ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ HỌC KỲ II LỚP 8<br />
Đề số 1 (Thời gian làm bài: 45 phút)<br />
A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU)<br />
Nội dung<br />
Nhận biết<br />
1. C¬ n¨ng<br />
(4t)<br />
- Công, c/suất<br />
- Cơ năng<br />
- Bảo toàn cn<br />
2. Cấu tạo<br />
chất(2t)<br />
3. Nhiệt<br />
năng(10)<br />
- Nhiệt năng<br />
- Truyền nhiệt<br />
- Nhiệt lượng<br />
Tổng<br />
<br />
Cấp độ nhận thức<br />
Thông hiểu<br />
Vận dụng 1<br />
2(1đ), 3(1đ),<br />
<br />
1(1đ)<br />
4(1đ)<br />
5(1đ), 7(1đ)<br />
<br />
6(1đ), 8(1đ)<br />
<br />
9(1đ), 10(1đ)<br />
12(1đ), 15(1đ)<br />
16(1đ), 17(1đ)<br />
18(1đ) 20(1đ)<br />
<br />
11(1đ),<br />
13(1đ),<br />
14(1đ).<br />
<br />
21(4đ)<br />
<br />
KQ(10đ)<br />
=30%<br />
<br />
KQ(7đ)<br />
=27%<br />
<br />
KQ(2đ)+TL(4đ)<br />
=20%<br />
<br />
Tổng<br />
Vận dụng 2<br />
22(6đ)<br />
<br />
5c(10đ)<br />
= 33,3%<br />
4c(4đ)<br />
= 13,3%<br />
13c(16đ)<br />
= 53,4%<br />
<br />
19(1đ)<br />
KQ(1đ)+TL(6đ)<br />
= 23%<br />
<br />
22c(30đ)<br />
= 100%<br />
<br />
B. NỘI DUNG ĐỀ<br />
I. Hãy chọn phương án đúng.<br />
Câu 1. Trong dao động của con lắc vẽ ở hình 1, khi nào<br />
chỉ có một hình thức chuyển hoá năng lượng từ thế năng<br />
sang động năng?<br />
A. Khi con lắc chuyển động từ A đến C.<br />
B. Khi con lắc chuyển động từ C đến A.<br />
C. Khi con lắc chuyển động từ A đến B.<br />
D. Khi con lắc chuyển động từ B đến C.<br />
<br />
Hình 1<br />
<br />
Câu 2. Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60 N từ giếng sâu 6 m<br />
lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?<br />
A. 360 W<br />
B. 720 W<br />
C. 180 W<br />
D. 12 W<br />
Câu 3. Cần cẩu A nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng<br />
được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.<br />
A. Công suất của A lớn hơn.<br />
B. Công suất của B lớn hơn.<br />
C. Công suất của A và của B bằng nhau.<br />
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.<br />
1<br />
<br />
Câu 4. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có<br />
động năng, vừa có thế năng?<br />
A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.<br />
B. Chỉ khi vật đang đi lên.<br />
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.<br />
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.<br />
Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?<br />
A. Chuyển động không ngừng.<br />
B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.<br />
C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.<br />
D. Chỉ có thế năng, không có động năng.<br />
Câu 6. Vì sao quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?<br />
A. Vì khi thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên<br />
co lại;<br />
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại;<br />
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài;<br />
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân<br />
tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.<br />
Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng của<br />
các nguyên tử, phân tử gây ra?<br />
A. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước<br />
B. Sự tạo thành gió<br />
C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng<br />
D. Sự hòa tan của muối vào nước<br />
Câu 8. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại<br />
lượng nào dưới đây của vật không thay đổi?<br />
A. Khối lượng và trọng lượng<br />
B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng<br />
C. Thể tích và nhiệt độ<br />
D. Nhiệt năng<br />
Câu 9. Câu nào đưới đây nói về nhiệt năng là không đúng?<br />
A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.<br />
B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra.<br />
C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.<br />
D. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.<br />
Câu 10. Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng ?<br />
A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng.<br />
B. Khi vật toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm .<br />
2<br />
<br />
C. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng .<br />
D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền<br />
nhiệt được gọi là nhiệt lượng.<br />
Câu 11. Có 3 bình giống nhau A, B, C, đựng cùng một loại<br />
chất lỏng ở cùng một nhiệt độ (hình 2). Sau khi dùng các<br />
đèn cồn toả nhiệt giống nhau để đun nóng các bình này<br />
trong những khoảng thời gian như nhau thì nhiệt độ của<br />
chất lỏng ở các bình sẽ như thế nào?<br />
Hình 2<br />
A. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C.<br />
B. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A.<br />
C. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình C cao nhất, rồi đến bình B, bình A.<br />
D. Nhiệt độ của chất lỏng ở 3 bình như nhau.<br />
Câu 12. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa<br />
nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?<br />
A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.<br />
B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.<br />
C. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.<br />
D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.<br />
Câu 13. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong trường hợp nào dưới<br />
đây?<br />
A. Chỉ trong chất lỏng<br />
B. Chỉ trong chân không<br />
C. Chỉ trong chất lỏng và chất rắn<br />
D. Trong cả chất lỏng, chất rắn và chất khí<br />
Câu 14. Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách nào dưới đây?<br />
A. Chỉ bằng cách dẫn nhiệt<br />
B. Chỉ bằng cách đối lưu<br />
C. Chỉ bằng cách bức xạ nhiệt<br />
D. Bằng cả 3 cách trên<br />
Câu 15. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?<br />
A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi<br />
trong quá trình truyền nhiệt.<br />
B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.<br />
C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.<br />
D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.<br />
<br />
3<br />
<br />
Câu 16. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng?<br />
A. Jun, kí hiệu là J<br />
B. Jun trên kilôgam Kelvin, kí hiệu là J/kg.K<br />
C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg<br />
D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg<br />
Câu 17. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật?<br />
A. Q = mc∆t, với ∆t là độ giảm nhiệt độ<br />
B. Q = mc∆t, với ∆t là độ tăng nhiệt độ<br />
C. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật<br />
D. Q = mc(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật<br />
Câu 18. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước<br />
nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây?<br />
A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.<br />
B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.<br />
C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.<br />
D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.<br />
Câu 19. Hình 3 vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo theo thời gian của<br />
3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gian<br />
bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng ma > mb > mc.<br />
Nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường chung quanh thì trường hợp nào dưới đây<br />
đúng?<br />
A. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c,<br />
đường III ứng với vật a;<br />
B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c,<br />
đường III ứng với vật b;<br />
C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b,<br />
đường III ứng với vật a;<br />
D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a,<br />
Hình 3<br />
đường III ứng với vật c.<br />
Câu 20. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền<br />
A. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.<br />
B. từ vật có nhịêt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.<br />
C. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.<br />
D. từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.<br />
<br />
4<br />
<br />
II. Giải các bài tập sau:<br />
Câu 21. Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một<br />
học sinh thả một miếng chì khối lượng 310g được nung nóng tới 1000C vào 0,25<br />
lít nước ở 58,50C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì<br />
là 600C.<br />
a. Tính nhiệt lượng nước thu được.<br />
b. Tính nhiệt dung riêng của chì.<br />
c. Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng?<br />
Câu 22.Hình bên mô tả thí nghiệm nhằm chứng minh ròng rọc động không cho lợi về<br />
công. Hãy dựa vào hình này và các câu sau đây để mô tả phương án thí nghiệm.<br />
a. Liệt kê tên các dụng cụ dùng trong thí<br />
nghiệm.<br />
b.Nếu quả nặng dùng trong thí nghiệm<br />
có khối lượng 125g, ròng rọc động có<br />
khối lượng 25g, thì phải dùng lực kế nào<br />
trong các lực kế sau?<br />
- Lực kế 1 có GHĐ 5N và ĐCNN 0,1N ;<br />
- Lực kế 2 có GHĐ 2N và ĐCNN<br />
0,05N ;<br />
- Lực kế 3 có GHĐ 1N và ĐCNN<br />
0,05N.<br />
Hãy giải thích việc lựa chọn của mình.<br />
c. Liệt kê các bước tiến hành thí nghiệm.<br />
d. Thí nghiệm cho kết quả thế nào thì có thể kết luận ròng rọc động không<br />
cho lợi về công?<br />
<br />
5<br />
<br />