải tăng cường quá trình hô hấp sản sinh nhiệt để chống lạnh (0,75 điểm).<br />
Câu 4A (1,5 điểm):<br />
* Tác dụng của hoocmon GH và tiroxin:<br />
+ Hoocmon GH:<br />
- Do tuyến yên tiết ra, tác dụng tăng cường tổng hợp protein làm tăng kích thước tế bào, kích thích<br />
phân chia tế bào, kích thích xương phát triển từ đó tăng quá trình sinh trưởng.<br />
(0,5đ)<br />
+ Tirôxin:<br />
- Do tuyến giáp tiết ra, tăng chuyển hóa cơ bản của tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát<br />
triển bình thường của cơ thể.<br />
(0,5đ)<br />
* Khi thiếu mỗi loại hoocmon trên ở trẻ em có biểu hiện như sau:<br />
+ Thiếu GH ở trẻ em làm cho xương ngắn, người bị lùn cân đối.<br />
(0,25đ)<br />
+ Thiếu tiroxin ở trẻ em làm cho xương và mô thần kinh sinh trưởng không bình thường, gây ra bệnh<br />
lùn do ngắn chi (lùn không cân đối) và kèm theo đần độn.<br />
(0,25đ)<br />
B. Theo chương trình Nâng cao<br />
Câu 3B (1,5 điểm):<br />
a. Tên hoocmon: Giberelin. Được vận chuyển nhờ mạch libe và mạch gỗ.<br />
(0,5đ)<br />
b. Tác dụng:<br />
+ Ở mức tế bào: kích thích phân bào và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào, thúc đẩy phân giải<br />
tinh bột.<br />
(0,5đ)<br />
+ Ở mức cơ thể: - Kích thích sự sinh trưởng chiều cao của thân và lóng.<br />
(0,25đ)<br />
- Kích thích sự nảy mầm của củ, hạt và thúc đẩy sự ra hoa, lớn lên của quả, tạo<br />
quả không hạt.<br />
(0,25đ)<br />
Câu 4B (1,5 điểm)<br />
+ Những loại hoocmon đóng vai trò điều hòa quá trình sinh sản ở động vật:<br />
- Hoocmon điều hòa quá trình sinh tinh: GnRH, FSH, LH, testosteron và inhibin.<br />
(0,5đ)<br />
- Hoocmon điều hòa quá trình sinh trứng: GnRH, FSH, LH, ơstrogen, và progesteron. (0,5đ)<br />
+ Cơ sở khoa học của việc dùng thuốc viên tránh thai: thuốc có chứa ơstrogen, và progesteron tổng hợp<br />
nên nồng độ 2 loại hoocmon này trong máu cao, gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm trứng không<br />
chín và không rụng.<br />
(0,5đ)<br />
<br />