Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - THPT Phú Quốc - Mã đề 478
lượt xem 0
download
Mời các bạn học sinh tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - THPT Phú Quốc - Mã đề 478 tài liệu tổng hợp nhiều đề thi khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - THPT Phú Quốc - Mã đề 478
- SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT PHÚ QUỐC MÔN: SINH HỌC LỚP 12 MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên: ………………………………. Số báo danh: ……………… Mã đề Câu 1: : Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là A. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể. B. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển. C. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể. D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên. Câu 2: : Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C (2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. (3) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. (4) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là A. (1) và (4). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (2) và (3). Câu 3: : Cho các nhóm sinh vật sau, mỗi nhóm sống trong một sinh cảnh nhất định: (a) Cá sống trong hồ nước ngọt. (b) Sáo mỏ vàng sống trên đồng cỏ. (c) Chim sống trong rừng Cúc Phương. (d) Cá rô phi sống trong ao nước ngọt. (e) Động vật ăn cỏ sống trong rừng nhiệt đới. (f) Tập hợp các con gà và vịt nhốt ở góc chợ. Có bao nhiêu nhóm sinh vật là quần xã? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 4: : Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa A. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. B. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể. C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. Câu 5: : Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối? A. Mật độ cá thể. B. Độ đa dạng về loài. C. Tỉ lệ giới tính. D. Tỉ lệ các nhóm tuổi. Câu 6: : Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì A. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm. B. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng. C. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn. D. sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng. Câu 7: : Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là A. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài. B. vai trò của các loài trong quần xã. Trang 1/4
- C. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. D. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã. Câu 8: : Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa. B. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao. C. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp cá trong Hồ Tây. Câu 9: : Những nhân tố sinh thái nào sau đây được xếp vào nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ? A. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. B. Quan hệ cùng loài, quan hệ cạnh tranh, nguồn thức ăn. C. Chế độ dinh dưỡng, quan hệ vật ăn thịt – con mồi. D. Quan hệ ức chế cảm nhiễm, quan hệ kí sinh – vật chủ. Câu 10: : Trong các hệ sinh thái trên cạn loài ưu thế thuộc về nhóm sinh vật nào? A. Giới động vật. B. Giới nguyên sinh. C. Giới nấm. D. Giới thực vật. Câu 11: : Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao. D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn). Câu 12: : Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật A. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường. B. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật. C. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp. D. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong. Câu 13: : Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là A. quan hệ vật chủ vật kí sinh. B. quan hệ ức chế cảm nhiễm. C. quan hệ hội sinh. D. quan hệ cộng sinh. Câu 14: : Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là nguồn sơ cấp, số loài hạn chế và thường xuyên bổ sung vật chất? A. Hệ sinh thái biển. B. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. C. Dòng sông đoạn hạ lưu. D. Hệ sinh thái nông nghiệp Câu 15: : Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. B. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. Câu 16: : Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ A. hội sinh. B. động vật ăn thịt và con mồi. C. ức chế cảm nhiễm. D. cạnh tranh khác loài. Trang 2/4
- Câu 17: : Giả sử có 5 môi trường sau đây: (1) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20 đến 35oC, độ ẩm từ 75 đến 95%. (2) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 22 đến 30oC, độ ẩm từ 85 đến 95%. (3) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 30oC, độ ẩm từ 85 đến 92%. (4) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 30oC, độ ẩm từ 90 đến 100%. (5) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 35oC, độ ẩm từ 70 đến 100%. Có một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 20 đến 32oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74 đến 96%. Loài này có thể sống được ở bao nhiêu môi trường trong số 5 loại môi trường nói trên? A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 18: : Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái? A. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ. D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. Câu 19: : Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật? A. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng. B. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm. C. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng. D. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau. Câu 20: : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật? A. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. B. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. C. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. D. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. Câu 21: : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. B. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn. C. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định. D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. Câu 22: : Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. C. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. Câu 23: : Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau: (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là A. (1), (4). B. (1), (3). C. (2), (3) . D. (2), (4). Câu 24: : Cho các nhận xét sau: Trang 3/4
- (1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau. (2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái. (3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ. (4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi. (5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 25: : Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, sinh vật có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái. B. Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái. C. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái. D. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau. Câu 26: : Cho các ví dụ: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường. (2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. (3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. (4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. (5) Sán lá gan sống trong gan bò. (6) Ong hút mật hoa. (7) Giun sán sống trong ruột người và động vật. (8) Trùng roi sống trong ruột mối. Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là A. 3,4,6,8. B. 3,4,5,7,8. C. 3,4,8. D. 1,2,6,7. Câu 27: : Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 1%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là A. 11110. B. 11020. C. 11260. D. 11220. Câu 28: : Cho một lưới thức ăn có: sâu và kiến ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, ếch xanh ăn châu chấu, sâu và kiến, chuột ăn châu chấu và kiến, rắn hổ mang ăn ếch xanh và chuột, diều hâu ăn chuột và rắn hổ mang. Trong lưới thức ăn trên có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng? (1) Diều hâu có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc sinh vật tiêu thụ bậc 4. (2) Ếch xanh và chuột cùng thuộc 1 bậc dinh dưỡng. (3) Rắn hổ mang là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. (4) Lưới thức ăn này chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 29: : Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn: (1) Quần xã đỉnh cực (2) Quần xã cây gỗ lá rộng (3) Quần xã cây thân thảo. (4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm. Trình tự đúng của các giai đoạn là A. (5) (3) (2) (4) (1). B. (5) (3) (4) (2) (1). C. (3) (5) (4) (2) (1). D. (1) (2) (3) (4) (5). Câu 30: : Sơ đồ bên minh họa lưới thứa ăn trong 1 hệ sinh thái gồm các loài sinh vật : A, B, C, D, E, F, H. Trang 4/4
- B D A E H C F Có mấy nhận định sau đây đúng? (1) Lưới thứa ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. (2) Loài E đã tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau. (3) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ bị mất đi. (4) Có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. (5) Nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì loài D, E, F, H sẽ bị mất đi. A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. HẾT Trang 5/4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 263
5 p | 133 | 5
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 436
4 p | 61 | 4
-
Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 565
5 p | 73 | 4
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 564
5 p | 73 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 568
5 p | 63 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 432
5 p | 54 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 432
4 p | 52 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 434
4 p | 62 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 566
5 p | 64 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 568
5 p | 66 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 567
5 p | 116 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 561
5 p | 91 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 438
5 p | 75 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 568
5 p | 115 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 562
5 p | 76 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 565
5 p | 98 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 561
5 p | 54 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 132
5 p | 93 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn