intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước”(Nguyễn Khoa Điềm) “Trong anh và em hôm nay ....................................... Làm nên Đất Nước muôn đời”

Chia sẻ: Kaka_0 Kaka_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.610
lượt xem
148
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, giàu hình ảnh và những liên tưởng phong phú sáng tạo. Đất Nước được trích trong đoạn trích trường ca “Mặt đường khát vọng” tiêu biểu cho vẻ đẹp của Nguyễn Khoa Điềm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước”(Nguyễn Khoa Điềm) “Trong anh và em hôm nay ....................................... Làm nên Đất Nước muôn đời”

  1. ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước”(Nguyễn Khoa Điềm) “Trong anh và em hôm nay ....................................... Làm nên Đất Nước muôn đời” * DÀN BÀI GỢI Ý: I. MỞ BÀI: - Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, giàu hình ảnh và những liên tưởng phong phú sáng tạo. Đất Nước được trích trong đoạn trích trường ca “Mặt đường khát vọng” tiêu biểu cho vẻ đẹp của Nguyễn Khoa Điềm. - Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận vừa mới mẻ vừa sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước, từ đó nêu lên trách nhiệm của mỗi người đối với Đất Nứơc. II. THÂN BÀI: 1. Cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước: (9 câu đầu) - Nhà thơ đã lựa chọn một cái nhìn hợp lí, đất nước có mặt trong mỗi con người: “Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước”.
  2. Đất Nước không trừu tượng ở đâu xa xôi mà kết tinh, hoá thân ở ngay trong mỗi một con người, từ hình dáng, màu da giọng nói, cách ăn mặc cho đến những suy nghĩ, tình cảm đều mang đậm màu sắc dân tộc. Nói cách khác, mỗi con người Việt Nam đều được thừa hưởng một phần vật chất và tinh thần của đất nước do cha ông truyền lại. - Đất Nước còn là sự hài hoà giữa nhiều mối quan hệ: cá nhân với cá nhân qua hình ảnh “hai đứa cầm tay” và quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng qua hình ảnh “khi chúng ta cầm tay mọi người”: “Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn” Hai mối quan hệ này hài hoà thống nhất với nhau. Động từ “cầm tay” chỉ hành động thân thiết, yêu thương, tin cậy. Những tính từ “hài hoà, nồng thắm, vẹn tròn to lớn” thể hiện sự ấm áp thiêng liêng của tình đoàn kết. Sự hoà quyện, gắn bó giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu Tổ quốc đã có nhiều nhà thơ đề cập đến: “Anh yêu em như yêu Đất Nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần” (Nguyễn Đình Thi)
  3. “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông” (Chế Lan Viên) “Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi” (Giang Nam) - Ba câu thơ tiếp theo thể hiện niềm tin vào tương đất nước: “Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng” + Cái nhìn của nhà thơ hướng về viễn cảnh tươi sáng trong tương lai qua các từ ngữ và hình ảnh “mai này”, “lớn lên”, “đi xa”, “tháng ngày mơ mộng”. + Hai chữ “Đất Nước” được viết hoa trong toàn bộ đoạn trích nói chung và đoạn thơ nói riêng như một mĩ tự để thể hiện tình yêu và lòng kính trọng của nhà thơ dành cho đất nước. 2. Đây là những câu thơ có nhiệm vụ thức tỉnh lòng yêu nước của thế hệ thanh niên nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong hoàn cảnh chống Mĩ ác liệt lúc đó:
  4. “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời” + Ông đã kêu gọi mọi người thực hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước bằng giọng điệu tâm tình chứ không phải bằng giọng điệu hô hào, thuyết giảng. Cách xưng hô thân mật “Em ơi em” kết hợp với giọng thơ ngọt ngào của chất trữ tình đã tạo nên khả năng thuyết phục mọi người về mặt li trí lẫn tình cảm. + Điệp ngữ “phải biết” được lặp lại hai lần nghe như lời nhắn nhủ mọi người mà cũng là lời tự nhủ đối với bản thân về tinh thần trách nhiệm đối với đất nước. + Những từ ngữ, hình ảnh như “máu xương”, “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” giúp mỗi người nhận ra “Đất Nước là máu xương của mình” nên hi sinh cho đất nước không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là hạnh phúc, là tiếng gọi thiêng liêng của mỗi trái tim. Trách nhiệm của tuổi trẻ, của mọi công dân là xây dựng, bảo vệ đất nước được trường tồn mãi mãi. Đó là chân lí vĩnh hằng của dân tộc. + Đoạn thơ thể hiện được sự phát triển từ nhận thức (“gắn bó”) đến hành động tự nguyện (“san sẻ”, “hoá thân”) của mỗi cá nhân và của cả một thế hệ xả thân vì đất nước.
  5. III. KẾT BÀI: - Đoạn thơ kết hợp một cách hài hoà yếu tố chính luận và màu sắc trữ tình. Đoạn thơ không hiện lên khô khan mà ngọt ngào như lời ru về đất nước. - Đoạn thơ nói riêng và trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung đã góp vào kho tàng văn học dân tộc một khúc ca độc đáo vừa đậm chất hùng ca vừa đậm chất trữ tình về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam thời chống Mĩ. - Đoạn thơ cũng gợi lên trong lòng người đọc niềm tự hào và ý thức trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân đối với đất nước cả trong thời chiến cũng như thời bình, nhất là trong thời đại mới hôm nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2