Đẻ non
lượt xem 8
download
Hầu hết các bé chào đời vào tuần thứ 40 sau ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Nhưng khoảng 10% số trẻ ra đời sớm hơn. Trẻ được sinh ra 3 tuần hoặc hơn trước ngày dự kiến được coi là đẻ non. Trẻ đẻ non có ít thời gian để phát triển và hoàn thiện trong bụng mẹ hơn. Hậu quả là các bé thường tăng nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe và phát triển. Một trong những vấn đề lớn nhất mà trẻ sinh thiếu tháng phải đối mặt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đẻ non
- Đẻ non Hầu hết các bé chào đời vào tuần thứ 40 sau ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Nhưng khoảng 10% số trẻ ra đời sớm hơn. Trẻ được sinh ra 3 tuần hoặc hơn trước ngày dự kiến được coi là đẻ non. Trẻ đẻ non có ít thời gian để phát triển và hoàn thiện trong bụng mẹ hơn. Hậu quả là các bé thường tăng nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe và phát triển. Một trong những vấn đề lớn nhất mà trẻ sinh thiếu tháng phải đối mặt là phổi chưa phát triển đầy đủ. Nếu bé ra đời sớm và có vấn đề về hô hấp thì có thể phải cần sự trợ giúp của máy thở. Bác sỹ sẽ cố trì hoãn cuộc đẻ nếu người mẹ bắt đầu chuyển dạ trước tuần thai thứ 34 (chuyển dạ sớm). Chỉ cần thêm một vài ngày cũng có thể giúp phổi của bé trưởng thành hơn. Nhưng đôi khi, bất chấp mọi nỗ lực, bé vẫn được sinh ra sớm. Thật may là triển vọng đối với các bé sinh thiếu tháng đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Ðã có những tiến bộ vượt bậc cả
- trongviệc trì hoãn cuộc đẻ và trong chăm sóc trẻ đẻ non, và thậm chí những bé chào đời vào tuần thứ 25 vẫn có cơ hội được cứu sống. Dấu hiệu và triệu chứng Thường thì bé nằm trong bụng mẹ càng đủ ngày đủ tháng càng tốt. Phát hiện được dấu hiệu của chuyển dạ sớm có thể giúp bạn tránh cho bé khỏi phải ra đời quá sớm. Những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây có thể xuất hiện sớm khoảng 4 tháng trước ngày dự kiến sinh: Những cơn co tử cung thường xuyên. Những cơn co đầu tiên có cảm giác như thắt chặt bụng lại mà bạn có thể cảm nhận được qua đầu ngón tay. Ra máu âm đạo nhẹ Đau bụng hoặc đau như khi có kinh Ðau ê ẩm vùng thắt lưng. Chảy nước từ âm đạo. Đây có thể là nước ối, chất dịch bảo vệ bao bọc trẻ trong tử cung. Nếu vậy, đây là dấu hiệu màng ối đã bị rách. Nếu người mẹ có những dấu hiệu này nên khám bác sỹ. Cảm thấy có sức ép ở vùng chậu như thể bé đang tụt xuống.
- Nếu nghi ngờ mình bị chuyển dạ sớm nhưng không có dấu hiệu ra nước, hãy uống 2 hoặc 3 cốc nước và nằm nghiêng về bên trái. Biện pháp này giúp cải thiện tuần hoàn máu tới tử cung. Nếu sau 1 giờ các cơn co vẫn tiếp tục với tần suất 6 lần/1 giờ nên đi khám. Đi khám càng sớm thì cơ hội ngăn được chuyển dạ sớm càng cao. Nguyên nhân Khoảng một nửa số phụ nữ chuyển dạ sớm mà không rõ nguyên nhân. Những người khác có thể mắc những chứng bệnh góp phần gây chuyển dạ sớm. Nói cách khác, đẻ non có thể xẩy ra do nhiều nguyên nhân đã biết và chưa biết, bao gồm: Vỡ ối. Thông thường, màng ối vỡ khi chuyển dạ hoặc ngay trước đó. Nhưng đôi khi, nó có thể vỡ trước khi ngày sinh dự kiến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng mà chẳng có lý do nào cả. Trong trường hợp đó, người mẹ có nguy cơ cao bị chuyển dạ trong vòng một vài ngày và cũng có nguy cơ b ị nhiễm trùng. Nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung hoặc đường tiết niệu
- Cổ tử cung mở mà không có cơn co (hở cổ tử cung).Trong thai nghén bình thường, cổ tử cung mở khi có cơn co tử cung. Nhưng nếu cổ tử cung yếu, nó có thể mở do áp lực của tử cung trong thai kỳ cuối. Cổ tử cung có thể bị yếu đi do lần mang thai trước hoặc do phẫu thuật cổ tử cung như nong và nạo hoặc sinh thiết. Bạn cũng có thể có vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung nếu mẹ bạn được điều trị bằng hormon diethylstillbestrol tổng hợp (DES), một loại thuốc được sử dụng rộng rãi từ những năm 1950 đến đầu những năm 1970 nhằm ngăn ngừa các biến chứng thai nghén. Các yếu tố khác có thể làm yếu cổ tử cung gồm đa thai hoặc đa ối (có quá nhiều nước ối). Các bệnh mạn tính như huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh thận và nhược giáp. Tử cung có hình dạng bất thường hoặc có u lành tính (u xơ). Tiền sử đẻ non. Những phụ nữ đã một lần đẻ non tăng 25-50% khả năng sẽ bị đẻ non lần sau. Mặc dù vậy nhiều phụ nữ chỉ bị đẻ non một lần. Hút thuốc lá, uống rượu hoặc lạm dụng các loại thuốc khác. Suy dinh dưỡng. Trẻ có dị tật bẩm sinh hoặc sản sinh quá nhiều nước ối.
- Khi nào cần đi khám Chăm sóc trước sinh tốt gồm khám bác sỹ thường xuyên trong quá trình mang thai để kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu mẹ có nguy cơ đẻ non nên khám bác sỹ hàng tuần và tự theo dõi cẩn thận các triệu chứng. Nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của chuyển dạ sớm như ra máu kèm co thắt và đau, ra nước từ âm đạo, hoặc có hơn 5 hoặc 6 cơn co mỗi giờ, hãy đi khám ngay. Sàng lọc và chẩn đoán Nếu nghi ngờ chuyển dạ sớm, bác sỹ sẽ kiểm tra xem cổ tử cung đ ã mở chưa và ối đã vỡ chưa. Trong một số trường hợp, có thể dùng máy theo dõi để đo thời gian và khoảng cách giữa các cơn co. Nên theo dõi chiều dài tử cung bằng siêu âm. Ngoài ra, lấy mẫu của ống cổ tử cung để xét nghiệm fibronectin thai nhi, một loại mô giống như keo bị mất khi chuyển dạ cũng có thể giúp định hướng cho điều trị. Nếu đúng là bạn bị chuyển dạ sớm, bác sỹ sẽ quyết định có cố dừng cuộc chuyển dạ lại hay không. Cần cân nhắc tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé, cùng với những nguy cơ và lợi ích của mỗi lựa chọn.
- Các biến chứng Ðẻ non có thể gây ra nhiều biến chứng cho bạn, cho bé hoặc cả hai: Ðối với người mẹ Bản thân chuyển dạ sớm không gây ra bất kỳ nguy cơ về sức khỏe nào cho người mẹ trừ phi nó là hậu quả của một vấn đề khác như nhiễm trùng tử cung. Nhưng tất cả các biện pháp điều trị được sử dụng để trì hoãn cuộc đẻ đều có một số nguy cơ. Vì những lí do còn chưa rõ, thuốc giảm co tử cung thường gây ứ dịch trong phổi người mẹ. Điều này khiến người mẹ bị khó thở và có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Những tác dụng phụ khác phụ thuộc vào thuốc được sử dụng để làm ngừng chuyển dạ. Một số thuốc có thể gây yếu cơ. Một số khác có thể làm nhịp tim nhanh, bất thường trong đường huyết hoặc loét dạ dày. Bạn và bác sĩ nên cân nhắc những nguy cơ đối với người mẹ nếu dùng thuốc làm ngừng chuyển dạ cũng như nguy cơ đối với bé nếu bé ra đời quá sớm. Ðối với trẻ
- Ðối với trẻ đẻ non, sức khoẻ của bé sẽ phụ thuộc nhiều vào tuổi thai khi sinh. Nguy cơ là lớn nhất đối với những bé non yếu nhất - ra đời khi mới được 23-26 tuần. Mặc dù các bé sinh vào tuần thứ 23 chỉ có 30-50% khả năng sống sót nhưng tỷ lệ sống thêm sẽ tăng nhanh sau đó. Ðối với những bé chỉ ra đời muộn hơn 1 hoặc 2 tuần - vào tuần thứ 24, 25 - khả năng sống là từ 60-90%, phụ thuộc vào sức khỏe của bé khi sinh và đáp ứng của bé với điều trị. Mặc dù vậy, có lẽ chỉ 1/3 số trẻ nhẹ cân nhất còn sống (cân nặng khi sinh
- Trẻ đẻ quá non cũng có nguy cơ chảy máu não (chảy máu nội sọ), thường vào 7-10 ngày đầu sau sinh. Chảy máu càng nặng, khả năng trẻ mắc các vấn đề nghiêm trọng như chậm phát triển trí tuệ, động kinh, mất khả năng học tập và ứ dịch trong não càng lớn. Một biến chứng khác ở trẻ non yếu là bệnh võng mạc đẻ non - sự phát triển bất thường của mạch máu ở võng mạc, lớp niêm mạc ở trong nhạy cảm với ánh sáng của mắt. Bệnh võng mạc đẻ non xảy ra do hệ thống mạch máu trong mắt trẻ chưa phát triển đầy đủ. Nhiều trường hợp bệnh võng mạc đẻ non tự hết, nhưng đôi khi bệnh có thể để lại sẹo. Những trường hợp nặng nhất được điều trị bằng liệu pháp lạnh, thủ thuật sử dụng dụng cụ cực lạnh để ngăn không cho võng mạc của trẻ bong ra. Ðôi khi bác sỹ còn sử dụng laser để điều trị bệnh võng mạc đẻ non. Trẻ đẻ non nhỏ nhất cũng có nguy cơ mắc một bệnh ruột nặng gọi là viêm ruột hoại tử. Trong những trường hợp nặng nhất, bệnh có thể gây tử vong. Những trẻ bị nhẹ hơn cần được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch và dùng kháng sinh trong 1 hoặc 2 tuần. Viêm ruột hoại tử xảy ra ở 5-7% số trẻ sinh trước tuần thứ 28-30.
- Ngoài ra, trẻ đẻ non có nguy cơ tăng bị hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS), một chứng bệnh bí ẩn cướp đi mạng sống của hơn 7.000 trẻ nhỏ mỗi năm. Nhưng không phải tất cả trẻ đẻ non đều có bệnh hay có vấn đề về phát triển. Nguy cơ bị những biến chứng này thấp hơn nhiều vào tuần thứ 28-30. Và với những trẻ sinh từ tuần 32-35, hầu hết các vấn đề về sức khỏe là nhất thời và thậm chí có thể được giải quyết trong thời gian trẻ nằm viện Ðiều trị Điều trị đẻ non tập trung vào thai phụ nữ chuyển dạ sớm, vào thai nhi trong tử cung hoặc trẻ sơ sinh trong phòng hồi sức tích cực sơ sinh ở bệnh viện. Ðối với mẹ Trong chuyển dạ sớm, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào tuổi thai và tiến triển của chuyển dạ. Ðôi khi nằm nghỉ tại giường và bù dịch là đủ để làm ngừng các cơn co doạ đẻ non. Đôi lúc bác sỹ có thể khuyên dùng một số loại thuốc như thuốc chống hen terbutalin (Brethaire, Brethine, Bricanyl) và ritodrin (Yutopar) làm giãn cơ trơn, gồm cả cơ tử cung. Magiê sulphat cũng là một thuốc giãn cơ dùng đường tĩnh mạch.
- Các thuốc chẹn kênh calci ở tế bào cơ làm ngừng các cơn co. Các thuốc ngăn cản sản sinh chất kích thích cơn co tử cung (prostaglandin), như ibuprofen (Motrin, Advil) hoặc indomethacin (Indocin, Indochron), cũng có tác dụng như vậy. Các thầy thuốc vẫn đang nỗ lực không ngừng để điều chế những thuốc làm ngừng cơn co tử cung hiệu quả hơn và gây ít nguy cơ hơn cho người mẹ. Tuy nhiên, những thuốc này thường chỉ làm ngừng chuyển dạ trong một thời gian ngắn. Chúng hay được sử dụng nhất để làm chậm quá trình chuyển dạ đủ để đạt được những mục tiêu khác như chuyển người mẹ tới cơ sở có trang thiết bị tốt hơn để xử lý đẻ non hoặc để dùng các thuốc khác có lợi cho trẻ. Mặc dù hiếm gặp, đẻ non có thể là do yếu mô liên kết cổ tử cung với rất ít áp lực từ cơn co tử cung. Nếu điều này xảy ra, thủ thuật khâu vòng cổ tử cung có thể là một lựa chọn. Dùng chỉ chắc, bác sỹ sẽ khâu xung quanh cổ tử cung để làm nó khít lại. Chỉ sẽ được cắt bỏ vào tháng cuối của thai kỳ. Ðối với thai nhi trong tử cung
- Nếu không làm ngừng được cuộc chuyển dạ, người mẹ sẽ được dùng thuốc để giúp chuẩn bị cho đứa trẻ chào đời. Các corticosteroid như betamethason có thể giúp phổi của trẻ trường thành hơn ít nhất 24-28 giờ. Ðối với trẻ sơ sinh Phòng hồi sức tích cực sơ sinh của bệnh viện (HSSS) có nhiệm vụ chăm sóc trẻ đẻ non và đẻ đủ tháng có các vấn đề sau khi sinh. Nếu trẻ đẻ non phải nằm ở phòng HSSS, bé sẽ được các bác sĩ và điều dưỡng viên được đào tạo chuyên khoa về chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh chăm chăm sóc liên tục 24/24h. Trong phòng HSSS, trẻ có thể được nằm lồng ấp để duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường cho trẻ. Vì trẻ đẻ non có làn da non nớt và rất ít mỡ nên chúng thường cần sự giúp đỡ thêm để giữ ấm. Ðầu tiên trẻ sẽ được nhận nước và chất dinh dưỡng - được gọi là nuôi dưỡng hoàn toàn ngoài ruột (TPN) qua đường truyền tĩnh mạch và sau đó được nuôi bằng sữa qua ống thông đặt qua mũi. Như nhiều trẻ đẻ non khác, bé có thể chưa có phản xạ bú hoặc bú quá yếu. Khi bé cứng cáp hơn, bạn có thể cho bé bú mẹ hoặc bú bình. Những kháng thể trong sữa mẹ là đặc biệt quan trọng đối với trẻ đẻ non.
- Bé có thể được nối dây để theo dõi huyết áp, nhịp tim, hô hấp và nhiệt độ cơ thể bằng máy. Bé cũng có thể được thở máy. Những thiết bị kỹ thuật cao này lúc đầu có thể khiến bạn hoang mang, nhưng tất cả được thiết kế là để giúp cho bé của bạn. Bạn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của bé, ngay cả khi bé ở trong phòng HSSS. Bác sỹ sẽ giúp bạn học cách đụng chạm và thậm chí bế bé theo cách vỗ về và không làm bé bị kích thích. Nói chuyện hoặc hát khe khẽ cho bé nghe hoặc chỉ im lặng bên cạnh bé cũng sẽ đem lại sự an ủi và động viên rất lớn. Khi bé đã có thể tự bú được, y tá sẽ giúp bạn học cách cho bé bú. Bé sẽ được về nhà khi không còn vấn đề sức khỏe nào cần phải tiếp tục chăm sóc ở bệnh viện, khi thân nhiệt đã ổn định và bé có thể ăn đủ để tăng cân. Bé không cần đạt được một cân nặng hoặc độ tuổi cụ thể nào đó trước khi xuất viện. Trước đưa bé về nhà, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc bé. Hãy hỏi bác sĩ mọi vấn đề mà bạn còn thắc mắc. Trẻ đẻ non dễ bị nhiễm trùng nặng hơn so với các trẻ sơ sinh khác, và bệnh tiến triển nhanh hơn. Ðó chính là lý do trẻ cần được khám sức khỏe
- thường xuyên. Cần lên kế hoạch khám theo dõi sức khỏe cho trẻ sớm sau khi xuất viện. Kỹ năng chăm sóc Chăm sóc trẻ đẻ non là một thách thức lớn. Trên thực tế, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mà những người mẹ sinh đủ tháng không gặp phải. Như nhiều bậc cha mẹ khác, bạn sẽ rất lo lắng về sức khỏe của bé và những ảnh hưởng lâu dài của việc đẻ non. Bạn cũng có thể cảm thấy tức giận, day dứt hoặc buồn nản. Tất cả những cảm giác đó là bình thường và chúng sẽ thay đổi dần sau mỗi ngày. Ðôi khi bạn cũng có cảm giác lo lắng hoặc buồn rầu của chứng trầm cảm sau đẻ - hậu quả của sự thay đổi nội tiết đột ngột sau khi mang thai. Bạn cũng khó có đủ sữa nếu bé quá nhỏ hoặc quá yếu nên không bú được. Ngoài ra, bạn có thể cần nhiều thời gian hơn để phục hồi sức khỏe hơn bạn tưởng. Điều này, kết hợp với mong muốn được chăm sóc bé tại bệnh viện nếu bé phải nằm phòng HSSS, có thể làm bạn rất mệt mỏi. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn trong lúc khó khăn này:
- Tìm hiểu tất cả những gì có thể về tình trạng của bé: Ngoài việc trao đổi với bác sỹ và điều dưỡng viên, hãy đọc thêm sách về đẻ non và tìm thông tin trên mạng Internet. Chăm sóc bản thân: Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và có chế độ ăn lành mạnh. Nếu có thể, hãy giữ mối giao tiếp cởi mở với mọi người: Hãy tâm sự với bạn đời, bạn bè, gia đình hoặc người chăm sóc trẻ. Nhiều bậc cha mẹ thấy rất có ích khi được trao đổi với các bậc cha mẹ khác cũng đang chăm sóc trẻ đẻ non. Nhận sự giúp đỡ của người khác: Hãy để bạn bè và gia đình giúp đỡ bạn. Họ có thể chăm sóc những đứa con khác của bạn, dọn dẹp nhà cửa hoặc làm những việc lặt vặt. Bằng cách đó bạn tiết kiệm được sức lực để dành cho bé. Ghi nhật kí: Ghi lại quá trình phát triển của bé cũng như những cảm nghĩ của bạn, cũng như các bức ảnh để bạn thấy bé thay đổi nhiều như thế nào. Những bức ảnh cũng sẽ giúp bạn cảm thấy gần gũi hơn khi bé vẫn phải nằm trong phòng HSSS.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cập nhật về chẩn đoán và thuốc điều trị dọa đẻ non
69 p | 1174 | 286
-
Sản phụ khoa : dọa đẻ non và đẻ non
5 p | 464 | 51
-
Thực trạng điều trị dọa đẻ non tại khoa sản bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017
6 p | 87 | 8
-
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non
5 p | 150 | 7
-
Bài giảng chuyên đề: Sản khoa - Đẻ non
14 p | 27 | 7
-
Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non
25 p | 44 | 7
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan
6 p | 11 | 6
-
Nghiên cứu nồng độ Retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh đẻ non tại khoa nhi bệnh viện trung ương Huế
6 p | 49 | 3
-
Đặc điểm và một số yếu tố liên quan của bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần tại Bệnh viện Nhi Trung ương
5 p | 5 | 3
-
Hiệu quả giữa hai phương pháp xử trí đẻ non tại khoa đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015-2016
4 p | 2 | 2
-
Một vài trường hợp trẻ bị bệnh võng mạc trẻ đẻ non không đáp ứng điều trị anti-VEGF nội nhãn
5 p | 3 | 2
-
Kết quả xử trí đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
4 p | 3 | 2
-
Tỷ lệ đẻ non và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020
5 p | 8 | 2
-
Tiến triển trung hạn của tăng áp lực động mạch phổi ở trẻ đẻ non mắc loạn sản phế quản phổi
9 p | 4 | 2
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương
7 p | 79 | 1
-
Nghiên cứu nồng độ retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh đẻ non tại khoa nhi Bệnh viện Trung ương Huế
6 p | 59 | 1
-
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non và mối liên quan của cân nặng và tuổi thai khi sinh
4 p | 42 | 1
-
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tử vong ở trẻ sơ sinh đẻ non tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai
9 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn