intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Lịch sử 10 - THPT Tam Nông 2012-2013 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Huynh Hoa Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

129
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Lịch sử lớp 10 của trường THPT Tam Nông có nội dung xoay quanh và bám sát chương trình môn Sử 10 phục vụ cho công tác giảng dạy, ra đề và ôn tập thi cử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Lịch sử 10 - THPT Tam Nông 2012-2013 (kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: LỊCH SỬ - Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: /12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Tam Nông I. PHẦN CHUNG Câu 1: ( 2 điểm ) So sánh điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô – ma. Câu 2: ( 2 điểm ) Nêu những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê – li và hãy cho biết vị trí của Vương triều này trong lịch sử Ấn Độ. Câu 3: ( 3 điểm ) Trình bày các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia. Nêu một vài dẫn chứng để chứng minh văn hoá Cam-pu-chia và Lào chịu ảnh hưởng chủ yếu từ văn hoá Ấn Độ. II. PHẦN RIÊNG (Học sinh lựa chọn câu 4a hoặc 4b để làm bài) Dành cho chương trình chuẩn. Câu 4a: ( 3 điểm ) Văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào ? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học ? Dành cho chương trình nâng cao Câu 4b: ( 3 điểm ) Văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào ? Tại sao ở thời cổ đại Hi Lạp và Rô – ma, văn hoá có thể phát triển được như thế ? Hết
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: LỊCH SỬ – Lớp 10 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Đơn vị ra đề: THPT Tam Nông ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung chính Thang điểm Phần Câu 1. * Phương Đông: chung ( 2 điểm ) Điều kiện tự nhiên: xã hội có giai cấp và nhà nước (0.25 điểm) phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi. - Thuận lợi: đất nhiều màu mỡ mưa nhiều, gần (0.25 điểm) nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống. - Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán mất mùa thường xuyên (0.25 điểm) xảy ra. Người ta phải gắn bó với nhau trong công tổ chức công xã để đắp đê, làm thủy lợi. Sự phát triển của các ngành kinh tế: (0.25 điểm) Chăn nuôi, làm thủ công như: dệt vải, đồ gốm… trong đó nông nghiệp là chính * Phương Tây: (0.25 điểm) Điều kiện tự nhiên: Hi Lạp và Rô Ma nằm ở ven biển Địa trung hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn: - Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên (0.25 điểm) biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển. - Khó khăn: Đất ít, xấu không phát triển nông nghiệp (0.25 điểm)  chỉ thích hợp cho các loại cây lâu năm: nho, cam, chanh, … lương thực luôn thiếu nên phải nhập từ bên ngoài. Sự phát triển của các ngành kinh tế: (0.25 điểm) Thủ công nghiệp (làm gốm, nấu rượu, đóng thuyền…) và thương nghiệp (mua lương thực, súc vật,… và bán đồ
  3. gốm, rược nho,…) là chủ yếu. Câu 2. * Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê – li ( 2 đểm ) - Quá trình hình thành: Người Hồi giáo (gốc Thổ) tiến vào Ấn Độ lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ (0.25 điểm) đóng đô ở Đêli (1206-1526) - Chính sách thống trị: Truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự cho mình ưu tiên về ruộng đất địa vị trong bộ máy quan lại, phân biệt đối xử về sắc tộc và tôn giáo. (0.25 điểm) - Về văn hóa: Văn hóa hồi giáo được du nhập vào (0.25 điểm) Ấn Độ. - Về kiến trúc : Xây dựng một số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo, xây dựng Đê-li trở thành (0.25 điểm) 1 thành phố lớn thế giới. * Vị trí - Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa đông - tây. (0.5 điểm) - Đạo hồi được truyền bá đến các nước khác, trong đó có Đông Nam Á. (0.5 điểm) Câu 3. * Các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia ( 3 điểm ) - Thế kỉ VI, Vương quốc người Cam-pu chia được (0.5 điểm) thành lập. - Thời kì Ăng-co (802- 1432) là thời kì phát triên nhất của vương quốc Cam-pu-chia, họ quần cư ở bắc Biển hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở tây bắc Biển hồ. + Nông, lâm, ngư nghiệp và thủ công nghiệp đều (1.0 điểm) phát triển + Thế kỉ X – XII, Cam-pu-chia trở thành vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á. - Cuối thế kỉ XIII, Cam-pu-chia suy yếu, bị người Thái xâm chiếm nhiều lần phải lui về phía nam Biển Hồ, sau đó bị thực dân Pháp xâm lược (1863). (0.5 điểm) * Văn hoá Cam-pu-chia và Lào - Chữ viết: từ chỗ học chữ Phạn đến sáng tạo ra chữ viết riêng là chữ Khơ-me cổ và nhân dân Lào (0.5 điểm) cũng dựa trên những nét cong của chữ Cam-pu-chia và chữ Mianma đã tạo ra chữ viết riêng. - Tôn giáo: Hin đu giáo và Phật giáo phát triển (0.25 điểm) - Kiến trúc: Kiến trúc Hin đu giáo và Phật giáo phổ
  4. biến như: Ăng co Vát, Ăng co Thom và Thạt Luổng. (0.25 điểm) Phần tự Câu 4a. * Văn hoá cổ đại Hi – Lạp và Rô – ma chọn ( 3 điểm ) - Lịch và chữ viết: Lịch : Cư dân cổ đại ĐTH đã tính 1 năm có 365 và ¼ ngày, họ định ra 1 tháng 30, 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày . Chữ Viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái Rô – ma: A, B, C… lúc đầu có 20 chữ sau thêm 6 chữ để trở thành hệ thống chữ cái như ngày nay. Sáng tạo ra hệ chữ số La mã: I, II, III,…  Đây là cống hiến lớn lao của cư dân ĐTH cho nền văn (0.5 điểm) minh của nhân loại. - Sự ra đời của khoa học: Toán học: để lại nhiều định lí, định đề có giá trị đến ngày nay như: định lí Pitago, Talet, Ơ-clit,… Vật lí: Có Acsimet với những đinh lí về đòn bẩy, lực đẩy của nước… Sử học: Có nhà sử học Hêrôđốt là cha đẻ của nền sử học phương Tây. Địa lí: có các nhân vật tên tuổi như:Xtra-bôn. (0.5 điểm) - Văn học: Có bản anh hùng ca của Hô-Me là Iliat và Ôđixê, nhà thơ nổi tiếng Lu-cre-xơ, Viếc-gin,… Thể loại kịch có kèm theo hát là hình thức phổ biến nhất. Giá trị của các vở kịch: ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có (0.5 điểm) tính nhân đạo cao. - Nghệ thuật: Người Hi lạp cổ đại để lại nhiều tượng và đền đài tuyệt mỹ: Đền Pac-tê-nông, đấu trường ở Rô – ma, tượng thần vệ nữ Aten, tượng Người lực sĩ ném đĩa ….  Thể hiện sự thanh thoát làm say mê lòng người, là (0.5 điểm) kiệt tác của muôn đời. * Các hiểu biết khoa học đến thời Hi – Lạp và Rô – ma mới trở thành khoa học vì: độ chính xác của khoa học, trình độ khái quát thành định lí, lí thuyết và thực hiện bởi những nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho (1.0 điểm) ngành khoa học đó. Câu 4b. * Văn hoá cổ đại Hi – Lạp và Rô – ma ( 3 điểm ) - Lịch và chữ viết: Lịch : Cư dân cổ đại ĐTH đã tính 1 năm có 365 và ¼ ngày,
  5. họ định ra 1 tháng 30, 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày . Chữ Viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái Rô – ma: A, B, C… lúc đầu có 20 chữ sau thêm 6 chữ để trở thành hệ thống chữ cái như ngày nay. Sáng tạo ra hệ chữ số La mã: I, II, III,…  Đây là cống hiến lớn lao của cư dân ĐTH cho nền văn minh của nhân loại. (0.5 điểm) - Sự ra đời của khoa học: Toán học: để lại nhiều định lí, định đề có giá trị đến ngày nay như: định lí Pitago, Talet, Ơ-clit,… Vật lí: Có Acsimet với những đinh lí về đòn bẩy, lực đẩy của nước… Sử học: Có nhà sử học Hêrôđốt là cha đẻ của nền sử học phương Tây. Địa lí: có các nhân vật tên tuổi như:Xtra-bôn. (0.5 điểm) - Văn học: Có bản anh hùng ca của Hô-Me là Iliat và Ôđixê, nhà thơ nổi tiếng Lu-cre-xơ, Viếc-gin,… Thể loại kịch có kèm theo hát là hình thức phổ biến nhất. Giá trị của các vở kịch: ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo cao. (0.5 điểm) - Nghệ thuật: Người Hi lạp cổ đại để lại nhiều tượng và đền đài tuyệt mỹ: Đền Pac-tê-nông, đấu trường ở Rô – ma, tượng thần vệ nữ Aten, tượng Người lực sĩ ném đĩa ….  Thể hiện sự thanh thoát làm say mê lòng người, là kiệt tác của muôn đời. (0.5 điểm) * Ở thời cổ đại Hi Lạp và Rô – ma, văn hoá có thể phát triển rực rỡ như vậy vì: - Do sự phát triển cao của nền kinh tế công thương. - Bóc lột sức lao động của nô lệ, giải phóng giai cấp chủ nô khỏi lao động chân tay. - Do giao lưu và tiếp thu thành tựu văn hoá của phương (1.0 điểm) Đông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1