Đề kiểm tra HK2 môn Sinh (Kèm đáp án)
lượt xem 8
download
Mời các bạn cùng tham khảo đề kiểm tra học kỳ 2 môn Sinh họcdành cho học sinh lớp 6, 9 sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK2 môn Sinh (Kèm đáp án)
- Đề kiểm tra học kỳ II Năm học: 2010 –2011 Môn: Sinh học 6 Thời gian làm bài: 45’ Đề bài 1 Câu I (2,5 điểm): Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau. 1. Hiện tượng thụ tinh là: a. Hiện tượng kết hạt và tạo quả. b. Hiện tượng hạt phấn nảy mầm thành ống phấn, ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ, vòi nhuỵ vào trong bầu gặp noãn. c. Hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành một tế bào mới là hợp tử. d. Cả b và c. 2. Quả và hạt có những cách phát tán nào? a. Tự phát tán. b. Phát tán nhờ gió. c. Phát tán nhờ con người và động vật. d. Cả a, b, c. 3. Điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm là: a. Đủ nước. b. Có đủ không khí và nhiệt độ thích hợp. c. Hạt giống phải có chất lượng tốt. d. Cả a, b, c. 4. Cây có hoa là một thể thống nhất vì: a. Có đầy đủ các cơ quan như: Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. b. Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan. c. Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan. d. Cả b và c. 5. Thực vật góp phần giữ cân bằng khí ôxi và cacbônic trong không khí là nhờ quá trình: a. Quang hợp. b. Hô hấp. c. Thoát hơi nước. d. Cả a, b. Câu II (2,5 điểm): Điền các chữ A, B, C... vào cột trả lời ứng với các số 1, 2, 3... cho đúng đặc điểm của các ngành thực vật. Các ngành Đặc điểm chính của mỗi ngành Trả lời A. Thân không phân nhánh, rễ giả lá nhỏ chưa có 1. Các ngành Tảo gân giữa. Sống ở cạn, thường là nơi ẩm ướt. Có bào 1. tử.
- B. Đã có rễ, thân, lá. Có nón . Hạt hở (hạt nằm trên 2. Ngành Rêu 2. lá noãn) sống ở cạn là chủ yếu. 3. Ngành Dương xỉ C. Chưa có rễ, thân, lá. sống ở nước là chủ yếu. 3. D. Có rễ, thân, lá chính thức, đa dạng. Sống ở cạn là 4. Ngành Hạt trần 4. chủ yếu có hoa và quả. Hạt nằm trong quả. E. Đã có thân, rễ, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào 5. Ngành Hạt kín 5. tử. Bào tử nảy mầm thành nguyên tản. Câu III (2 điểm): Điền từ thích hợp: Vận chuyển, lục lạp, lỗ khí, đóng mở vào chỗ trống trong các câu sau đây: - Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều (1...), hoạt động (2...) của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài. Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều (3...) có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ. Gân lá có chức năng (4...) các chất cho phiến lá. 1 2 3 4 Câu IV (1,5 điểm): Thế nào là hình thức sống cộng sinh? Cho ví dụ và phân tích để thấy rõ được điều đó. Câu V (1,5 điểm): Cây thông đã có hoa và quả thực sự chưa, giải thích. Đáp án - Biểu điểm: Câu I (2 điểm): 1. c 2. d 3. d 4. d 5. a Câu II (2,5 điểm): 1 - C 2-A 3-E 4-B 5-D Câu III (2 điểm): 1. Lỗ khí 2. Đóng mở 3. Lục lạp 4. Vận chuyển Câu IV (1,5 điểm): Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. (0,5 đ) - Ví dụ: Địa y, một số vi khuẩn sống trong nốt sần các rễ cây họ đậu. (0,5 đ) - Trong địa y: Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên. Trong
- cuộc sống chung này tảo và nấm đều có vai trò nhất định không bên nào lệ thuộc hoàn toàn vào bên nào. Mà cả hai bên đều có lợi. (0,5 đ) Câu V (1,5 điểm): Cây thông chưa có hoa mà chỉ có nón là cơ quan sinh sản vì: Nón chưa có cấu tạo nhị và nhuỵ điển hình. Đặc biệt chưa có bầu nhuỵ chứa noãn ở bên trong. Mặc dầu cũng có bộ phận mang hạt phấn và noãn. (0,75 đ). Cây thông chưa có quả mà chỉ có nón vì: ở thông, hạt vẫn còn nằm lộ ra bên ngoài lá noãn hở (nên gọi là hạt trần): Nó chưa có quả thật sự. (0,75 đ). Đề 2 I. Trắc nghịêm khách quan (4 điểm) Khoanh tròn vào đầu câu trả lời em cho là đúng nhất trang các câu sau: 1. Giao phấn là hiện tượng: A. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa đó B. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ C. Hạt phấn của hoa này tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa kia. D. Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái trong noãn tạo thành hợp tử. 2. Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm : A. Quả khi chín tự mở được B. Quả có gai móc C. Quả bà hạt nhẹ thường có cánh hoặc chùm lông D. Quả khô tự mở 3. Đặc điểm đặc trưng của Quyết là: A. Sinh sản bằng hạt B. Đã có rễ, thân, lá, có mạch dẫn C. Chưa có rễ, thân, lá thật D. Nón đực nằm ở ngọn cây 4. Nhóm gồm toàn những cây hai lá mầm là: A. Cây lúa, cây xoài, cây ngô B. cây tỏi, cây táo, cây cà chua C. Cây bưởi, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn D. Cây cam, cây hoa hồng, cây vải thiều, cây tỏi 5. Đặc điểm đặc trưng của cây hạt kín là: A. Đã có hoa, sinh sản bằng hạt B. Đã có rễ thân lá thật, có mạch dẫn
- C. Chưa có rễ, thân, lá thật D. Nón đực nằm ở ngọn cây 6. Hoa tự thụ phấn có đặc điểm: A. Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính B. Hoa lưỡng tính, nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc C. Hoa đơn tính, màu sắc rựng rỡ, có hương thơm D. Hoa đơn tính có nhị và nhuỵ chín cùng một lúc 7. Chất dự chữ của hạt thường nằm ở đâu: A. Trong lá mầm hoặc phôI nhũ B. Trong chồi mầm hoặc phôI nhũ C. Trong thân mầm hoặc phôI nhũ . D. Trong thân mầm hoặc chồi mầm 8. Bộ phận bảo vệ của hoa là: A. Đế hoa, cánh hoa B. Đế hoa, nhị hoa C. Cánh hoa, nhị hoa D. Cánh hoa, nhuỵ hoa II. Tự luận (6 điểm) Câu 1: Tại sao người ta nói “ thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hạt” ? Câu 2: Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào? Câu 3: Quả phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì? Câu 4: So sánh cây thuộc lớp một lá mầm và cây cây thuộc lớp hai lá mầm? Biểu điểm: I. Trắc nghiệm:( 4 điểm ) ý Tră lời điểm Câu 1 1 C 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 8 A 0,5 II. Tự luận: (6 điểm) Câu Đáp án Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì: - Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước Câu này sau đó chảy vào chỗ chũng tạo thành sông , suối… góp phần tránh hạn hán. 1 - Ngoài ra, tác dụng giữ nước của rễ , sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây
- rừng …. Góp phần hạn chế lũ lút trên tráI đất. * Điều kiện cho hạt nảy mầm: Câu - Đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp 2 - Chất lượng hạt tốt: Không bị mối mọt, sứt sẹo, nấm mốc… * Quả và hạt phát tán nhờ động vật thường có đặc điểm: - Quả có nhiều gai hoắc móc để bám trên lông động vật giúp 0,5 phát tán đI xa. Câu 3 - Quả làm thức ăn cho động vật có màu sắc sặc sỡ, mùi thơm 0,5 để lôI cuốn động vật, hạt có vỏ cứng nên không bị tiêu hoá, chúng theo phân động vật phát tán khắp nơi. Câu 4: So sánh cây thuộc lớp 1 và 2 lá mầm Đặc Lớp 1 lá mầm Lớp 2 lá mầm Điểm điểm - Rễ - Chùm - Cọc 0,5 Kiểu - Song song, hình cung - Hình mạng 0,5 gân lá Thân - Cỏ, cột - Thân gỗ, cỏ leo 0,5 Hạt - Phôi có 1 lá mầm - PhôI có 2 lá mầm 0,5 Tổng điểm: 10
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC 9 – NĂM HỌC 2013 - 2014 Thời gian 45 phút( Không kể thời gian giao đề) A. Trắc nghiệm (4 điểm) - Thời gian làm bài 18 phút I. Hãy chọn đáp án đúng trong những câu sau (2 điểm) Câu 1: Động vật có hình thức sinh sản hữu tính cao nhất: A. thân mềm. B. chim C. sâu bọ D. thú. Câu 2: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì: A. Động vật ngủ đông dài B. Khí hậu rất khắc nghiệt C. Động vật sinh sản ít D. Khí hậu khá phù hợp Câu 3: Cá voi có quan hệ họ hàng gần với: A. Hươu sao B. Tôm sông C. Châu chấu D. cá chép Câu 4: Bộ Gặm nhấm răng lớn nhất: A. răng nanh B. Răng hàm C. Răng cửa D. răng hàm và răng cửa. Câu 6: Sắp xếp tên các con động vật vào đúng ô phân loại: Cá chép, hổ, chim cánh cụt, chim bồ câu, cá sấu, rắn, chim én, chó, cá thu, vịt, kanguru, gấu túi. Nhóm cá Bộ ăn thịt Nhóm chim Nhóm chim Bò sát Bộ thú túi xương bơi bay
- Câu 3: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. Câu 5: Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh. Thế nào là động vật quý hiếm? Nêu các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm? Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ động vật quý hiếm ở Việt Nam? - Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay. - Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh. - Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh. - Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng. - Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ. - Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ. - Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông. * Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai. * Ưu điểm: - Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng. - Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. - Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên. Động vật quí hiếm là những động vật có giá tri về những mặt sau : thực phẩm , dược liệu , mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ , làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên.
- Để bảo vệ động vật quí hiếm cần đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng, cấm săn bắt, buôn bán trái phép, đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng khu dự trữ thiên nhiên. Học sinh trình bày được biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm ở Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
5 p | 154 | 11
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 135
5 p | 109 | 7
-
Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
5 p | 86 | 7
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
3 p | 81 | 7
-
Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
5 p | 116 | 6
-
Đề kiểm tra HK2 môn tiếng Anh 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
3 p | 150 | 6
-
Đề kiểm tra HK2 môn Hoá học lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
3 p | 99 | 6
-
Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
5 p | 157 | 5
-
Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357
5 p | 102 | 5
-
Đề kiểm tra HK2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 213
5 p | 67 | 3
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 483
5 p | 67 | 3
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 210
5 p | 100 | 3
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 493
3 p | 120 | 3
-
Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí lớp 10 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
3 p | 146 | 3
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 356
4 p | 72 | 2
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 326
3 p | 81 | 2
-
Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học lớp 9 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tam Dương
1 p | 61 | 2
-
Đề kiểm tra HK2 môn Vật lí lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
4 p | 81 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn