intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Sử 10 - THPT Hồng Ngự 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Huynh Hoa Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Lịch sử lớp 10 của trường THPT Hồng Ngự 1 dành cho các bạn học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Sử 10 - THPT Hồng Ngự 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học 2012 – 2013 _____________ Môn thi: LỊCH SỬ - Lớp 10 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề thi đề xuất: Trường THPT Hồng Ngự 1 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7.0 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Nêu sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Câu 2: (2.0 điểm) Vương triều Mô-gôn ra đời và xây dựng đất nước như thế nào? Tại sao vương triều này suy yếu? Câu 3: (2.0 điểm) Phân tích điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. Từ đó rút ra đặc điểm kinh tế chính của hai khu vực này. II. PHẦN RIÊNG (3.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu (câu 4a hoặc 4b) Câu 4a: (3.0 điểm) Theo chương trình chuẩn Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Vai trò của họ trong xã hội? Câu 3b: (3.0 điểm) Theo chương trình nâng cao Thị quốc là gì? Thể chế dân chủ cổ đại và nền kinh tế chính của thị quốc như thế nào?HẾT.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học 2012 – 2013 _____________ Môn thi: LỊCH SỬ - Lớp 10 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Đơn vị ra đề: Trường THPT Hồng Ngự 1 Câu Nội dung Điểm Nêu sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. - Sự hình thành: - 1.0 đ + Một số quốc gia lấy một bộ tộc chiếm số đông và phát triển nhất làm nòng cốt, gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc”. + Thời gian hình thành: Từ thế kỉ VII - X. + Các quốc gia tiêu biểu: Campuchia của người Khơ-me; Sri Kset-tria ở lưu vực sông I-ra-oa-đi; Hi-ri-pun-giay-a ở sông Mê Nam. - Giai đoạn phát triển: - 1.0 đ Câu 1 + Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII. (3.0 đ) + Các quốc gia tiêu biểu: Đại Việt, Ăng-co, Mô-giô-pa-hit, Su-khô-thay – A-út-thay-a, Lan Xang … + Biểu hiện: Kinh tế phát triển; chính trị ổn định; chính quyền chuyên chế trung ương tập quyền. - Thời kì suy thoái: - 1.0 đ + Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. + Biểu hiện: Khủng hoảng kinh tế, chính trị; sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây. Vương triều Mô-gôn ra đời và xây dựng đất nước như thế nào? Tại sao vương triều này suy yếu? - Vương triều Mô-gôn ra đời và xây dựng đất nước như thế nào? - 1.0 đ + Năm 1398, thủ lĩnh Ti-mua Leng thuộc dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 Vương triều Mô-gôn được thành lập. + Các đời vua đều ra sức củng cố theo hướng “Ấn Độ hoá” và xây dựng đất nước. Ấn Độ có bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556- Câu 2 1605) với nhiều chính sách tích cực (xây dựng chính quyền mạnh, hoà (2.0 đ) hợp dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, nghệ thuật …) - Tại sao vương triều này suy yếu? - 1.0 đ Giai đọan cuối, do những chính sách cai trò hà khắc của giai cấp thống trị (chuyên chế, đàn áp, lao dịch nặng nề, xây dựng nhiều công trình tốn kém …) tạo nên sự phản ứng của nhân dân ngày càng cao, nên Ấn Độ lâm vào khủng hoảng và đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây. Phân tích điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. Từ đó rút ra đặc điểm kinh tế chính của hai khu vực này. - Phân tích điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại phương Đông và - 1.0 đ các quốc gia cổ đại phương Tây.
  3. + Ở các quốc gia cổ đại phương Đông: Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, Câu 3 khoảng 3500-2000 năm TCN, cư dân Tây Á và Ai Cập tập trung ở các (2.0 đ) thềm đất ven sông, trên lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á , châu Phi. + Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma: Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên. Đất canh tác ít và không màu mỡ. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân biết chế tạo công cụ bằng sắt. Nhờ đó diện tích canh tác tăng hơn và trồng trọt đã có kết quả - Từ đó rút ra đặc điểm kinh tế chính của hai khu vực này. - 1.0 đ + Ở các quốc gia cổ đại phương Đông: Nền kinh tế chính là nông nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm,dệt vải + Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma: Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại mở rộng và thúc đẩy lưu thông tiền tệ. Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Vai trò của họ trong xã hội? Xã hội cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp: - Nông dân công xã: Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong - 1.0 đ Câu 4a sản xuất. Họ nhận ruộng đất để canh tác và nộp một phần sản phẩm thu (3.0 đ) hoạch được và làm không công cho quý tộc. - Quý tộc: Là giai cấp thống trị. Gồm vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, - 1.0 đ chủ đất và tăng lữ. Họ sống giàu sang do bóc lột và bổng lộc. - Nô lệ: Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Gồm tù binh chiến tranh, - 1.0 đ nông dân công xã nghèo không trả được nợ. Họ phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc. Thị quốc là gì? Thể chế dân chủ cổ đại và nền kinh tế chính của thị quốc như thế nào? - Thị quốc là gì? Thị quốc là một quốc gia, có phần chủ yếu là thành thị - 1.0 đ với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng nhất là có bến cảng. Câu 4b - Thể chế dân chủ cổ đại: Các công dân trong thị quốc hợp Đại hội - 1.0 đ (3.0 đ) công dân, bầu ra Hội đồng 500, có vai trò như “ quốc hội” và 10 viên chức điều hành với nhiệm kì 1 năm. Hằng năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trường, ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia. Thể chế dân chủ cổ đại phát triển cao nhất ở A-ten. - Nền kinh tế chính trong các Thị quốc: Là thủ công nghiệp và thương - 1.0 đ nghiệp. Quan hệ giữa các Thị quốc là quan hệ buôn bán. Xã hội gồm hai giai câp là chủ nô và nô lệ.
  4. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn Lịch sử 10 Cấu trúc Chủ đề Mức độ nhận thức Tổng đề Nhận biết Thông Vận dụng cộng hiểu Câu 1: Đông Nam Á 2.0 đ 1.0 đ 3.0 đ thời phong kiến (66,6%) (33,3%) (100%) Phầnchung Câu 2: Ấn Độ thời 1.0 đ 1.0 đ 2.0 đ phong kiến (50%) (50%) (100%) Câu 3: Xã hội cổ đại 2.0 đ 2.0 đ (100%) (100%) Tổng chung 3.0 đ 2.0 đ 2.0 đ 7.0 đ Câu 4a (Chương trình 2.0 đ 1.0 đ chuẩn): (66,6%) (33,3%) 3.0 đ Phần riêng Xã hội cổ đại (100%) Câu 4b (Nâng cao): 2.0 đ 1.0 đ Xã hội cổ đại (66,6%) (33,3%) Tổng riêng 2.0 đ 1.0 đ 3.0 đ TỔNG TOÀN BÀI 5.0 đ 3.0 đ 2.0 đ 10.0 đ (50%) (30%) (20%) (100%) Tổng riêng 2.0 đ 1.0 đ 3.0 đ TỔNG TOÀN BÀI 5.0 đ 3.0 đ 2.0 đ 10.0 đ (50%) (30%) (20%) (100%)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1