SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT QUANG HÀ<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ÔN THI THPT<br />
NĂM HỌC 2017-2018, LẦN 2<br />
Môn: Hóa ; Khối 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br />
MÃ ĐỀ THI: 456<br />
<br />
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :<br />
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca =<br />
40; Pb = 207, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag=108; Ba = 137.<br />
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2<br />
(đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là<br />
A. 2,24.<br />
B. 5,60.<br />
C. 6,72.<br />
D. 4,48.<br />
Câu 2: Cho dãy các chất sau: CO2, CO, SiO2, NaHCO3, NH4Cl. Số chất trong dãy tác dụng với dung<br />
dịch NaOH loãng, ở nhiệt độ thường là<br />
A. 2.<br />
B. 4<br />
C. 5.<br />
D. 3.<br />
Câu 3: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?<br />
A. Polisaccarit.<br />
B. Poli (etylen terephtalat).<br />
C. Nilon-6,6.<br />
D. Poli (vinyl clorua).<br />
Câu 4: Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch Br2 thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol Br2.<br />
Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a,<br />
b là?<br />
A. V=22,4(b+7a).<br />
B. V=22,4(b+6a).<br />
C. V=22,4(4a+ b).<br />
D. V=22,4(b+3a).<br />
Câu 5: Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là<br />
A. 8,96.<br />
B. 13,44.<br />
C. 4,48.<br />
D. 6,72.<br />
Câu 6: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử yếu nhất?<br />
A. Ag.<br />
B. Al.<br />
C. Mg.<br />
D. Fe.<br />
Câu 7: "Nước đá khô" không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô<br />
rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là<br />
A. CO rắn.<br />
B. SO2 rắn.<br />
C. H2O rắn.<br />
D. CO2 rắn.<br />
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học<br />
A. CO2 + dung dịch Na 2SiO3 <br />
B. Si + dung dịch NaOH <br />
t<br />
C. SiO2 Mg <br />
D. Si + dung dịch HCl đặc <br />
<br />
Câu 9: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?<br />
A. CH3COOCH2C6H5.<br />
B. (C17H33COO)2C2H4.<br />
C. (C17H35COO)3C3H5.<br />
D. C15H31COOCH3.<br />
Câu 10: Axit benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích,<br />
nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật …. Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi<br />
khuẩn. Công thức của axit benzoic là<br />
A. C6H5COOH.<br />
B. C6H5-CH2COOH<br />
C. HOOC-COOH.<br />
D. HCOOH.<br />
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các<br />
chất NaOH, Cu, Mg(NO3)2, BaCl2, Al thì số chất phản ứng được với dung dịch X là<br />
A. 3.<br />
B. 2.<br />
C. 5.<br />
D. 4.<br />
Câu 12: Cho các dãy chất: metyl fomat, valin, tinh bột, etylamin, metylamoni axetat, Gly-Ala-Gly. Số<br />
chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng là<br />
A. 4.<br />
B. 2.<br />
C. 5.<br />
D. 3.<br />
Câu 13: Cho các nhận định sau:<br />
(1) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.<br />
(2) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.<br />
(3) Trong công nghiệp, một lượng lớn nhất chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.<br />
(4) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ.<br />
(5) Muối mononatri của axit glutaric là thuốc hỗ trợ thần kinh.<br />
o<br />
<br />
(6) Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm.<br />
Số nhận định đúng là<br />
A. 5.<br />
B. 6.<br />
C. 4.<br />
D. 3.<br />
Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau:<br />
(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.<br />
(2) Cho bột Zn vào luợng du dung dịch HCl.<br />
(3) Dần khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng<br />
(4) Cho Ba vào luợng du dung dịch CuSO4.<br />
(5) Cho dd Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.<br />
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu đuợc kim loại là<br />
A. 5.<br />
B. 2<br />
C. 4.<br />
D. 3.<br />
Câu 15: Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào<br />
dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Hiệu suất phản ứng lên men là<br />
A. 50,0%.<br />
B. 62,5%.<br />
C. 75,0%.<br />
D. 80,0%.<br />
Câu 16: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất<br />
là<br />
A. NaCl.<br />
B. NH3.<br />
C. Ba(OH)2.<br />
D. NaOH.<br />
Câu 17: Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra<br />
A. khí NO, NO2.<br />
B. khí CO2, NO.<br />
C. khí N2, CO2.<br />
D. khí NO2,<br />
CO2.<br />
Câu 18: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?<br />
A. Anilin.<br />
B. Glyxin.<br />
C. Metyl amin.<br />
D. Glucozơ.<br />
Câu 19: Chất nào sau đây thuộc polime thiên nhiên?<br />
A. Tơ nitron.<br />
B. Poli (vinyl clorua).<br />
C. Xenlulozơ.<br />
D. Tơ nilon-6,6.<br />
Câu 20: Cho dung dịch A chứa 1 mol CH3COOH tác dụng với dung dịch chứa 0,8 mol C2H5OH, hiệu<br />
suất phản ứng đạt 80%. Khối lượng của este thu được là<br />
A. 56,32g.<br />
B. 70,40g.<br />
C. 88,00g.<br />
D. 65,32g.<br />
Câu 21: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C=C và<br />
có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z sản phẩm cháy dẫn qua<br />
dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E<br />
với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp T chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2<br />
ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn<br />
hợp T là<br />
A. 8,64 gam.<br />
B. 9,72 gam.<br />
C. 4,68 gam.<br />
D. 8,10 gam.<br />
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam K2O vào 70,6 gam nước, thu được dung dịch KOH có nồng độ<br />
x%. Giá trị của X là<br />
A. 14.<br />
B. 18.<br />
C. 22.<br />
D. 16.<br />
Câu 23: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên<br />
kết peptit trong phân tử X là<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 1.<br />
D. 3.<br />
Câu 24: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?<br />
A. H2NCH2CH2COOH.<br />
B. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.<br />
C. H2NCH2CH2CONHCH2COOH.<br />
D. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH.<br />
Câu 25: Dung dịch X gồm NaOH x mol/lit và Ba(OH)2 y mol/lit và dung dịch Y gồm NaOH y mol/lit<br />
và Ba(OH)2 x mol/lit. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch A và<br />
1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch B<br />
và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch A và B phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa<br />
trắng, các phản ứng đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần<br />
lượt là?<br />
A. 0,1 và 0,075.<br />
B. 0,075 và 0,1.<br />
C. 0,1 và 0,05.<br />
D. 0,05 và 0,1.<br />
Câu 26: Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí<br />
nghiệm khác, cho 32,04 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 45,18<br />
gam muối khan. Vậy X là<br />
A. alanin.<br />
B. valin.<br />
C. axit glutamic.<br />
D. lysin.<br />
<br />
Câu 27: Cho các phát biểu sau:<br />
(a) Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.<br />
(b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.<br />
(c) Glucozơ thuộc loại monosacarit.<br />
(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.<br />
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.<br />
(f) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 2.<br />
B. 5.<br />
C. 4.<br />
D. 3.<br />
Câu 28: Hòa tan hết 15,755 gam kim loại M trong 200 ml dung dịch HCl IM, cô cạn dung dịch sau<br />
phản ứng thu được 23,365 gam chất rắn khan. Kim loại M là<br />
A. Zn.<br />
B. Ba.<br />
C. Na.<br />
D. Al.<br />
Câu 29: Thiết bị như hình vẽ dưới đây:<br />
<br />
Không thể dùng để thực hiện thí nghiệm nào trong số các thí nghiệm sau:<br />
A. Điều chế O2 từ KMnO4.<br />
B. Điều chế O2 từ NaNO3.<br />
C. Điều chế NH3 từ NH4Cl.<br />
D. Điều chế N2 từ NH4NO2.<br />
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm một axit, một este (đều no, đơn chức, mạch hở)<br />
và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,28 mol O2, tạo ra 0,2 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X vào dung<br />
dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là<br />
A. 0,06.<br />
B. 0,08.<br />
C. 0,04.<br />
D. 0,03.<br />
Câu 31: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />
Mẫu thử<br />
Thuốc thử<br />
Hiện tượng<br />
Dung dịch AgNO3 trong NH3,t0<br />
Kết tủa Ag<br />
X<br />
Quỳ tím<br />
Chuyển màu xanh<br />
Y<br />
Cu(OH)2, nhiệt độ thường<br />
Màu xanh lam<br />
Z<br />
Nước Brom<br />
Kết tủa trắng<br />
T<br />
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là<br />
A. Etyl fomat, lysin, saccarozơ, anilin.<br />
B. axetilen, lysin, glucozơ, anilin.<br />
C. glucozơ, alanin, lysin, phenol.<br />
D. metanal, anilin, glucozơ, phenol.<br />
Câu 32: Ure là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại<br />
phân bón hóa học nào sau đây?<br />
A. phân kali.<br />
B. phân lân.<br />
C. phân hỗn hợp.<br />
D. phân đạm.<br />
Câu 33: Axetilen thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?<br />
A. Anken.<br />
B. Ankin.<br />
C. Ankan.<br />
D. Aren.<br />
Câu 34: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng thì sẽ<br />
có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là<br />
A. Etylen glicol.<br />
B. ancol etylic.<br />
C. phenol.<br />
D. etanal.<br />
Câu 35: Thủy phân hoàn toàn 3,33 gam CH3COOCH3 cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M đun<br />
nóng. Giá trị của V là<br />
A. 60.<br />
B. 180.<br />
C. 120.<br />
D. 90.<br />
Câu 36: Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch X gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 1,5M vào 100 ml dung dịch Y<br />
gồm H2SO4 1M và ZnSO4 2,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị<br />
của m là<br />
A. 19,80.<br />
B. 78,05.<br />
C. 79,80.<br />
D. 89,70<br />
Câu 37: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn<br />
toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là<br />
A. 27,0%.<br />
B. 54,0%.<br />
C. 49,6%.<br />
D. 48,6%.<br />
<br />
Câu 38: Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Tính C%<br />
của chất tan trong dung dịch sau phản ứng?<br />
<br />
A. 34,05%.<br />
B. 45,30%.<br />
C. 30,45%.<br />
D. 35,40%.<br />
Câu 39: Hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng dư thấy còn<br />
lại 6,4 gam Cu không tan. Mặt khác hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp trên trong 240 gam dung dịch<br />
HNO3 31,5% (dùng dư) thu được dung dịch Y. Cho 600 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y.<br />
Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đôi thu được 78,16 gam<br />
rắn khan. Nồng độ C% của Cu(NO3)2 trong dung dịch Y có giá trị gần nhất với<br />
A. 11,55%.<br />
B. 11,70%.<br />
C. 11,60%.<br />
D. 11,65%.<br />
Câu 40: Cho các phát biểu sau về khả năng phản ứng của các chất:<br />
(a) Cu(OH)2 tan được trong dung dịch saccarozơ.<br />
(b) Glucozơ tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng.<br />
(c) Metyl metacrylat tác dụng với nước brom.<br />
(d) Tristearin cho phản ứng cộng với H2 có xúc tác Ni, đun nóng.<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 1.<br />
B. 4.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
--------------------------------------------------------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học;<br />
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br />
<br />