Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 39 - 47<br />
<br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU PHÍ DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ<br />
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)<br />
Nguyễn Thị Hồng Yến*, Trần Phạm Văn Cương<br />
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các dịch vụ của các Ngân hàng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của các cá nhân cũng như các<br />
doanh nghiệp đã và đang chứng minh sự hữu ích và tiện lợi trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền<br />
kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các dịch vụ này là nguồn thu an<br />
toàn và ổn định cho các Ngân hàng thương mại, mặc dù vậy, tỷ trọng thu nhập từ các sản phẩm<br />
dịch vụ ngân hàng của các Ngân hàng Việt Nam còn khá thấp so với hệ thống các ngân hàng<br />
Thương mại của các nước khác. Dựa trên kết quả nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đầu tư<br />
và Phát triển Việt Nam, bài viết đánh giá thực hoạt động thu phí dịch vụ của BIDV, đồng thời<br />
đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thu phí dịch vụ, tận dụng tốt những cơ hội và<br />
lợi thế trên cơ sở phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nhằm vượt qua những khó<br />
khăn, thách thức; đứng vững trước những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường.<br />
Từ khoá: ngân hàng thương mại, nghiệp vụ ngân hàng, hiệu quả thu phí dịch vụ, đánh giá hiệu<br />
quả thu phí dịch vụ của BIDV.<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM*<br />
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (ĐT & PT) được thành lập theo quyết định số 117/TTG ngày<br />
26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là ngân hàng Kiến Thiết. Sau 50 năm xây dựng,<br />
phát triển và trưởng thành ngân hàng ĐT & PT ngày nay đã nhiều lần mang những tên gọi khác<br />
nhau: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam (từ năm 1957), ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam<br />
(từ 1981), ngân hàng ĐT & PT (từ 1990). Như vậy, về cơ bản sự phát triển của ngân hàng ĐT &<br />
PT qua hai thời kì, trước và sau đổi mới. Từ ngày 1/5/2012 Ngân hàng ĐT & PT chuyển thành<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).<br />
Hình 1. Mô hình tổ chức Hội sở chính của BIDV<br />
<br />
Nguồn: Từ BIDV, năm 2012.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 662 033<br />
<br />
39<br />
<br />
44Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hội sở chính sau khi đổi mới mô hình hoạt động<br />
sẽ gồm 7 khối. Đó là: Khối Ngân hàng Bán<br />
buôn, Khối Bán lẻ và mạng lưới, Khối vốn và<br />
Kinh doanh vốn, Khối Quản lý rủi ro, Khối Tác<br />
nghiệp, Khối Tài chính- kế toán, Khối Hỗ trợ.<br />
Như vậy, có thể thấy mô hình tổ chức của ngân<br />
hàng BIDV là tương đối rộng. Điều này là một<br />
cơ sở tốt cho ngân hàng BIDV có nâng cao hiệu<br />
quả hoạt động kinh doanh.<br />
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU PHÍ<br />
DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ<br />
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM<br />
Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước<br />
Trong những năm qua, ngân hàng ĐT&PT đã<br />
đạt kết quả tốt trong việc thực hiện dịch vụ<br />
thanh toán trong nước. Doanh số thanh toán<br />
tăng đều qua các năm, số món và phí chuyển<br />
tiền năm 2012 tăng khoảng 400% so với năm<br />
2008. Thu phí ròng năm 2012 đạt 285 tỷ<br />
VND trong khi năm 2011 chỉ đạt được 178.7<br />
tỷ VND.<br />
Dịch vụ Thanh toán quốc tế<br />
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiện<br />
tại ngân hàng BIDV từ những năm 1990<br />
nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ trong vài năm<br />
trở lại đây. Đến năm 2012 đã có 111 chi nhánh<br />
có dịch vụ thanh toán quốc tế, trong khi con số<br />
này năm 1998 là 19 chi nhánh, ngân hàng<br />
BIDV đã phát triển mạnh các ngân hàng đại lý<br />
và xác định đây là nhiệm vụ trọng yếu mở<br />
đường cho hướng dẫn ngân hàng ra ngoài lãnh<br />
thổ trên phạm vi toàn thế giới.<br />
Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế tại<br />
ngân hàng BIDV còn một số những tồn tại như:<br />
Thứ nhất, thị phần thanh toán của ngân hàng<br />
BIDV còn ở mức thấp. Thị phần thanh toán<br />
quốc tế của ngân hàng BIDV đến cuối năm<br />
2012 vẫn chưa đạt 15%. Trong điều kiện hội<br />
nhập hiện nay, tỷ trọng thị phần thanh toán<br />
<br />
105(05): 39 - 47<br />
<br />
quốc tế thấp như vậy là một áp lực phát triển<br />
đối với ngân hàng BIDV.<br />
Thứ hai, việc mở rộng thanh toán quốc tế của<br />
ngân hàng BIDV chưa được chú trọng, khách<br />
hàng được thỏa mãn dịch vụ này qua ngân<br />
hàng BIDV chưa nhiều, chất lượng dịch vụ<br />
chưa cao. Thời gian thanh toán còn chậm,<br />
dịch vụ chưa đa dạng, thủ tục rườm rà ngân<br />
hàng BIDV còn thiếu kinh nghiệm trong triển<br />
khai phát triển dịch vụ này.<br />
Dịch vụ thẻ<br />
BIDV là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam<br />
phủ rộng mạng lưới ATM tại 63/63 tỉnh<br />
thành phố trên cả nước. Số lượng giao dịch<br />
và doanh số giao dịch qua ATM qua từng<br />
năm đều tăng trưởng ở mức cao thể hiện<br />
việc sử dụng thẻ đã dần trở thành thói quen<br />
của người dân Việt Nam.<br />
Mạng lưới ATM của BIDV liên tục được mở<br />
rộng qua các năm, kéo theo tốc độ gia tăng số<br />
lượng giao dịch và doanh số giao dịch luôn ở<br />
mức rất cao. Năm 2007 với sự kiện BIDV kết<br />
nối thành công với Banknetvn, số lượng giao<br />
dịch qua ATM của BIDV gia tăng.<br />
Số lượng máy ATM của BIDV chủ yếu tập<br />
trung tại các tỉnh thành phố lớn như: Hà Nội<br />
(163 máy), Tp.HCM (212 máy), Hải Phòng<br />
(25 máy), Quảng Ninh (31 máy), Đà Nẵng<br />
(26 máy), Bình Dương (34 máy), Bà rịa Vũng<br />
tàu (26 máy)….<br />
Doanh số giao dịch qua ATM qua từng năm<br />
đều tăng trưởng ở mức cao, số lượng giao<br />
dịch bình quân/máy năm 2012 đạt 36.324<br />
giao dịch, doanh số giao dịch bình quân đạt<br />
25,9 tỷđ/1máy. Tần suất giao dịch thành công<br />
trung bình đạt 3608 giao dịch/máy/tháng.<br />
<br />
Bảng 1. Số lượng và doanh số giao dịch trên ATM BIDV<br />
Năm<br />
<br />
Máy ATM (lũy kế)<br />
<br />
Số lượng giao dịch<br />
<br />
Doanh số (tỷ đồng)<br />
<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
<br />
390<br />
694<br />
973<br />
994<br />
<br />
12.500.000<br />
23.750.000<br />
36.005.793<br />
43.628.326<br />
<br />
4.689<br />
18.286<br />
26.058<br />
35.008<br />
<br />
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2012<br />
<br />
40<br />
<br />
45Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 39 - 47<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả thanh toán thẻ Banknetvn trên ATM BIDV<br />
Năm<br />
2011<br />
2012<br />
<br />
Số lượng<br />
giao dịch<br />
130,000<br />
2.588.899<br />
<br />
Số lượng giao<br />
dịch rút tiền<br />
100.000<br />
1.747.900<br />
<br />
Doanh số<br />
(tỷ đồng)<br />
90<br />
1.343<br />
<br />
Thu phí<br />
(triệu đồng)<br />
300<br />
3.761<br />
<br />
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2012<br />
<br />
Hệ thống ATM của BIDV chính thức chấp<br />
nhận thanh toán thẻ VISA vào tháng 9/2006<br />
và chấp nhận thanh toán thẻ của các ngân<br />
hàng thành viên Banknetvn vào tháng 1/2007.<br />
Việc kết nối thành công với VISA và<br />
Banknetvn đã nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
của hệ thống ATM một cách rõ rệt, thể hiện ở<br />
số lượng giao dịch và doanh số giao dịch<br />
không ngừng gia tăng hàng năm, đặc biệt<br />
doanh số thu phí từ VISA và Banknetvn liên<br />
tục gia tăng một cách ổn định và trở thành<br />
một nguồn thu quan trọng trong tổng thu nhập<br />
của hoạt động kinh doanh thẻ (thường chiếm<br />
trên 40% tổng thu phí dịch vụ thẻ).<br />
Dịch vụ đại lý, ủy thác<br />
Trong những năm vừa qua dịch vụ đại lý, ủy<br />
thác của ngân hàng BIDV chủ yếu là trong<br />
lĩnh vực rút vốn giải ngân, cho vay lại. Đến<br />
cuối năm 2012, ngân hàng BIDV đã tiếp nhận<br />
thêm 20 chương trình, dự án với tổng số vốn<br />
ủy thác đạt tương đương 742 triệu USD.<br />
Doanh số rút vốn đạt 4.256 tỷ VND, doanh số<br />
cho vay đạt 2.281 tỷ VND. Dư nợ ủy thác đạt<br />
6.884 tỷ VND. Lũy kế lãi và phí từ hoạt động<br />
đại lý ủy thác đạt 6.8 tỷ VND.<br />
Tuy nhiên, hoạt động này tại ngân hàng<br />
BIDV còn một số tồn tại sau:<br />
Loại hình dịch vụ ủy thác chủ yếu là cho vay<br />
- thu nợ ủy thác. Trong khi đó việc thực hiện<br />
quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và<br />
doanh nghiệp thương mại là chưa được thực<br />
hiện tại ngân hàng BIDV. Đây là thị trường<br />
tiềm năng đầy hứa hẹn mà ngân hàng BIDV<br />
chưa khai thác.<br />
Một số lớn các chi nhánh của ngân hàng<br />
BIDV không có và không quan tâm đến<br />
nghiệp vụ này. Hoạt động ủy thác, đại lý chưa<br />
thực sự tương xứng với tiềm năng và nhu cầu<br />
thị trường.<br />
<br />
Doanh số dịch vụ đại lý, ủy thác chưa cao do<br />
một thị trường lớn về loại hình dịch vụ này chưa<br />
được nhìn nhận và sự phát triển: ủy thác thương<br />
mại của doanh nghiệp và ùy thác cá nhân.<br />
Chưa có nhiều sản phẩm ủy thác đầu tư như: ủy<br />
thác quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, kế<br />
hoạch tiền lương, ủy thác trong di chúc quản lý<br />
tài sản…<br />
Dịch vụ bảo hiểm<br />
Doanh số thu phí bảo hiểm năm 2012 đạt<br />
60238 triệu VND, tăng 29% so với năm 2009.<br />
Nếu so sánh trên chỉ tiêu bảo hiểm gốc thì thị<br />
phần của BIC đã tăng từ 0.45 năm 2009 lên<br />
1.35% vào năm 2012.<br />
Tuy nhiên, nghiệp vụ của ngân hàng BIDV<br />
còn tồn tại một số điểm sau:<br />
Thứ nhất, loại hình nghiệp vụ bảo hiểm còn<br />
đơn diệu, chưa có nhiều hình thức phong phú.<br />
Hiện nay, mới chỉ có 8 nghiệp vụ bảo hiểm số lượng quả là ít ỏi.<br />
Thứ hai, thị phần bảo hiểm của ngân hàng<br />
BIDV chiếm rất ít trên thị trường. Trong khi<br />
thị trường bảo hiểm rộng lớn và có tiềm năng.<br />
Dịch vụ khác<br />
Các dịch vụ như tư vấn, thu xếp phát hành trái<br />
phiếu doanh nghiệp; dịch vụ BSMS, thanh<br />
toán lương, thanh toán hóa đơn Viettel,<br />
chuyển tiền nhanh WU… là những nghiệp vụ<br />
mới được triển khai tại ngân hàng BIDV<br />
trong thời gian gần đây. Việc phát triển các<br />
nghiệp vụ trung gian tại ngân hàng BIDV<br />
được coi là trọng tâm của hoạt động ngân<br />
hàng. Kết quả đến ngày 31 tháng 12 năm<br />
2012, lần đầu tiên thu dịch vụ ròng của ngân<br />
hàng đạt 2.000 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng<br />
cao nhất từ trước tới nay (tăng trưởng gấp 2<br />
lần năm 20011 và gấp 4 lần so với năm 2010).<br />
Thu dịch vụ ròng bình quân đầu người ước<br />
41<br />
<br />
46Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đạt 148 triệu đồng, tăng 80% so với năm<br />
20011. Năm 2012 ngân hàng BIDV đã bứt<br />
phá trở thành ngân hàng dẫn đầu về thu dịch<br />
vụ. Nếu tính riêng thu nhập từ phí và hoa<br />
hồng dịch vụ, con số 1.200 tỷ đã vượt xa lợi<br />
nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần<br />
có quy mô trung bình khá.<br />
Tại ngân hàng BIDV, nghiệp vụ ngoại bảng<br />
chủ yếu là nghiệp vụ bảo lãnh. Kết quả thu<br />
phí bảo lãnh trên đã phản ánh phần nào sự<br />
thành công của ngân hàng BIDV trong hoạt<br />
động bảo lãnh. Tổng số thu phí từ nghiệp vụ<br />
bảo lãnh cuối năm 2012 đạt 350 tỷ VND,<br />
bằng 519 % so với năm 2008, chiếm tỷ trọng<br />
18.8% trong tổng thu dịch vụ ròng của ngân<br />
hàng. Doanh số bảo lãnh tăng mạnh qua các<br />
năm, đến năm 2012 doanh số đạt 61.087 bằng<br />
379% so với năm 2008. Chất lượng bảo lãnh<br />
của ngân hàng BIDV khá tốt, biểu hiện là hầu<br />
như không có việc ngân hàng phải trả thay<br />
cho khách hàng. Bước đầu ngân hàng BIDV<br />
đã xây dựng được những quy trình, quy chuẩn<br />
về nghiệp vụ bảo lãnh và đang từng bước<br />
triển khai toàn hệ thống.<br />
Tuy nhiên, nghiệp vụ này tại ngân hàng<br />
BIDV vẫn còn một số tồn tại sau:<br />
Thứ nhất, các loại bảo lãnh được phát triển<br />
chưa đều và chưa phát huy hết tiềm năng. Với<br />
một mạng lưới chi nhánh tương đối rộng lớn<br />
như hiện nay song quy mô của nghiệp vụ bảo<br />
lãnh của ngân hàng BIDV chủ yếu là bảo lãnh<br />
thực hiện hợp đồng trong khi một số loại bảo<br />
lãnh khác lại có doanh số thấp hoặc hầu như<br />
còn bỏ ngỏ.<br />
Thứ hai, đối tượng được bảo lãnh chủ yếu là<br />
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà<br />
nước. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và<br />
các đối tượng khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.<br />
Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng ĐT&PT<br />
có bước phát triển khá nhanh doanh số mua<br />
bán ngoại tệ tăng trưởng đều đặn trong mấy<br />
năm gần đây và thu ròng về kinh doanh ngoại<br />
tệ có sự tăng trưởng tốt.<br />
<br />
105(05): 39 - 47<br />
<br />
Năm 2012 doanh số mua bán đạt 45 tỷ VND<br />
tăng 455% so với năm 2008, thu ròng về kinh<br />
doanh ngoại tệ đạt 743.2 tỷ VND tăng 1299%<br />
so với năm 2008. Năm 2012 này cũng chứng<br />
kiến bước bứt phá ngoạn mục của hoạt động<br />
kinh doanh ngoại tệ với lợi nhuận từ hoạt động<br />
này tăng gấp 8 lần so với năm 2011, nâng tỷ<br />
trọng trong tổng thu dịch vụ ròng đạt 40%.<br />
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ<br />
HOẠT ĐỘNG THU PHÍ DỊCH VỤ CỦA<br />
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN<br />
VIỆT NAM<br />
Trong phạm vi bài báo, chỉ đề cập đến hiệu<br />
quả đối với bản thân ngân hàng từ góc độ<br />
nghiên cứu về các nghiệp vụ mà ngân hàng<br />
đang áp dụng.<br />
Qua bảng 3 cho thấy, thu từ dịch vụ, thu từ<br />
nghiệp vụ đầu tư của ngân hàng BIDV tăng<br />
đều qua các năm. Năm 2008 thu từ dịch vụ<br />
mới chỉ đạt 269.5 tỷ đồng chiếm 4,6% trong<br />
tổng thu nhập nhưng đến năm 2012 đạt tới<br />
2.189 tỷ đồng chiếm 11.05% trong tổng thu<br />
nhập. Kết quả này cho thấy thu nhập từ các<br />
hoạt động phi lãi suất của ngân hàng (trước<br />
chi phí hoạt động và dự phòng) tăng dần qua<br />
các năm với tốc độ tăng trưởng qua các năm<br />
đều cao hơn sự tăng trưởng của thu nhập từ<br />
lãi cho vay; cho thấy ngân hàng đang cố gắng<br />
đa dạng nguồn thu nhập. Từ một ngân hàng<br />
chỉ cho vay ngắn hạn bằng nội tệ là chủ yếu,<br />
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng không đáng<br />
kể, chưa có các hoạt động thanh toán quốc tế<br />
và kinh doanh đối ngoại, ngày nay ngân hàng<br />
BIDV đã trở thành một ngân hàng kinh doanh<br />
đa năng và đã đạt được những thành tựu nhất<br />
định trong việc đa dạng hóa nghiệp vụ ngân<br />
hàng: có nhiều hình thức cho vay mới; mở<br />
rộng cho vay trung dài hạn, cho vay nhiều<br />
thành phần kinh tế, phát triển nghiệp vụ đầu<br />
tư, nghiệp vụ bảo lãnh, mở thêm nhiều hình<br />
thức huy động vốn; thực hiện nhiều dịch vụ<br />
ngân hàng mới, thành lập các công ty con để<br />
kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê<br />
tài chính. Chính vì điều này đã làm thay đổi<br />
cơ cấu thu nhập của ngân hàng BIDV.<br />
<br />
42<br />
<br />
47Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 39 - 47<br />
<br />
Bảng 3. Cơ cấu thu nhập của ngân hàng BIDV Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012<br />
CHỈ TIÊU<br />
Thu nhập từ lãi<br />
Tăng trưởng (%)<br />
Thu nhập lãi tiền gửi<br />
Thu nhập lãi TTC<br />
Thu nhập khác<br />
Thu nhập từ phí DV<br />
Tăng trưởng (%)<br />
Hoạt động thanh toán<br />
Hoạt động bảo lãnh<br />
Hoạt động ngân quỹ<br />
Dịch vụ đại lý<br />
Hoạt động bảo hiểm<br />
Thu phí dịch vụ khác<br />
Thu nhập từ KD ngoại tệ<br />
Thu từ kinh doanh vàng<br />
Thu nhập hoạt động khác<br />
Tăng trưởng (%)<br />
Thu nhập cổ tức<br />
Thu nhập thuần từ<br />
Thu về các công cụ TC<br />
phát sinh khác<br />
Thu khác<br />
<br />
2008<br />
5.760.703<br />
<br />
Đơn vị: Triệu đồng, %<br />
2011<br />
2012<br />
13.753.824<br />
17.541.256<br />
39<br />
28<br />
1.846.186<br />
1987177<br />
187.551<br />
532.983<br />
3.167<br />
4.175<br />
1.017.847<br />
2189357<br />
71<br />
115<br />
423.067<br />
832922<br />
283.931<br />
350.131<br />
52.350<br />
73.071<br />
11.211<br />
9.123<br />
22.634<br />
81.758<br />
45.680<br />
53.523<br />
160.459<br />
775.119<br />
18.515<br />
22.710<br />
157.320<br />
158.447<br />
97<br />
0,7<br />
41.940<br />
31.150<br />
49.919<br />
35.727<br />
<br />
10.941<br />
1.209<br />
<br />
2009<br />
7.608.382<br />
32<br />
553.869<br />
125.712<br />
2.307<br />
377.613<br />
40<br />
151.666<br />
111529<br />
6.772<br />
8.623<br />
9.461<br />
22.337<br />
58.995<br />
8.230<br />
42.393<br />
163<br />
12.410<br />
6.415<br />
<br />
2010<br />
9.927.180<br />
30<br />
979.111<br />
111.778<br />
40.092<br />
594.617<br />
57<br />
226.377<br />
181.696<br />
34.184<br />
11.251<br />
14.840<br />
1.445<br />
111.760<br />
13.064<br />
79.947<br />
89<br />
15.706<br />
36.857<br />
<br />
568<br />
<br />
810<br />
<br />
2.810<br />
<br />
22.757<br />
<br />
38.392<br />
<br />
3.408<br />
<br />
22.758<br />
<br />
24.574<br />
<br />
42.704<br />
<br />
53.178<br />
<br />
233.367<br />
66.354<br />
29<br />
269.595<br />
120.523<br />
67.461<br />
3.701<br />
9.426<br />
7.650<br />
22.259<br />
32.703<br />
5.872<br />
16.126<br />
<br />
Nguồn: Ngân hàng BIDV, năm 2012.<br />
Bảng 4. Hiệu quả hoạt động thu phí dịch vụ của ngân hàng BIDV Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012<br />
CHỈ TIÊU<br />
Tồng chi phí/TSC (%)<br />
Tổng chi phí/Tổng TN(%)<br />
Lợi nhuận ròng/Tổng TN(%)<br />
ROE<br />
Chênh lệch lãi suất bình quân<br />
Thu nhập lãi ròng/tổng thu nhập hoạt động<br />
<br />
2008<br />
8,2<br />
55<br />
13,60<br />
10,44<br />
2,42<br />
61,61<br />
<br />
2009<br />
6,5<br />
62<br />
14,50<br />
8,81<br />
3,16<br />
91,05<br />
<br />
2010<br />
4,7<br />
66<br />
16,20<br />
14,23<br />
2,37<br />
80,42<br />
<br />
2011<br />
3,9<br />
65<br />
17,30<br />
25,01<br />
3,07<br />
81,23<br />
<br />
2012<br />
4,1<br />
68<br />
16,90<br />
13,6<br />
2,89<br />
68,3<br />
<br />
Nguồn: Ngân hàng BIDV, năm 2012.<br />
<br />
Qua các chỉ tiêu tính toán cho thấy hiệu quả<br />
hoạt động thu phí dịch vụ của BIDV giai đoạn<br />
2008 - 2012 như sau:<br />
- Tỷ lệ tổng chi phí/Tổng tài sản có của ngân<br />
hàng BIDV giảm dần qua các năm, nhưng<br />
không có nghĩa là hiệu quả hoạt động của<br />
ngân hàng được nâng lên vì với tỷ lệ chi<br />
phí/tài sản là 4% như hiện nay thì vẫn cao<br />
<br />
hơn chênh lệch lãi suất bình quân. Mà nguồn<br />
thu chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín<br />
dụng nên ngân hàng BIDV chưa có nhiều lợi<br />
nhuận. Thực tế đó, buộc ngân hàng BIDV<br />
phải mở rộng hơn nữa các nghiệp vụ, đơn vị<br />
mới có thể nâng cao số lợi nhuận thu được.<br />
- Hệ số Tổng chi phí/Tổng thu nhập tăng dần<br />
qua các năm. Cho đến năm 2012 thì cứ 100<br />
43<br />
<br />
48Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />