Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - THPT Trần Hưng Đạo - Mã đề 480
lượt xem 0
download
Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - THPT Trần Hưng Đạo - Mã đề 480 giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - THPT Trần Hưng Đạo - Mã đề 480
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN SINH HỌC 12 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Thời gian làm bài: phút; (29 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 480 A – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) I – DÀNH CHO TẤT CẢ HỌC SINH Câu 1: Quan hệ đối kháng cùng loài thể hiện ở. (1)Kí sinh cùng loài. (2)Hợp tử chết trong bụng cơ thể mẹ. (3)Ăn thịt đồng loại. (4)Cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở. A. (1),( 2), (4). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 2: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây. (1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn. (2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao. (3) Trồng các loại cây đúng thời vụ. (4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 3: Việc nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp con người hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật nhờ đó sẽ giúp. (1)Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. (2)Xây dựng các quy luật dài hạn về nuôi trồng thuỷ hải sản. (3)Ứng dụng để cải tạo môi trường và cải tạo quần xã theo hướng có lợi cho môi trường. A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (2), (3). D. (1), (2). Câu 4: Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sự cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã diễn ra khốc liệt nhất khi. A. Ở giai đoạn giữa của diễn thế. B. Ở giai đoạn cuối cùng của diễn thế. C. Bắt đầu quá trình diễn thế. D. Ở giai đạon đầu hoặc giữa của quá trình diễn thế. Câu 5: Quần thể của loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. A. Vi khuẩn lam trong hồ. B. Cá trắm cỏ ở trong hồ . C. Ngựa vằn ở thảo nguyên. D. Ếch, nhái ven hồ . Câu 6: Dạng biến động quần thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ. A. Số lượng cá thể tảo ở hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm. B. Nhiệt độ tăng đột ngột làm châu chấu ở trên cánh đồng chết hàng loạt. C. Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm vào mùa đông. D. Cứ sau 5 năm số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do tăng nhiệt độ. Câu 7: Kết luận nào sau đây không đúng. A. Ăn thịt đồng loại làm giảm số lượng cá thể nên sẽ làm cho loài bị suy thoái. B. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính gây mở rộng ổ sinh thái của loài. C. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng mạnh . D. Nguồn thức ăn càng khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài càng gay gắt. Câu 8: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối. A. Độ đa dạng về loài. B. Mật độ cá thể. Trang 1/5 Mã đề thi 480
- C. Tỉ lệ các nhóm tuổi. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 9: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là. A. môi trường trên cạn. B. môi trường nước. C. môi trường sinh vật. D. môi trường đất. Câu 10: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai. A. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. B. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể. C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. D. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. Câu 11: Mức độ ảnh hưởng của cơ thể trước tác động của nhân tố sinh thái phụ thuộc vào (1)Cường độ tác động. (2)Liều lượng tác động. (3)Cách tác động. A. (1), (2), (3) B. (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (2) Câu 12: Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại thuộc về . A. quan hệ cạnh tranh. B. quan hệ cộng sinh. C. quan hệ hội sinh. D. quan hệ kí sinh. Câu 13: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể sinh vật. A. Những con cá sống trong một bể nuôi cá cảnh B. Những con gà trống và gà mái sống trong một chuồng C. Những con chim sống trong rừng Cúc phương D. Những con kiến sống trong một tổ kiến ở gốc cây Câu 14: Cho các ví dụ sau, những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là: (1)Sán lá gan sống trong gan bò. (2)Ong hút mật hoa. (3)Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm. (4)Trùng roi sống trong ruột mối. A. (1), (4). B. (2), (4). C. (1), (3). D. (2), (3). Câu 15: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. B. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. C. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. Câu 16: Trong các quần xã sinh vật, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất. A. Hoang mạc. B. Savan. C. Thảo nguyên. D. Rừng mưa nhiệt đới. Câu 17: Phân bố theo nhóm xảy ra khi A. Môi trường đồng nhất, các cá thể thích tụ họp với nhau. B. Môi trường không đồng nhất, các cá thể đang trốn tránh kẻ thù. C. Môi trường không đồng nhất, các cá thể thích tụ họp với nhau. D. Môi trường đồng nhất, các cá thể đang trong mùa sinh sản. Trang 2/5 Mã đề thi 480
- Câu 18: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến. A. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã. B. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. D. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. Câu 19: Diễn thế thứ sinh có các đặc điểm. (1).Xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống. (2).Quần xã ban đầu bị huỷ diệt nên đã có các quần xã khác thay thế. (3).Sự thay thế quần xã được diễn ra một cách tuần tự. (4).Diễn ra phổ biến hơn diễn thế nguyên sinh. A. 2, 3, 4 B. 1, 2 C. 1, 2, 4 D. 1, 2, 3, 4 II – PHẦN RIÊNG DÀNH CHO HỌC SINH TỪ 12A1 ĐẾN 12A17 Câu 20: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. (1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh. (3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. (4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 21: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là: A. 12% và 10%. B. 10% và 9%. C. 9% và 10%. D. 10% và 12%. Câu 22: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là: A. sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang. B. cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu. C. cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái. D. nhái, rắn hổ mang, diều hâu. Câu 23: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng. A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. C. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn. D. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. Câu 24: Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là. A. Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa). B. Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Rừng mưa nhiệt đới. C. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Đồng rêu hàn đới. D. Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa). III – PHẦN RIÊNG DÀNH CHO HỌC SINH TỪ 12A18 ĐẾN 12A20 Trang 3/5 Mã đề thi 480
- Câu 25: Cho các quần xã sinh vật sau: (1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng. (2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế. (3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. (4) Rừng lim nguyên sinh. (5) Trảng cỏ. Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là A. (5) → (3) → (1) → (2) → (4). B. (2) → (3) → (1) → (5) → (4). C. (4) → (1) → (3) → (2) → (5). D. (4) → (5) → (1) → (3) → (2). Câu 26: Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây. (1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm. (2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm. (3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng. (4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên. A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. B. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài. C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. Câu 28: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hoá được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng. A. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh. B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. D. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. Câu 29: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh, diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (4), (3), (2). C. (1), (2), (4), (3). D. (1), (3), (4), (2). B PHẦN TỰ LUẬN ( 4 điểm) Câu 1.Trình bày các loại môi trường sống của sinh vật( 1 điểm). Câu 2 . trình bày các mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã. ( 1 điểm). Câu 3 . Trình bày khái niệm diễn thế sinh thái, cho ví dụ. Phân loại diễn thế sinh thái. ( 1 điểm). Câu 4. Trình bày khái niệm quần thể sinh vật. cho ví dụ. ( 1 điểm). HẾT Trang 4/5 Mã đề thi 480
- Trang 5/5 Mã đề thi 480
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 179
5 p | 101 | 5
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 263
5 p | 134 | 5
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 209
5 p | 100 | 4
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 132
5 p | 96 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 566
5 p | 80 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 561
5 p | 93 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 564
5 p | 95 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 567
5 p | 117 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Toán lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Công Bình - Mã đề 628
5 p | 51 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 563
5 p | 111 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 568
5 p | 117 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 565
5 p | 99 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên - Mã đề 562
5 p | 88 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 131
5 p | 121 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 345
5 p | 62 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 801
5 p | 62 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 139
5 p | 74 | 1
-
Đề kiểm tra HK 2 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 135
5 p | 70 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn