intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để lãi suất hạ, doanh nghiệp cần “tự hoàn thiện”

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

77
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

DN duy trì, phát triển sản xuất - kinh doanh, cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh. Về mặt lý thuyết, để kiềm chế lạm phát thì phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, phải duy trì một mức lãi suất cao hơn lạm phát và rút tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, theo quan sát và đánh giá của cá nhân tôi thì lạm phát ở Việt Nam giai đoạn này chủ yếu là do chi phí đẩy, chứ không phải do cầu kéo. Vì vậy, việc NHNN đang một mặt kiểm soát chặt chẽ cung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để lãi suất hạ, doanh nghiệp cần “tự hoàn thiện”

  1. Để lãi suất hạ, doanh nghiệp cần “tự hoàn thiện” DN duy trì, phát triển sản xuất - kinh doanh, cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh. Về mặt lý thuyết, để kiềm chế lạm phát thì phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, phải duy trì một mức lãi suất cao hơn lạm phát và rút tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, theo quan sát và đánh giá của cá nhân tôi thì lạm phát ở Việt Nam giai đoạn này chủ yếu là do chi phí đẩy, chứ không phải do cầu kéo. Vì vậy, việc NHNN đang một mặt kiểm soát chặt chẽ cung tiền và tăng trưởng tín dụng thông qua việc đặt ra giới hạn tăng trưởng tín dụng theo năng lực của từng nhóm ngân hàng, khống chế tăng trưởng tín dụng đối với những lĩnh vực không khuyến khích để hướng dòng tín dụng vào sản xuất - kinh doanh, cùng với từng bước thực thi việc hạ lãi suất là giải pháp phù hợp để góp phần giảm lạm phát. Như vậy, để đảm bảo hiệu quả chống lạm phát thì đi đôi với hạ lãi suất, Chính phủ và NHNN cần phải đẩy nhanh và thực hiện quyết liệt, hiệu quả việc tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt tái cơ cấu DN mà trọng tâm là DNNN, cũng như nâng cao chuẩn mực, chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng. Có như vậy, đồng vốn tín dụng với mức lãi suất thấp mới phát huy hiệu quả tối đa vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước, mà không tạo sức ép lên lạm phát. Vậy theo ông, phản ứng của người gửi tiền sẽ như thế nào khi lãi suất huy động hạ xuống? Liệu người dân có rút tiền khi lãi suất không còn hấp dẫn? Lẽ đương nhiên là người gửi tiền bao giờ cũng muốn lãi suất cao. Nhưng mức lãi suất cao ấy phải hợp lý trong sự hài hòa tổng thể của nền kinh tế, chứ không thể kỳ vọng một cái gì đó quá xa được, vì như thế sẽ dẫn đến sự bất ổn. Chẳng hạn như
  2. năm 2008, lãi suất huy động nhiều thời điểm lên tới trên 20%/năm, nhưng lạm phát năm đó cũng lên tới trên 20%, thì mức lãi suất đó cũng không phải là cao. Còn năm nay, Chính phủ quyết tâm khống chế lạm phát ở mức một con số, thậm chí một số tổ chức quốc tế dự báo lạm phát năm nay chỉ vào khoảng 8 - 8,5%, thì việc hạ lãi suất huy động xuống 10 - 12% là hoàn toàn bình thường và xét về thực chất, lãi suất thực hưởng của người gửi tiền có khi còn cao hơn mức lãi suất 20%/năm của năm 2008. Hơn thế, trong điều kiện nền kinh tế trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn hiện nay, với trải nghiệm rủi ro ở các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, bất động sản trong thời gian qua, tôi cho rằng, nhu cầu gửi tiết kiệm vẫn là sự lựa chọn của phần đông những người tiết kiệm và có dòng tiền nhàn rỗi. Kinh doanh là nói về tương lai, tương lai là nói về kỳ vọng, kỳ vọng là nói về niềm tin, những chuyện đó phải rất rõ. Chính phủ đặt ra mục tiêu điều hành, thể hiện niềm tin và sự quyết tâm của mình trong chính sách và phải truyền tải niềm tin đến cho người dân, cho DN và mọi người phải đồng thuận cùng nhau hợp sức biến điều đó trở thành hiện thực. Nếu chúng ta càng có được nhiều sự đồng thuận của người dân và DN thì việc thực thi các mục tiêu chính sách càng dễ dàng hơn. Nhưng dường như để tạo được niềm tin đó, cần một quá trình? Như tôi đã nói, muốn thực hiện chính sách thành công, người dân cùng doanh nghiệp phải đồng thuận. Muốn vậy, ngoài việc chính sách đưa ra phải đúng, trúng, việc thực thi quyết liệt, nghiêm túc, thì công tác tuyên truyền để người dân, DN hiểu cũng rất quan trọng. Tôi cho rằng, công tác tuyên truyền nhiều khi chưa được tốt. Đồng thời, cần phải kiểm soát được kỳ vọng. Do kỳ vọng của con người thường ngắn hạn, nên trong quá trình thực thi các giải pháp phải làm bật lên những kết
  3. quả ngắn hạn. Ví dụ, Thống đốc NHNN đặt ra 5 mục tiêu cho nhiệm kỳ của ông, một trong những mục tiêu ấy là ổn định giá trị VND, giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, đưa dần mặt bằng lãi suất xuống... Mặc dù tất cả những việc ấy cần phải có thời gian, song phải cho người dân, DN thấy được những nỗ lực thực thi và kết quả của nó. Trên thực tế, việc tỷ giá ổn định trong một thời gian dài vừa qua đã xóa bỏ tâm lý găm giữ ngoại tệ, nhờ đó cung - cầu ngoại tệ được cải thiện, tỷ giá càng ổn định, thậm chí còn có xu hướng giảm. Rõ ràng, đây là những thành quả ngắn hạn đã được triển khai. Và những việc đó chúng ta phải truyền thông để mọi người thấy rõ. Tuy vậy, vẫn còn những băn khoăn về vấn đề thanh khoản, đặc biệt của các ngân hàng nhỏ khi hạ lãi suất huy động. Bởi lẽ, tình trạng vượt trần lãi suất 14%/năm được cho là vẫn đang rải rác xảy ra? Những ngân hàng yếu kém hoặc có khó khăn về thanh khoản thường tìm cách lách lãi suất bằng cách này cách khác, vì tình thế ép buộc phải như vậy. Tuy nhiên, NHNN đã lường trước vấn đề này và có những giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, NHNN xác định và khoanh vùng các ngân hàng yếu kém, không cho những ngân hàng yếu kém được tăng trưởng tín dụng, cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng này. Bên cạnh đó, NHNN sẽ theo dõi sát để kịp thời hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng, cũng như kiểm soát chặt thị trường và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Vì vậy, việc các ngân hàng này chạy đua huy động vốn là khó có thể xảy ra. NHNN vừa điều chỉnh trần lãi suất huy động từ 14%/năm xuống 13%/năm, qua đó các ngân hàng có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Nhiều DN cho rằng, mức hạ lãi suất như vậy là “không đáng kể”, thưa ông?
  4. Ngay cả lãi suất huy động giảm thấp hơn nữa thì lãi suất cho vay cao hay thấp còn tùy thuộc vào chính bản thân DN. Nhiều người nghĩ rằng, ngân hàng không muốn hạ lãi suất cho vay là để gia tăng lợi nhuận. Điều đó không đúng. Ngân hàng là một trung gian tài chính, huy động vốn vào thì phải cho vay ra và lãi suất đầu vào và đầu ra phải phù hợp thì ngân hàng mới kiếm được lợi nhuận. Nếu lãi suất cho vay quá cao sẽ không thể cho vay ra được, vốn dồn ứ ở ngân hàng thì không thể có lãi để trả người gửi tiền. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các ngân hàng là bảo đảm an toàn cho đồng vốn. Có nghĩa vấn đề ở đây là phải cân bằng được rủi ro và lợi nhuận, tức là DN phải đạt được những tiêu chí như thế nào mới được cho vay và lãi suất sẽ tương ứng với mức độ rủi ro của các món vay, mức độ rủi ro của từng khách hàng. Nhiều khi lãi suất bị đẩy lên bởi phương án kinh doanh của DN còn nhiều vấn đề, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lẽ đương nhiên là ngân hàng luôn mong muốn DN có chất lượng cao, sử dụng vốn hiệu quả, có khả năng trả được nợ gốc và lãi đầy đủ. Với những DN như vậy, tất nhiên lãi suất bao giờ cũng ở mức ưu đãi. Tuy nhiên, hiện những DN đạt được tiêu chuẩn đó tại Việt Nam rất ít, hầu hết là những DN không đạt chuẩn, nên ngân hàng buộc phải nâng lãi suất cho vay cao lên. Vì vậy, để lãi suất hạ thấp, bản thân các DN cũng cần “tự hoàn thiện” mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1