Đề KSCL thi THPT môn Sinh học năm 2020 - THPT Yên Phong Số 1
lượt xem 2
download
Mời các em tham khảo Đề KSCL thi THPT môn Sinh học năm 2020 - THPT Yên Phong Số 1 nhằm giúp đánh giá năng lực, kiến thức của học sinh, từ đó có các phương pháp, định hướng học tập phù hợp, nâng cao kiến thức cho các em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KSCL thi THPT môn Sinh học năm 2020 - THPT Yên Phong Số 1
- SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TN THPT NĂM 2020 TRƯỜNG THPT YÊN PHONG SỐ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Sinh học 12 Thời gian làm bài:50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 192 Câu 1. Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh. B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh. C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. Câu 2. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại đột biến thể một tối đa có thể phát sinh ở loài này là: A. 14. B. 21. C. 28. D. 7. Câu 3. Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh giới? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Các cơ chế cách li. D. Đột biến. Câu 4. Trong các nhân tố sinh thái dưới đây, có bao nhiêu nhân tố sinh thái hữu sinh? (1) Thực vật (2) Động vật (3) Con người (4) Xác chết của sinh vật. (5) Tảo (6) Nước (7) Ôxi (8) Nấm (9). Mùn bã hữu cơ. (10) Chất thải của động vật. A. 5. B. 8. C. 6. D. 7. Câu 5. Hệ tuần hoàn của loài động vật nào sau đây không có mao mạch? A. Người. B. Chim. C. Châu chấu. D. Cá chép. Câu 6. Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các gen nằm trong nhân của tế bào có số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau. B. Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. C. Nhờ quá trình nhân đôi ADN thông tin di truyền được truyền qua các thế hệ. D. Trong nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn ADN và tổng hợp mạch mới. Câu 7. Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1? A. Cây ngô. B. Sâu. C. Nhái. D. Đại bàng. Câu 8. Theo Men đen tính trạng được quy định bởi: A. alen. B. gen. C. gen hay alen. D. nhân tố di truyền. Câu 9. Cho các phương pháp sau: (1) Nuôi cấy mô tế bào. (2) Sinh sản sinh dưỡng. (3) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng lưỡng bội. (4) Tự thụ phấn bắt buộc. Ở thực vật, để duy trì năng suất và phẩm chất của một giống có ưu thế lai. Trong các phương pháp trên, có tối đa bao nhiêu phương pháp được sử dụng? A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 10. Quan hệ sinh thái giữa chim sáo và linh dương đầu bò ở khu bảo tồn thiên nhiên thuộc mối quan hệ: A. Hợp tác. B. Hội sinh. C. Ức chế cảm nhiễm. D. Cộng sinh. Câu 11. Yếu tố di truyền nguyên vẹn từ bố mẹ sang con được gọi là A. alen. B. kiểu hình. C. tính trạng. D. kiểu gen. Câu 12. Vì sao tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng? 1/4 - Mã đề 192 - https://thi247.com/
- A. Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng. B. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp. C. Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây. D. Tán lá rộng che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm →tăng chất hữu cơ trong đất. Câu 13. Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng: A. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng. B. Lá sen ở trong nước thì cuộn hình búp, lên khỏi mặt nước xòe rộng. C. Trên cây hoa giấy đó xuất hiện cánh hoa trắng. D. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng. Câu 14. Điểm giống nhau giữa cơ chế tự nhân đôi ADN và cơ chế tổng hợp ARN là: A. Cơ chế hoạt động của các enzim, loại enzim giống nhau. B. 2 mạch ADN tách dọc hoàn toàn từ đầu đến cuối. C. Nuclêôtit trên mạch khuôn mẫu liên kết nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung. D. Sau khi được tổng hợp, phần lớn ở lại trong nhân. Câu 15. Một người đàn ông mang nhóm máu A và một phụ nữ mang nhóm máu B có thể có các con với những kiểu nhóm máu nào? A. A, B hoặc O. B. A, B, AB hoặc O. C. AB hoặc O. D. chỉ có A hoặc Câu 16. Ở một loài động vật, A nằm trên NST thường quy định lông màu đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông màu trắng. Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi. Cho các cá thể dị hợp giao phối tự do với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là A. 3 lông đỏ:1 lông trắng. B. 1. lông đỏ:3 lông trắng. C.2 lông đỏ:1 lông trắng. D.1 lông đỏ:2 lông trắng. Câu 17. Ở mỗi loài, số nhóm gen liên kết thường bằng số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể A. đơn bội của loài đó. B. tam bội của loài đó. C. tứ bội của loài đó. D. lưỡng bội của loài đó . Câu 18. Ở một loài sinh vật lưỡng bội (2n), xét gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Số kiểu gen tối đa có thể có về gen nói trên là : A. 9 B. 15 C. 6 D. 3 Câu 19. Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là A. Tạo các alen mới, làm phong phú vốn gen của quần thể. B. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể. C. Quy định nhiều hướng tiến hóa. D. Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Câu 20. Đại phân tử nào sau đây trong cấu trúc không có liên kết hidro giữa các nucleotit? A. ARN thông tin. B. ADN. C. ARN riboxom. D. ARN vận chuyển. Câu 21. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDD × aaBbdd cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 6. B. 4. C. 10. D. 8. - Câu 22. Dưới tác dụng của vi khuẩn phản nitrat hoá, nitrat (NO3 ) sẽ bị chuyển hoá trực tiếp thành A. Nitơ khí quyển. B. Sunfat. C. Nitrit. D. Amôni. Câu 23. Trong mô hình điều hòa Operon Lac được mô tả như hình bên dưới. Hai gen nào sau đây có số lần phiên mã khác nhau? A. Gen Z và gen A. B. Gen Z và gen Y. C. Gen Z và gen điều hòa. D. Gen Y và gen A. Câu 24. Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là: 2/4 - Mã đề 192 - https://thi247.com/
- A. Các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. B. Làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. C. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. D. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. Câu 25. Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ: A. Sinh vật này ăn sinh vật khác. B. Cạnh tranh. C. Cộng sinh. D. Cùng sinh sống hòa bình. Câu 26. Có bao nhiêu loại đột biến sau đây vừa làm tăng số lượng nhiễm sắc thể, vừa làm tăng hàm lượng ADN có trong nhân tế bào?I. Đột biến tam bội.II. Đột biến gen. III. Đột biến lặp đoạn. IV. Đột biến lệch bội thể một. V. Đột biến thể tam nhiễm A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 27. Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n =78. Quan sát một tế bào sinh dưỡng của loài dưới kính hiển vi người ta thấy có 76 NST. Đột biến này thuộc dạng? A. Thể một nhiễm. B. Thể một kép. C. Thể khuyết nhiễm hoặc thể một kép. D. Thể khuyết nhiễm. Câu 28. Trong các thành tựu sau đây, có bao nhiêu hành tựu là ứng dụng của công nghệ tế bào? (1) Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt. (2) Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. (3) Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. (4) Tạo ra các cá thể con có kiểu gen đồng nhất. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 29. Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có 100% cá thể mang kiểu gen Bb. Theo lí thuyết, ở F2 có tỷ lệ kiểu gen Bb là bao nhiêu? A. 25%. B. 37,5%. C. 12,5%. D. 50%. Câu 30. ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. Từ mạch gốc có chiều 5' - 3' B. Khi thì từ một mạch, khi thì từ 2 mạch C. Tùy lúc, một trong 2 mạch D. Từ mạch mang mã gốc Câu 31. Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ A. hỗ trợ. B. cạnh tranh. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 32. Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 44A + XY. Khi tế bào này giảm phân các cặp nhiễm sắc thể thường phân li bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là: A. 22A + XX và 22A + YY. B. 22A + X và 22A + YY. C. 22A và 22A + XX. D. 22A + XY và 22A. Câu 33. Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA: 0,2Aa: 0,7aa; ở giới đực là 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1 A. đạt trạng thái cân bằng di truyền. B. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. C. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%. D. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%. Câu 34. Một quần thể có 500 cây có kiểu gen AA; 400 cây có kiểu gen Aa; 100 cây có kiểu gen aa. Trong điều không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen. Có các kết luận sau: (1) Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền. (2) Alen A có tần số 0,60; alen a có tần số 0,40. (3) Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,42. 3/4 - Mã đề 192 - https://thi247.com/
- (4) Sau một thế hệ tự thụ phấn, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,25. (5) Nếu chỉ có các cá thể có kiểu gen Aa và aa trong quần thể ngẫu phối thì tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa thu được ở đời con là 0,36. Số kết luận không đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 35. Ở một loài thực vật, có 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau tác động tích lũy lên sự hình thành chiều cao cây. Gen A có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây aabb có độ cao 100cm, cứ có 1 alen trội làm cho cây cao thêm 10cm. Kết luận nào sau đây không đúng? A. có 2 kiểu gen quy định cây cao 110cm. B. Cây cao 140cm có kiểu gen AABB C. có 4 kiểu gen quy định cây cao 120cm. D. cây cao 130cm có kiểu gen AABb hoặc AaBB AB D d Câu 36. Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen X e X E đã xảy ra hoán vị gen giữa các ab alen E và e với tần số 30%, alen A và a với tần số 10%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử ABX de được tạo ra từ cơ thể này là? A. 10%. B. 6,75%. C. 4,25%. D. 3%. Câu 37. Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên A. vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. B. không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể. C. chống lại alen lặn sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể. D. trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể. Câu 38. Ở một loài thực vật, xét 3 gen nằm trên NST thường, mỗi gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai giữa một cơ thể dị hợp 3 cặp gen với một cơ thể đồng hợp lặn về 3 cặp gen này, thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình: 3: 3: 3: 3: 1: 1: 1: 1. Kết luận nào sau đâylà đúng? A. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau, tần số HVG 20%. B. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và có hoán vị gen. C. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và liên kết hoàn toàn. D. 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST và có hoán vị gen. Câu 39. Trong quần thể của một loài thú, xét ba locut: locut một có 3 alen là A1, A2, A3; locut hai có 2 alen là B và b, hai locut này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau; locut 3 có 4 alen C1 , C2 , C3 , C4 , nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa của quần thể này là: A. 352. B. 324. C. 252. D. 180. Câu 40. Sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của gen được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Nhận xét nào đúng? A. Bệnh tuân theo quy luật di truyền chéo. B. Bệnh tuân theo quy luật di truyền thẳng. C. Bệnh do gen trội quy định. D. Bệnh do gen lặn quy định. ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 192 - https://thi247.com/
- SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐÁP ÁN TRƯỜNG THPT YÊN PHONG SỐ 1 MÔN SINH – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 1 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần đáp án câu trắc nghiệm: Tổng câu trắc nghiệm: 40. 192 193 194 195 1 D C D A 2 D D B D 3 D A D A 4 A C C B 5 C D D B 6 C A C C 7 B D B A 8 D C B D 9 B C D A 10 A A C A 11 A A B D 12 C C B A 13 B A B B 14 C C B C 15 B C C A 16 C D D D 17 A B B C 18 C D A B 19 D C C D 20 A B A A 21 A D C C 22 A B D A 23 C D D A 1
- 24 B A B C 25 B B C A 26 D A C A 27 C D B A 28 B A C A 29 A D A C 30 D B A C 31 B C B A 32 D C B C 33 D A A C 34 B A C A 35 C D B C 36 B C C D 37 A B A B 38 B A C C 39 C A C B 40 D B A C 2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 310
5 p | 57 | 5
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 305
5 p | 58 | 4
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 312
5 p | 60 | 4
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
5 p | 48 | 2
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 312
5 p | 79 | 2
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 311
5 p | 69 | 2
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
5 p | 51 | 2
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307
5 p | 42 | 2
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 305
5 p | 63 | 2
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 302
5 p | 61 | 2
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
5 p | 56 | 2
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 311
5 p | 47 | 2
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
5 p | 49 | 2
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 304
5 p | 48 | 2
-
Đề KSCL thi THPT môn Sinh học lần 2 năm 2020 - THPT Đồng Đậu
5 p | 27 | 2
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
5 p | 45 | 1
-
Đề KSCL thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 310
5 p | 55 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn