CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP<br />
<br />
ĐỂ PHÁT HUY CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH<br />
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP<br />
TS. PHẠM THỊ VÂN ANH<br />
<br />
Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị<br />
giáo dục đại học công lập là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với chủ trương, đường lối mở cửa<br />
hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính<br />
của các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả<br />
ban đầu, tuy nhiên để phát huy cơ chế này cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa…<br />
<br />
Lợi ích của việc thực hiện tự chủ tài chính<br />
Tài chính là một nguồn lực rất quan trọng để<br />
thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó có giáo<br />
dục đại học. Bởi lẽ, có nguồn lực tài chính, chúng ta<br />
mới có cơ sở để phát triển các nguồn lực khác như<br />
con người, cơ sở vật chất… những yếu tố quyết định<br />
đến chất lượng giáo dục. Giáo dục đại học đòi hỏi<br />
nguồn lực tài chính rất lớn.<br />
Ở Việt Nam, các đơn vị giáo dục đại học phụ thuộc<br />
vào 3 nguồn thu cơ bản là ngân sách nhà nước và học<br />
phí, các nguồn khác như tài trợ, biếu tặng, nghiên<br />
cứu khoa học… (các nguồn này không nhiều). Thời<br />
gian qua, cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại<br />
học đã đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển.<br />
Điều này thể hiện rõ qua Nghị quyết số 35/2009/QH12<br />
ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII về chủ trương,<br />
định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong<br />
giáo dục và đào tạo từ năm 2010-2011 đến năm học<br />
2014-2015; Nghị định số 49/2009/NĐ-CP quy định về<br />
miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế<br />
thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc<br />
hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011<br />
đến năm học 2014 – 2015… Mới đây là Nghị định số<br />
16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015 về cơ<br />
chế tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập được đánh<br />
giá là có những bước đổi mới mạnh mẽ về cơ chế,<br />
chính sách tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công<br />
lập cũng như các đơn vị giáo dục đại học công lập.<br />
Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là “Nghị định khung”<br />
chưa có nghị định và các văn bản hướng dẫn, quy<br />
định cụ thể cho đơn vị sự nghiệp giáo dục.<br />
24<br />
<br />
Thực hiện chủ trương, chính sách trên thời gian<br />
qua đã có nhiều chính sách tài chính liên quan tới<br />
giáo dục đại học được sửa đổi và ban hành; Kế<br />
hoạch chi tiêu trung hạn trong lĩnh vực giáo dục,<br />
trong đó có giáo dục đại học công lập cũng đã được<br />
đưa vào áp dụng thí điểm. Các cơ chế, chính sách<br />
mới trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài<br />
chính đối với giáo dục đã tạo cơ hội cho giáo dục<br />
đại học công lập nâng cao tính chủ động, sáng tạo<br />
trong quản lý tài chính và tài sản, sử dụng ngân sách<br />
nhà nước tiết kiệm, hiệu quả hơn; Phát triển nguồn<br />
thu sự nghiệp thông qua việc đa dạng hoá các hoạt<br />
động sự nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ;<br />
Huy động được nhiều nguồn vốn để đầu tư, tăng<br />
cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị… thông<br />
qua các hoạt động hợp tác liên doanh, liên kết; Khai<br />
thác hiệu quả các nguồn thu… từng bước giảm dần<br />
sự bao cấp của nhà nước, đồng thời tăng thu nhập<br />
cho cán bộ, công chức trong đơn vị.<br />
Bên cạnh đó, chính sách thu học phí cũng có sự<br />
đổi mới theo hướng tạo sự chủ động cho các đơn vị<br />
giáo dục. Cụ thể, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày<br />
14/5/2010 cũng đã phần nào khắc phục hạn chế về<br />
mức học phí không phù hợp với mặt bằng giá cả.<br />
Chính sách học phí đã xác định trên nguyên tắc chia<br />
sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học. Học<br />
phí đối với giáo dục đại học công lập chương trình<br />
đại trà được căn cứ vào khung quy định của Nhà<br />
nước; Đồng thời, có tính đến đặc điểm, yêu cầu phát<br />
triển từng ngành, hình thức đào tạo và hoàn cảnh<br />
học của sinh viên. Ngay cả cơ chế cấp trực tiếp tiền<br />
hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được<br />
<br />
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016<br />
miễn, giảm học phí cũng đã được xem xét chỉnh sửa<br />
hợp lý, để các đối tượng này đóng học phí đầy đủ<br />
cho nhà trường. Điều này, thể hiện rõ trách nhiệm<br />
của Nhà nước về chính sách xã hội, khắc phục hạn<br />
chế các đơn vị giáo dục đại học công lập phải thực<br />
hiện miễn, giảm học phí như trước đây. Ngoài ra,<br />
chính sách cũng đã mở rộng đối tượng được miễn<br />
học phí là những sinh viên là người dân tộc thiểu<br />
số thuộc hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập<br />
của hộ nghèo…<br />
Với việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về<br />
tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập<br />
đã mở ra cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học công<br />
lập nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý<br />
tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách<br />
nhà nước được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Sở dĩ<br />
như vậy vì khi thực hiện chế độ giao, khoán mức chi<br />
như điện thoại, văn phòng, công tác phí… sẽ giảm<br />
đáng kể chứng từ, hóa đơn, các đơn vị sử dụng tiết<br />
kiệm các nguồn kinh phí để từ đó góp phần vào việc<br />
tăng thu nhập cho giảng viên và cán bộ công nhân<br />
viên. Hơn nữa, việc thực hiện cơ chế này còn góp<br />
phần sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực.<br />
Khi nguồn thu tăng lên, các trường đại học sẽ có<br />
những nguồn lực tài chính để tăng đầu tư cho cơ<br />
sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực… để từ<br />
đó nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục đại học.<br />
Với việc trao quyền tự chủ tài chính, các trường đại<br />
học sẽ có điều kiện để tăng thu, tiết kiệm chi, có<br />
nguồn lực nâng cao đời sống, thu nhập của giảng<br />
viên, tạo động lực để họ tích cực lao động nâng cao<br />
chất lượng đào tạo.<br />
<br />
Một số vướng mắc, tồn tại<br />
Thực tế, nguồn tăng thu của các trường đại học<br />
hiện nay vẫn là tăng quy mô đào tạo chứ chưa huy<br />
động được nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ<br />
chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn<br />
giáo dục đào tạo theo hợp đồng cho các tổ chức và<br />
cá nhân trong nước. Điều này phản ánh chất lượng<br />
đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại<br />
học công lập hiện nay chưa cao. Trong khi ở nhiều<br />
trường đại học trên thế giới, nguồn thu từ chuyển<br />
giao nghiên cứu khoa học khá lớn. Tỷ lệ chi cho con<br />
người chiếm phần lớn trong các nguồn chi, trong<br />
khi tỷ lệ chi cho cơ sở vật chất chưa tương xứng.<br />
Điều này cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất<br />
lượng đào tạo. Các trường đại học được tự chủ về<br />
mức chi nhưng tự chủ về thu chưa tương xứng, dẫn<br />
tới hiệu quả của việc thực hiện tự chủ không hơn là<br />
bao so với không tự chủ.<br />
Trong thời gian dài, do bị khống chế về trần học<br />
phí, mức trần học phí thường thấp, thu không đủ<br />
<br />
chi cho nên một số cơ sở giáo dục đại học công lập<br />
xé rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định,<br />
dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử<br />
dụng nguồn thu. Việc duy trì mức học phí thấp,<br />
dẫn đến các cơ sở giáo dục đại học công lập không<br />
có đủ nguồn để cải thiện thu nhập cho giảng viên<br />
từ nguồn học phí chính quy, không thu hút và giữ<br />
được những giảng viên có trình độ tham gia giảng<br />
dạy. Để có nguồn bổ sung thu nhập các trường phải<br />
khai thác từ các hoạt động đào tạo không chính quy,<br />
dẫn đến thời gian đứng lớp của giảng viên đại học<br />
phần lớn bị quá tải.<br />
Hầu hết các giảng viên đại học đều vượt định<br />
mức giờ giảng theo quy định. Điều này dẫn đến,<br />
<br />
Bên cạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách<br />
nhiệm tài chính cho các trường đại học cần quan<br />
tâm đến công tác quản lý nhà nước, nhất là công<br />
tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tính công khai,<br />
minh bạch, trách nhiệm giải trình của các trường<br />
đảm bảo hoạt động theo đúng luật pháp.<br />
việc giảng viên đại học không có thời gian để nghiên<br />
cứu khoa học, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới<br />
nội dung bài giảng, phương pháp sư phạm... Đây<br />
cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hướng<br />
đến chất lượng đào tạo.<br />
<br />
Để phát huy hơn nữa cơ chế tự chủ tài chính<br />
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định<br />
16/2015/NĐ-CP với những quy định về cơ chế tự<br />
chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo<br />
hướng cải tiến mạnh mẽ, trong đó các đơn vị giáo<br />
dục đại học công lập cũng được hưởng những chính<br />
sách đổi mới này. Cụ thể, nhằm khuyến khích các<br />
đơn vị sự nghiệp vươn lên tự chủ tài chính mức cao<br />
hơn, Nghị định quy định theo nguyên tắc: Đơn vị tự<br />
chủ cao về nguồn tài chính thì được tự chủ cao về<br />
quản lý, sử dụng các kết quả tài chính và ngược lại<br />
(đi kèm theo đó là tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ<br />
chức bộ máy, nhân sự). Mặt khác, quy định các mức<br />
độ tự chủ tài chính như: Tự bảo đảm chi thường<br />
xuyên và chi đầu tư; Tự bảo đảm chi thường xuyên;<br />
Tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá,<br />
phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí)<br />
và được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo<br />
quy định không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp,<br />
chẳng hạn các trường tiểu học).<br />
Bên cạnh đó, các đơn vị được chủ động sử dụng<br />
các nguồn tài chính được giao tự chủ, bao gồm nguồn<br />
thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công (kể cả nguồn<br />
ngân sách nhà nước đấu thầu, đặt hàng), nguồn thu<br />
25<br />
<br />
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP<br />
<br />
phí theo quy định được để lại chi và nguồn thu hợp<br />
pháp khác, để chi thường xuyên. Để khuyến khích các<br />
đơn vị tự chủ toàn diện về chi thường xuyên và chi<br />
đầu tư, Nghị định quy định căn cứ nhu cầu đầu tư và<br />
khả năng cân đối tài chính, các đơn vị chủ động xây<br />
dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan<br />
có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở danh mục dự<br />
án đầu tư đã được phê duyệt, đơn vị quyết định dự<br />
án đầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô, phương<br />
án xây dựng, tổng mức vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời<br />
gian triển khai theo quy định của pháp luật về đầu<br />
tư. Đặc biệt, các đơn vị sự nghiệp công được vay vốn<br />
tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi<br />
suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các<br />
tổ chức tín dụng theo quy định. Căn cứ yêu cầu phát<br />
triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các<br />
dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác<br />
theo quyết định của cấp có thẩm quyền.<br />
Trong cơ chế chính sách tiền lương cũng có<br />
những đổi mới bằng quy định, đơn vị sự nghiệp chi<br />
trả tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản<br />
phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự<br />
nghiệp công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương<br />
cơ sở, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi<br />
đầu tư và đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên phải<br />
tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của<br />
đơn vị; NSNN không cấp bổ sung.<br />
Bên cạnh đổi mới trên, thực tế hoạt động cho<br />
thấy, ngoài việc phát huy tốt các cơ chế chính sách<br />
mới cần tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới một số<br />
vấn đề sau:<br />
Một là, sớm ban hành Nghị định và các văn bản<br />
quy định hướng dẫn cụ thể về cơ chế tự chủ đối với<br />
các cơ sở giáo dục đại học công lập theo tinh thần<br />
Nghị định 16/2015/NĐ-CP;<br />
Hai là, cần trao nhiều quyền tự chủ về mức thu<br />
cho các trường đại học công lập, trước hết là thu học<br />
phí, lệ phí nhiều hơn nữa. Các cơ sở giáo dục đại<br />
học công lập được phép tính đủ chi phí tiền lương<br />
và chi phí hoạt động thường xuyên trong giá dịch<br />
vụ của đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở khung<br />
giá do Nhà nước quy định, chi phí khấu hao tài sản<br />
cố định trong học phí của cơ sở giáo dục đại học<br />
công lập, đảm bảo nguyên tắc lấy thu đủ bù đắp<br />
chi phí đào tạo trong học phí. Tuy nhiên, cơ chế này<br />
cần đảm bảo hỗ trợ đối với người nghèo, người dân<br />
tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa về mức học<br />
phí… tạo điều kiện cho mọi người đều được tiếp<br />
cận giáo dục đại học.<br />
Ba là, bên cạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu<br />
trách nhiệm tài chính cho các trường đại học cần<br />
quan tâm đến công tác quản lý nhà nước, nhất là<br />
26<br />
<br />
công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tính công khai,<br />
minh bạch, trách nhiệm giải trình của các trường<br />
đảm bảo hoạt động theo đúng luật pháp.<br />
Bốn là, đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí<br />
ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học<br />
theo kết quả đầu ra; giao ngân sách gắn với nhiệm<br />
vụ và sản phẩm cuối cùng. Nhà nước giao ngân<br />
sách gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật<br />
trong đào tạo, định mức phân bổ chi phí đào tạo,<br />
có sự phân biệt giữa cơ sở hoạt động có chất lượng<br />
hiệu quả với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả.<br />
Tiến tới, Nhà nước sẽ thực hiện cơ chế đặt hàng đối<br />
với đào tạo đại học. Tất cả các cơ sở giáo dục đại học<br />
đều được tham gia vào quy trình tuyển chọn kinh<br />
phí đặt hàng đào tạo từ ngân sách nhà nước.<br />
Năm là, ngoài tự chủ về tài chính của các cơ sở<br />
giáo dục đại học công lập cần thực hiện đồng bộ với<br />
tự chủ trên các lĩnh vực khác như tự chủ trong tuyển<br />
sinh và tuyển dụng.<br />
Đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự<br />
nghiệp công lập nói chung và các cơ sở giáo dục đại<br />
học công lập nói riêng là vấn đề phức tạp, nhạy cảm<br />
và tác động đến đại đa số nhân dân. Do đó, bên cạnh<br />
các cơ chế chính sách phù hợp cần phải có quyết tâm<br />
chính trị cao của các cấp, các ngành. Các cơ quan<br />
chức năng ở các cấp cần tham mưu cho cấp ủy đảng<br />
trong việc ban hành và triển khai các nghị quyết,<br />
chủ trương, kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm tạo<br />
chuyển biến về tư tưởng, nâng cao nhận thức của xã<br />
hội về sự cần thiết, tính cấp bách của việc đổi mới<br />
cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;<br />
Đẩy mạnh việc khuyến khích thu hút các thành phần<br />
kinh tế đầu tư phát triển dịch vụ sự nghiệp công để<br />
hướng tới việc cung cấp tốt hơn dịch vụ cho mọi tầng<br />
lớp nhân dân, bảo đảm cho các đối tượng chính sách<br />
xã hội và người nghèo được tiếp cận, thụ hưởng các<br />
dịch vụ cơ bản thiết yếu với chất lượng cao hơn.<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương<br />
Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…;<br />
2. Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII về chủ<br />
trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào<br />
tạo từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015;<br />
3. TS. Nguyễn Trường Giang: Đổi mới cơ chế tài chính góp phần cải cách giáo<br />
dục đại học (Hội thảo Cải cách giáo dục đại học VED 2014);<br />
4. rịnh Xuân Thắng: “Tự chủ đại học nhìn từ góc độ tự chủ tài chính ở các<br />
T<br />
trường công lập”;<br />
5. ghị định 43/2006/NĐ-CP; Nghị định số 49/2009/NĐ-CP; Nghị định<br />
N<br />
16/2015/NĐ-CP…<br />
<br />