Đề kiểm tra HK1 Sinh 10 - (Kèm Đ.án)
lượt xem 16
download
Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 10 kèm đáp án này giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, ôn tập kiểm tra, thi cuối kỳ, rèn luyện kỹ năng để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình lớp 10.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK1 Sinh 10 - (Kèm Đ.án)
- SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT HƯỚNG HOÁ Môn: Sinh học 10 cơ bản Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề bài Câu 1: (3 điểm) Phân biệt đặc điểm cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Kích thước nhỏ đem lại lợi thế gì cho tế bào nhân sơ? Câu 2: (3 điểm) Trình bày cấu trúc và cơ chế tác động của enzim. Tại sao khí tăng nhiệt độ cao quá nhiệt độ tối ưu của enzim nào đó thì hoạt tính của enzim giảm dần hoặc mất hoạt tính? Câu 3: (4 điểm) Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa lục lạp và ti thể. Đáp án Câu 1: (3đ) 1. Phân biệt đặc điểm cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực(2đ) * Cấu trúc tế bào nhân sơ
- - Chưa có màng nhân, chưa có nhân hoàn chỉnh(vùng nhân chứa ADN dạng vòng không liên kết với prôtêin histôn) - Không có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt. - Không có các bào quan có màng bao bọc. - Kích thước nhỏ. * Cấu trúc của tế bào nhân thực. - Có màng nhân, có nhân hoàn chỉnh(nhân chứa ADN dạng xoắn kép liên kết với prôtêin histôn). - Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt. - Có nhiều bào quan có màng bao bọc(như lưới nội chất, ti thể, lục lạp, bộ máy gôngi....) - Kích thước lớn gấp khoảng 10 lần kích thước tế bào nhân sơ. 2. Kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ đem lại ưu thế: (1đ) - Tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt cơ thể/ thể tích cơ thể) lớn nên quá trình trao đổi chất với môi trường diễn ra mạnh. - Sinh trưởng, phát triển nhanh; sinh sản nhanh, phân bố rộng. Câu 2: Cấu trúc và cơ chế tác động của enzim. 1. Cấu trúc của enzim(1,5đ)
- - Enzim là một chất xúc tác sinh học được sinh ra bởi cơ thể sống.Enzim có bản chất là prôtêin có cấu trúc như sau: - Enzim 1 thành phần: prôtêin - Enzim 2 thành phần: prôtêin và một phần tử hữu cơ nhỏ(côenzim) -Trung tâm hoạt động của enzim: + Chỗ lõm xuống hay một khe nhỏ trên bề mặt của enzim để liên kết cơ chất. + Cấu hình không gian của enzim tương ứng với cấu hình của cơ chất. - Cơ chất là chất chịu tác dụng của enzim tương ứng. 2. Cơ chế tác động của enzim(1đ) - Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên hợp chất trung gian(enzim-cơ chất). - Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm và giải phóng enzim nguyên vẹn.Enzim được giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng với cơ chất mới cùng loại. Sơ đồ: E(enzim) + S(cơ chất) → E – S (hợp chất trung gian) → P(sản phẩm) + E
- 3. Vì enzim có bản chất là prôtêin nên khi tăng nhiệt độ quá nhiệt độ tối ưu của enzim thì enzim bị mất hoạt tính và mất chức năng xúc tác.(0,5đ) Câu 3: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa ti thể và lục lạp: 1. Giống nhau(2đ) - Đều có cấu trúc màng kép bao bọc bên ngoài. - Là bào quan tạo năng lượng cho tế bào(tổng hợp ATP). - Đều có chất nền chứa ADN và ribôxôm. - Đều có nguồn gốc từ vi khuẩn sống cộng sinh ở tế bào nhân thực 2. Khác nhau(2đ) Đặc Ti thể Lục lạp điểm so sánh Cấu tạo - Có màng ngoài trơn nhẵn, - Có 2 màng đều trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang trong hạt grana có chồng các ti thể tạo thành các mào trên đó túi màng tilacôit xếp chồng lên có nhiều enzim hô hấp. nhau, trên đó có nhiều enzim pha sáng. Loại tế - Có ở mọi loại tế bào - Chỉ có ở các tế bào quang bào hợp ở thực vật. Tổng - ATP được tổng hợp từ phân - ATP được tổng hợp ở pha
- hợp và giải chất hữu cơ. sáng sử dụng - ATP được dung cho mọi hoạt - Chỉ được dùng cho quang hợp ATP động sống của tế bào(kể cả ở pha tối. hoạt động quang hợp).
- TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ tên:………………………………….. MÔN: SINH HỌC KHỐI 10 Lớp: 10C… THỜI GIAN: 45 PHÚT ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) ( Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất nêu dưới đây) Câu 1. Đơn vị cơ bản nhất của thế giới sống: a. Tế bào b. Cơ thể c. Quần thể d. Quần xã. Câu 2. Liên kết giữa các đơn phân của ADN là liên kết: a. peptit b. photphodieste c. hiđrô d. trừ hóa trị Câu 3. Một gen có A = 300, G = 3T. Chiều dài của gen bằng bao nhiêu A0? a. 1020 b. 2040 c. 3063 d. 4080 Câu 4. Trong phân tử ADN, hai chuổi polinuclêôtit liên kết với nhau bằng : a. liên kết hiđrô b. liên kết glicôzit c. liên kết peptit d. liên kết photphođieste. Câu 5. Trong phân tử prôtêin, các aa liên kết với nhau bằng liên kết gì? a. liên kết hiđrô b. liên kết glicôzit c. liên kết peptit d. liên kết photphođieste. Câu 6. Hiện tượng biến tính protein là hiện tượng……. a. protein bị phá hủy cấu trúc và chức năng b. mất chức năng sinh học c. phá hủy cấu trúc không gian ba chiều d. câu b và c đúng. Câu 7. Ở vi khuẩn thành tế bào cấu tạo từ chất: a. xenlulozơ b. kitin c. peptidoglican d. photpholipi Câu 8. Trong tế bào, nhân có vai trò gì? a. lưu giữ thông tin di truyền b. nơi tổng hợp protein cho tế bào c. hình thành nên thoi vô sắc d. duy trì hình dạng tế bào Câu 9. Trong cơ thể người, tế bào nào có nhiều ti thể nhất? a. xương b. Biểu bì c. Hồng cầu d. Cơ tim Câu 10. Trong cơ thể người, tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển nhất? a. thần kinh b. hồng cầu c. cơ d. bạch cầu Câu 11. Ribôxom khu trú trong bào quan nào? a. Ti thể b. lục lạp c. lưới nội chất hạt d. lưới nội chất trơn Câu 12. Trong cơ thể người, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển nhất? a. thần kinh b. hồng cầu c. gan d. bạch cầu PHẦN TỰ LUẬN (7đ) Câu 1. Cho 1 gen có 1800 liên kết hidro, hiệu số giữa G với 1 loại không bổ sung với nó là 100 nu a/. Gen trên có số nu từng loại là bao nhiêu? (0,5đ) b/. Gen trên có tổng số nu là bao nhiêu? (0.5đ) c/. Tính chiều dài của gen theo A0. (0,5đ) Biết L = N/2 x 3.4 (A0) và H = 2A + 3G ( Lưu ý: gồm những bài tập của ADN) .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................................
- Câu 2. Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? (1,5đ) .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... Câu 3. Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? (2đ) .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... Câu 4. So sánh vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động? (2đ) .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................
- Đáp án: Môn sinh học lớp 10 kiểm tra học kì I PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) 1 a 7 c 2 b 8 a 3 d 9 d 4 a 10 d 5 c 11 c 6 d 12 c PHẦN TỰ LUẬN (7đ) Câu 1: a. Nu từng loại 2A + 3G = 1800 G –A = 100 Giải hệ ta được: A = T = 300 G = X = 400 b . N = 2(A + G) = 1400 c. L = N/2 x3.4 = 2380 3/. Tại sao chúng ta lại cần ăn prôttêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? - Tham gia cấu trúc Prôtêin từ 20 loại aa khác nhau, trong đó có một số aa mà cơ thể người không tự tổng hợp được ( â không thay thế) mà phải lấy từ thức ăn. - Cần ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại aa cho cơ thể. 7/. Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực TB nhân sơ TB nhân thực Kích thước nhỏ Lớn hơn Vùng nhân có ADN dạng vòng Vật chất di truyền được bao bọc bởi 2 lớp màng gọi là nhân Bào quan chưa có màng bao bọc Có nhiều bào quan có màng bao bọc Đại diện: vi khuẩn thuộc giới khởi sinh Giới nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật. 9/. So sánh vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động. Giống nhau: - Vận chuyển các chất qua màng sinh chất khi có sự chênh lệch nồng độ chất tan. - Không làm biến dạng màng sinh chất. Khác nhau: Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Vận chuyển chất theo chiều Gradien Vận chuyển chất ngược chiều Gradien nồng độ ( từ nơi có nồng độ cao đến nơi nồng độ ( từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ thấp) có nồng độ cao) Không tiêu tốn năng lượng Tiêu tốn năng lượng Khi có sự chênh lệch nồng độ Theo nhu cầu của tế bào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK1 môn Sinh - Lý 10
13 p | 132 | 9
-
Đề kiểm tra HK1 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Hàm Thuận Bắc - Mã đề 1027
3 p | 90 | 6
-
Đề kiểm tra HK1 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Hàm Thuận Bắc - Mã đề 4805
3 p | 101 | 5
-
Đề kiểm tra HK1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 106
3 p | 81 | 3
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 108
3 p | 64 | 3
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 274
3 p | 36 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 104
3 p | 71 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 103
3 p | 55 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 101
3 p | 41 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 298
2 p | 35 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 249
2 p | 44 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 478
3 p | 55 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 430
3 p | 41 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 361
3 p | 47 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 312
3 p | 47 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Trãi - Mã đề 173
2 p | 42 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 104
4 p | 37 | 1
-
Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 102
3 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn