SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT QUANG HÀ<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ÔN THI THPT<br />
NĂM HỌC 2017-2018, LẦN 2<br />
Môn: Hóa ; Khối 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br />
MÃ ĐỀ THI: 345<br />
<br />
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :<br />
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca =<br />
40; Pb = 207, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag=108; Ba = 137.<br />
Câu 1: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dd chứa a mol Na2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Lượng<br />
kết tủa tạo ra được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của a là<br />
<br />
A. 0,06.<br />
B. 0,08.<br />
C. 0,30.<br />
D. 0,03.<br />
Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?<br />
A. CH3COOH.<br />
B. C2H5OH.<br />
C. HF.<br />
D. NaOH.<br />
Câu 3: X là este mạch hở có công thức phân tử C5H8O2; Y và Z là hai este (đều no, mạch hở, tối đa hai<br />
nhóm este, MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X, Y và Z, thu được 15,68 lít<br />
CO2 (đktc). Mặt khác, cho E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp hai ancol có<br />
cùng số cacbon và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là<br />
A. 74.<br />
B. 118.<br />
C. 88.<br />
D. 132.<br />
Câu 4: Cho các cặp dung dịch sau:<br />
(a) NaOH và Ba(HCO3)2;<br />
(b) NaOH và AlCl3;<br />
(c) NaHCO3 và HCl;<br />
(d) NH4NO3 và KOH;<br />
(e) Na2CO3 và Ba(OH)2;<br />
(f)AgNO3 và Fe(NO3)2.<br />
Số cặp dung dịch khi trộn với nhau có xảy ra phản ứng là<br />
A. 5.<br />
B. 6.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 5: Cho các phát biểu sau:<br />
(a) Axetilen và etilen là đồng đẳng của nhau.<br />
(b) Axit fomic có phản ứng tráng bạc.<br />
(c)Phenol là chất rắn, ít tan trong nước lạnh.<br />
(d) Axit axetic được tổng hợp trực tiếp từ metanol.<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 1.<br />
B. 3.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
Câu 6: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?<br />
A. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.<br />
B. Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch HCl.<br />
C. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.<br />
D. Cho Si vào dung dịch NaOH, đun nóng.<br />
Câu 7: Chất hữu cơ mạch hở X có công thức C8H15O4N. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dd<br />
NaOH, thu được (m + 1) gam muối Y của amino axit và hỗn hợp Z gồm hai ancol. Giá trị của m là<br />
A. 15,75.<br />
B. 47,25.<br />
C. 94,50.<br />
D. 7,27.<br />
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp saccazorơ, xenlulozơ cần 2,24 lít O2 và thu được V lít<br />
CO2. Các khí đo ở đktc. Giá trị của V là<br />
<br />
A. 2,24.<br />
B. 3,36.<br />
C. 4,48.<br />
D. 1,12.<br />
Câu 9: Cho các phát biểu sau:<br />
(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.<br />
(b) Khí NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.<br />
(c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.<br />
(d) Moocphin và cocain là các chất ma túy.<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 4.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 10: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được<br />
4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là<br />
A. 48,08%.<br />
B. 65,38%.<br />
C. 34,62%.<br />
D. 51,92%.<br />
Câu 11: Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X. Khí Y có thể là<br />
<br />
A. NH3.<br />
B. HCl.<br />
C. O2.<br />
D. Cl2.<br />
Câu 12: Hỗn hợp E gồm pentapeptit X, hexapeptit Y, Val-Ala (trong X, Y đều chứa cả Ala, Gly, Val<br />
và số mol Val-Ala bằng 1/4 số mol hỗn hợp E). Cho 0,2 mol hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với dung dịch<br />
chứa 0,95 mol NaOH, thu được hỗn hợp muối của Ala, Gly, Val. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 139,3<br />
gam E, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 331,1 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn<br />
hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?<br />
A. 64%.<br />
B. 68%.<br />
C. 60%.<br />
D. 62%.<br />
Câu 13: Cho dãy các chất: CH3COOH3NCH3, H2NCH2COONa, H2NCH2CONHCH2-COOH,<br />
ClH3NCH2COOH, saccarozơ và glyxin. Số chất trong dãy vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với<br />
dung dịch HCl là<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 5.<br />
Câu 14: Vinyl axetat có công thức cấu tạo là<br />
A. HCOOCH=CH2.<br />
B. CH3COOCH3. C. CH3COOCH=CH2.<br />
D. CH2=CHCOOCH3.<br />
Câu 15: Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Al và 0,35 mol Fe tác dụng với dd chứa hỗn hợp gồm<br />
Cu(NO3)2 và H2SO4, thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (gồm NO và H2), dung dịch chứa m gam<br />
muối và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại mạnh hơn chiếm 80,88% khối lượng). Giá<br />
trị của m là<br />
A. 52,04.<br />
B. 38,00.<br />
C. 47,84.<br />
D. 39,98.<br />
Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng.<br />
X (C6H11O4N) + NaOH → Y + Z + H2O.<br />
Y + HCl → HOOC–CH(NH3Cl)–CH2–CH2–COOH + NaCl.<br />
Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ. Phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Z là ancol etylic.<br />
B. Phân tử X có hai loại chức.<br />
C. X có hai cấu tạo thỏa mãn.<br />
D. Y là axit glutamic.<br />
Câu 17: Cho 13,50 gam một amin đơn chức X tác dụng hết với dung dịch axit HCl, thu được 24,45<br />
gam muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 1.<br />
Câu 18: Để phân biệt dung dịch phenol và ancol etylic, ta có thể dùng thuốc thử là<br />
A. kim loại Na.<br />
B. nước brom.<br />
C. quỳ tím.<br />
D. dung dịch NaCl.<br />
Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau<br />
a) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.<br />
b) Cho dung dịch NaOH (loãng, dư) vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và FeCl3.<br />
c) Cho dung dich<br />
̣ KHSO4 vào dung dich<br />
̣ Ba(HCO3)2.<br />
<br />
d) Cho nước cứng tạm thời vào dung dịch NaOH.<br />
Số thí nghiệm thu được kết tủa là<br />
A. 4.<br />
B. 3.<br />
C. 1.<br />
D. 2.<br />
Câu 20: Este X có công thức phân tử là C9H10O2, a mol X tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu<br />
được dung dịch Y không tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất<br />
trên là<br />
A. 9.<br />
B. 5.<br />
C. 6.<br />
D. 4.<br />
Câu 21: Cho các phát biểu:<br />
(a) Các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại.<br />
(b) Tính dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự: Ag, Cu, Au, Al, Fe.<br />
(c) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dd thành Cu.<br />
(d) Nhôm bị ăn mòn điện hóa khi cho vào dd chứa Na2SO4 và H2SO4.<br />
(e) Cho Fe vào dd AgNO3 dư, sau phản ứng thu được dd chứa hai muối.<br />
(g) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, sau phản ứng thu được Fe.<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 1.<br />
B. 4.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 22: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin)<br />
và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?<br />
A. Nước vôi trong.<br />
B. Xút.<br />
C. Soda.<br />
D. Giấm ăn.<br />
Câu 23: Hòa tan hết 37,28 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu trong 500 ml dung dịch chứa HCl 2,4M và<br />
HNO3 0,2M, thu được dung dịch Y và khí NO. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc, lấy kết<br />
tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 41,6 gam chất rắn Z. Cho dung dịch AgNO 3<br />
dư vào dung dịch Y có khí NO thoát ra và thu được m gam kết tủa. Biết sản phẩm khử của NO3- là NO<br />
duy nhất, Cl- không bị oxi hóa trong các quá trình phản ứng, các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn.<br />
Giá trị của m là<br />
A. 204,6.<br />
B. 198,12.<br />
C. 190,02.<br />
D. 172,2.<br />
Câu 24: Al(OH)3 không phản ứng với dung dịch nào đây?<br />
A. NaOH.<br />
B. H2SO4.<br />
C. HCl.<br />
D. Na2SO4.<br />
Câu 25: Cho các phát biểu sau:<br />
(1) Điều chế kim loại Al bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.<br />
(2) Tất cả kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường.<br />
(3) Quặng boxit có thành phần chính là Na3AlF6.<br />
(4) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Clo.<br />
(5) Thạch cao sống có công thức là CaSO4.H2O.<br />
(6) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 1.<br />
D. 4.<br />
Câu 26: Phương trình hóa học nào sau đây sai?<br />
A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl2.<br />
B. 3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O.<br />
C. Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O.<br />
D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.<br />
Câu 27: Hòa tan hết 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong dung dịch chứa 0,9 mol<br />
H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất S+6, đktc) và dung dịch Y. Cho<br />
450 ml dung dịch NaOH 2M vào Y, thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là<br />
A. 4,48.<br />
B. 6,72.<br />
C. 5,60.<br />
D. 7,84.<br />
Câu 28: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2,5a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận<br />
nào sau đây là đúng ?<br />
A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.<br />
B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO 4.<br />
C. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.<br />
D. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được a/3 mol kết tủa.<br />
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Giá trị<br />
của m là<br />
A. 10,8.<br />
B. 8,4.<br />
C. 9,6.<br />
D. 7,2.<br />
Câu 30: Cho các chất X, Y, Z, T đều tác dụng với H2SO4 và thỏa mãn sơ đồ:<br />
<br />
Fe(NO3)2 → X → Y → Z → T<br />
Mỗi mũi tên ứng với một phản ứng. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />
A. FeS, Fe(OH)2, FeO, Fe.<br />
B. FeCl2, Fe(OH)2, FeO, Fe.<br />
C. FeCO3, FeO, Fe, FeS.<br />
D. FeS, Fe2O3, Fe, FeCl3.<br />
Câu 31: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?<br />
A. Tơ tằm.<br />
B. Tơ olon.<br />
C. Polietilen.<br />
D. Tơ axetat.<br />
Câu 32: Cho 38,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOC6H5 (phenyl axetat) và Val-Gly-Ala (tỉ lệ mol 1 : 1)<br />
tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là<br />
A. 58,1.<br />
B. 52,3.<br />
C. 56,3.<br />
D. 54,5.<br />
Câu 33: Cho hỗn hợp X gồm amino axit Y (H2NCxHyCOOH) và 0,01 mol H2NC3H5(COOH)2 tác<br />
dụng với 50 ml dd HCl 1M, thu được dd Z. Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,04 mol NaOH<br />
và 0,05 mol KOH, thu được dd chứa 8,135 gam muối. Phân tử khối của Y là<br />
A. 117.<br />
B. 103.<br />
C. 89.<br />
D. 75.<br />
Câu 34: Thành phần chính của quặng photphorit là<br />
A. NH4H2PO4.<br />
B. Ca(H2PO4)2.<br />
C. CaHPO4.<br />
D. Ca3(PO4)2.<br />
Câu 35: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:<br />
Chất<br />
X<br />
Y<br />
Z<br />
T<br />
Dung<br />
dịch<br />
Dung dịch mất màu Kết tủa trắng<br />
Dung dịch mất màu<br />
nước brom<br />
Kim loại Na<br />
Có khí thoát ra<br />
Có khí thoát ra Có khí thoát ra<br />
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là<br />
A. Ancol etylic, stiren, axit axetic, axit acrylic.<br />
B. Axit axetic, benzen, phenol, stiren.<br />
C. Ancol etylic, stiren, phenol, axit acrylic.<br />
D. Axit axetic, axit fomic, stiren, axit<br />
acrylic.<br />
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 9,1 gam hỗn hợp E gồm hai axit cacboxylic X, Y (MX < MY), thu được<br />
4,48 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Phần trăm khối lượng oxi trong phân tử Y là<br />
A. 69,57%.<br />
B. 53,33%.<br />
C. 49,45%.<br />
D. 71,11%.<br />
Câu 37: Cho các chất: triolein, glucozơ, etyl axetat, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường<br />
axit, đun nóng là<br />
A. 4.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 38: Cho 14,2 gam P2O5 vào V ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M, phản ứng xong cô cạn dung<br />
dịch thu được 27,3 gam chất rắn. Giá trị của V là<br />
A. 462,5.<br />
B. 350,0.<br />
C. 600,0.<br />
D. 452,5.<br />
Câu 39: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?<br />
A. Ba.<br />
B. Al.<br />
C. Cu.<br />
D. Na.<br />
Câu 40: Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3) với điện<br />
cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 2,68A. Sau thời gian điện phân t (giờ), thu được dung<br />
dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu. Dung dịch Y<br />
phản ứng vừa hết với 2,55 gam Al2O3. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?<br />
A. 6.<br />
B. 5.<br />
C. 4.<br />
D. 3,5.------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học;<br />
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br />
<br />