SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
LẠNG SƠN<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, LỚP 12 THPT<br />
NĂM HỌC: 2012 - 2013<br />
<br />
Môn: Ngữ văn<br />
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
(Đề gồm: 01 trang, 03 câu)<br />
<br />
Câu 1 (2 điểm):<br />
Nêu những đặc điểm cơ bản phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?<br />
Câu 2 (3 điểm):<br />
Có ý kiến cho rằng: Tự tin giúp người ta vượt qua những hạn chế của chính mình.<br />
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến<br />
trên.<br />
Câu 3 (5 điểm):<br />
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:<br />
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!<br />
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi<br />
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi<br />
Mường Lát hoa về trong đêm hơi<br />
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm<br />
Heo hút cồn mây súng ngửi trời<br />
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống<br />
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”<br />
(Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ văn 12, NXB Giáo dục - 2011)<br />
<br />
.............................Hết........................<br />
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
<br />
Họ và tên thí sinh.........................................................Số báo danh...............<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
LẠNG SƠN<br />
HDC CHÍNH THỨC<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I, LỚP 12 THPT<br />
NĂM HỌC: 2012 - 2013<br />
<br />
HƢỚNG DẪN CHẤM<br />
Môn: Ngữ văn<br />
(Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang)<br />
<br />
I. Hƣớng dẫn chung<br />
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài<br />
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.<br />
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc<br />
vận dụng đáp án và thang điểm. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.<br />
- Việc chi tiết điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm<br />
của mỗi câu và được thống nhất tại Hội đồng chấm thi.<br />
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5 điểm: lẻ<br />
0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).<br />
II. Đáp án và thang điểm<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Câu 1:<br />
(2 điểm)<br />
<br />
Câu 2:<br />
(3điểm)<br />
<br />
Nội dung<br />
Những đặc điểm cơ bản phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.<br />
- Về nội dung: mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.<br />
+ Hồn thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình<br />
cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.<br />
+ Thơ mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của<br />
đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những<br />
vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.<br />
+ Những tư tưởng, tình cảm lớn của con người, những vấn đề<br />
lớn lao của đời sống được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất<br />
tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành.<br />
- Về nghệ thuật: mang tính dân tộc đậm đà.<br />
+ Thể loại: vận dụng thành công những thể thơ truyền thống của<br />
dân tộc.<br />
+ Ngôn ngữ: thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen<br />
thuộc với dân tộc; phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng<br />
Việt.<br />
*Lưu ý: Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách khác<br />
nhau nhưng phải nêu chính xác, đầy đủ các ý trên, diễn đạt rõ<br />
ràng, có sự phân tích mới được tối đa điểm.<br />
Suy nghĩ về ý kiến: Tự tin giúp người ta vượt qua những hạn<br />
chế của chính mình.<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu<br />
loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức:<br />
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn<br />
<br />
Điểm<br />
0,5<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
Câu 3:<br />
(5 điểm)<br />
<br />
chứng phải hợp lí; cần làm rõ các ý sau:<br />
- Nêu được vấn đề nghị luận.<br />
- Giải thích:<br />
+ Tự tin: tự mình tin tưởng vào khả năng của bản thân mình,<br />
không bị chi phối, tác động bởi những khó khăn.<br />
+ Hạn chế của chính mình: là những điểm yếu của bản thân.<br />
+ Câu nói khẳng định vai trò quan trọng của sự tự tin như một<br />
động lực để tự mình khắc phục, vượt qua những khó khăn đang<br />
tồn tại trong chính bản thân.<br />
- Bàn luận:<br />
+ Những hạn chế trong bản thân mỗi con người thường khiến<br />
người đó có tâm lý mặc cảm, mất tự tin, lo lắng, sợ sệt, rất dễ<br />
dẫn đến những thất bại.<br />
+ Tự tin giúp con người thắng những mặc cảm, tự ti, sự nhút<br />
nhát; bình tĩnh, sáng suốt, chủ động giải quyết tốt công việc; tạo<br />
ra niềm tin, động lực vươn tới những thử thách của cuộc sống và<br />
chiến thắng nó.<br />
+ Tự tin góp phần tạo nên bản lĩnh, cốt cách; khẳng định được<br />
năng lực và phẩm chất; đây là đức tính quý báu cần có ở mỗi<br />
người.<br />
+ Tự tin khác với tự cao tự đại, tự phụ; để có tự tin cần phải<br />
không ngừng học hỏi, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu nâng cao<br />
nhận thức, khắc phục khó khăn, hoàn thiện bản thân.<br />
- Nhận ra vai trò quan trọng của sự tự tin; bản thân luôn luôn tự<br />
tin trước khó khăn, trước hết là những khó khăn ở tuổi học trò.<br />
- Đánh giá chung<br />
* Lưu ý:<br />
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ<br />
năng và kiến thức.<br />
- Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được<br />
chấp nhận.<br />
Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang<br />
Dũng.<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu<br />
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ<br />
pháp.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức:<br />
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ<br />
Tây Tiến, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần<br />
làm rõ được các ý cơ bản sau:<br />
- Nêu được vấn đề nghị luận.<br />
- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của tác giả về<br />
thiên nhiên, cuộc sống miền Tây và đoàn quân Tây Tiến.<br />
- Thiên nhiên, cuộc sống miền Tây với không gian núi rừng hùng<br />
vĩ, hiểm trở nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình.<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
1,0<br />
1,0<br />
<br />
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên chặng đường hành<br />
quân đầy gian khổ, nguy hiểm mà tâm hồn trẻ trung, trong sáng,<br />
bay bổng, lãng mạn.<br />
- Nghệ thuật: có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và<br />
lãng mạn; ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu; biện<br />
pháp tu từ được sử dụng đặc sắc;...<br />
- Đánh giá chung.<br />
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu<br />
về kĩ năng và kiến thức.<br />
<br />
..........Hết.........<br />
<br />
1,0<br />
1,0<br />
0,5<br />
<br />