Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 003
lượt xem 0
download
Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi. Mời các em và giáo viên tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 003 dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 003
- SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2017 2018 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 50 phút (Đề thi có 07 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 003 Câu 81. Vì sao rùa tai đỏ cũng như ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam lại có thể gây nên những tác hại to lớn trong nông nghiệp? A. Khi rùa tai đỏ, ốc bươu vàng mới xâm nhập vào Việt Nam chúng có rất nhiều thiên địch (loài ăn thịt chúng) cũng như gặp phải sự cạnh tranh của các loài khác. B. Chúng không cạnh tranh và không loại trừ nhiều loài bản địa có ổ sinh thái trùng với chúng hoặc chúng tiêu diệt các loài là thức ăn của các loài bản địa. C. Rùa tai đỏ, ốc bươu vàng là những loài có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng (ăn được nhiều loài khác) hơn các loài bản địa nên chúng trở thành những loài ưu thế. D. Số lượng của chúng nhiều, nguồn sống của môi trường rất dồi dào nên chúng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Câu 82. Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái (1) Thực vật nổi. (2) Động vật nổi. (3) Giun. (4) Cỏ. (5) Cá ăn thịt. Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là: A. (1) và (4) B. (3) và (4) C. (2) và (5) D. (2) và (3) Câu 83. Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? (1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. (2) Chống xâm nhập mặn cho đất. (3) Tiết kiệm nguồn nước sạch. (4) Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 84. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: A. cân bằng quần thể B. cân bằng sinh học C. cạnh tranh cùng loài D. khống chế sinh học Câu 85. Tính chất nào sau đây không phải của kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn? 1/11 Mã đề 003
- A. Biết bảo vệ và chăm sóc con non rất tốt. B. Kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn. C. Sinh sản chậm, sức sinh sản thấp, chịu tác động chủ yếu của các nhân tố sinh thái hữu sinh. D. Kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn, mẫn cảm với sự biến động của các nhân tố sinh thái vô sinh. Câu 86. Loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì : A. có khu phân bố rộng B. có khả năng chống chịu cao C. có khu phân bố hẹp D. có khả năng chống chịu thấp Câu 87. Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là A. 6%. B. 12%. C. 15%. D. 10%. Câu 88. Nếu kích thước của quần thể giảm xuống mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm và có thể bị diệt vong. Các phát biểu sau đây nói về nguyên nhân (1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. (2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm mạnh, khả năng chống chọi với thay đổi của môi trường giảm. (3) Khả năng sinh sản tăng do cá thể đực có nhiêu cơ hội gặp cá thể cái. (4) Kích thước quần thể quá nhỏ nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên. Phương án trả lời đúng là: A. (1) sai; (2) đúng; (3) đúng; (4) sai. B. (1) đúng; (2) đúng; (3) đúng; (4) sai. C. (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) đúng. D. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng Câu 89. Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh? A. Mối và trùng roi sống trong ruột mối. B. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn. C. Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa. D. Chim ăn sâu và sâu ăn lá. 2/11 Mã đề 003
- Câu 90. Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là: A. sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn B. động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường C. nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác. D. nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y 3/11 Mã đề 003
- Câu 91. Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở: A. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm B. cộng sinh, hội sinh, kí sinh C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh. D. cộng sinh, hội sinh, hợp tác Câu 92. Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật? A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật phân giải. Câu 93. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm: A. đang sinh sản và sau sinh sản B. trước sinh sản và đang sinh sản. C. đang sinh sản. D. trước sinh sản. Câu 94. Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động A. không theo chu kì. B. theo chu kì tuần trăng C. theo chu kì nhiều năm. D. theo chu kì mùa. Câu 95. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa: (1) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. (2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ phù hợp với sức chứa của môi trường. (3) Tạo hiệu quả nhóm, giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống. (4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường. Kết luận đúng là: A. (2); (3); (4) B. (1); (2) C. (1); (2); (4) D. (1); (3) Câu 96. Đối với các hệ sinh thái nhân tạo, tác động nào sau đây của con người nhằm duy trì trạng thái ổn định của nó: A. không được tác động vào các hệ sinh thái B. bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái C. bổ sung vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái D. bổ sung vật chất cho các hệ sinh thái Câu 97. Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, mầm mống những cơ thể sống đầu tiên được hình thành ở đâu? 4/11 Mã đề 003
- A. trong lòng đất. B. Trong khí quyển. C. Trong nước đại dương D. Trên mặt đất. 5/11 Mã đề 003
- Câu 98. So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây? (1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. (2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết. (3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh. (4) Không gây ô nhiễm môi trường. A. (2) và (3). B. (1) và (2) C. (2) và (4). D. (1) và (4). Câu 99. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. một đàn chuột nhà. B. sinh vật trong hồ tự nhiên . C. sinh vật trong khu rừng. D. một xác chết thối trong rừng. Câu 100. Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đậy đúng? A. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ. B. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn. C. Vi khuẩn, nấm và tất cả động vật không xương thuộc nhóm sinh vật phân giải D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. Câu 101. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở A. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh B. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh C. kỉ Triat (Tam Điệp) thuộc đại Trung Sinh D. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh Câu 102. Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Dây tơ hồng sống bám trên thân cây bụi. B. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng. C. Cá ép sống bám trên cá lớn. D. Đàn gà con kiếm ăn quanh mẹ. Câu 103. Trong chuỗi thức ăn: cỏ > cá > vịt > trứng vịt > người. Thì một loài động vật bất kỳ có thể được xem là A. sinh vật phân huỷ. B. sinh vật dị dưỡng. C. sinh vật tiêu thụ. D. bậc dinh dưỡng. Câu 104. Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia? A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. 6/11 Mã đề 003
- B. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. D. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. 7/11 Mã đề 003
- Câu 105. Giả sử có 5 môi trường sau đây: (1) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 21 đến 320C. độ ẩm từ 75 đến 95%. (2) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 22 đến 300C. độ ẩm từ 85 đến 95%. (3) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 300C. độ ẩm từ 85 đến 92%. (4) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 300C. độ ẩm từ 90 đến 100%. (5) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 350C. độ ẩm từ 70 đến 100%. Có một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 20 đến 320C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Loài này có thể sống được ở bao nhiêu môi trường trong số 5 loại môi trường nói trên? A. 4. B. 1. C. 3 D. 2. Câu 106. Cho các đặc điểm sau: (1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống không đồng đều. (2) Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. (3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường. (4) Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau. Đặc điểm của kiểu phân bố nhóm là: A. (1) và (3). B. (1) , (2) và (3). C. (2) và (3) và (4). D. (1) và (4). Câu 107. Nếu 2 loài có ổ sinh thái không trùng nhau thì : A. cạnh tranh với nhau. B. cạnh tranh khốc liệt. C. không cạnh tranh với nhau. D. phân ly ổ sinh thái. Câu 108. Xét mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây: (1) Cây Tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. (2) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. (3) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. (4) Trùng roi sống trong ruột mối. Trong các ví dụ mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ KHÔNG gây hại cho các loài tham gia? A. 0 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 109. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? 8/11 Mã đề 003
- (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ phổ biến trong quần thể. (4) Cây trồng và cỏ dại cạnh tranh nhau để dành dinh dưỡng. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 110. Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? (1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh. (3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. (4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy. A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 111. Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Loài người xuất hiện ở kỷ thứ 3 thuộc đại tân sinh B. Người có nhiều đặc điểm khác với vượn người (cấu tạo cột sống, xương chậu, tư thế đứng, não bộ, ...) nên người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau. C. Người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau nhưng tiến hoá theo cùng một hướng. D. Người có nhiều đặc điểm giống với vượn người ngày nay (thể thức cấu tạo cơ thể, sự phân hoá của răng, ...) nên người và vượn người có chung một nguồn gốc nhưng tiến hóa theo 2 hướng khác nhau. Câu 112. Cho các nhóm sinh vật sau: (1) Những con chuột sống cùng ruộng lúa. (2) Những con cá rô phi sống cùng một ao. (3) Những con chim sống cùng một khu vườn. (4) Những con mối cùng sống ở gốc cây mục. (5) Những con hổ cùng loài sống trong một vườn bách thú. (6) Bèo nổi trên mặt hồ Eakar. (7) Các cây mọc quanh bờ hồ Eakar. Có bao nhiêu nhóm sinh vật không phải quần thể là: A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 113. Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau: 9/11 Mã đề 003
- Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này? A. Hạn chế số lượng thực vật phù đu có trong ao. B. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. C. Thả thêm cá quả vào ao. D. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao. Câu 114. Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất? A. Quần xã đồng rêu hàn đới. B. Quần xã rừng rụng lá ôn đới. C. Quần xã rừng mưa nhiệt đới. D. Quần xã rừng lá kim phương Bắc. Câu 115. Ý nghĩa của hoá thạch là A. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. B. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. C. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. D. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. Câu 116. Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là A. 11020. B. 11260. C. 11220. D. 11180. Câu 117. Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của chim sâu và gà. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Nếu loại bỏ chim ăn sâu thì số lượng gà tăng B. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất. C. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau. D. Trăn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. Câu 118. Môi trường sống của sinh vật gồm có: A. Đất, nước, trên cạn, sinh vật B. Đất, nước, không khí, sinh vật C. Đất, nước, không khí, trên cạn D. Đất, nước, không khí Câu 119. Cho chuỗi thức ăn sau: Cây lúa → Sâu đục thân → ......(1)....... → Vi sinh vật (1) ở 10/11 Mã đề 003
- đây có thể là: A. Trùng roi B. Ong mắt đỏ C. Bọ rùa D. Rệp cây Câu 120. Đặc điểm của tháp tuổi ổn định là: A. Nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại. B. Nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. C. Nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản D. Nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi đang sinh sản. HẾT 11/11 Mã đề 003
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 179
5 p | 101 | 5
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 263
5 p | 134 | 5
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 209
5 p | 100 | 4
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 132
5 p | 96 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 566
5 p | 80 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 561
5 p | 93 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 564
5 p | 95 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 567
5 p | 117 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Toán lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Công Bình - Mã đề 628
5 p | 51 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 563
5 p | 111 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 568
5 p | 117 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 565
5 p | 99 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 562
5 p | 88 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 131
5 p | 121 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 345
5 p | 62 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 801
5 p | 62 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 139
5 p | 74 | 1
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 135
5 p | 70 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn