intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới hiệu quả kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới hiệu quả kinh tế Việt Nam" nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần huy động một lượng lớn các nguồn lực. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh nên nguồn lực của đất nước còn hạn chế. Chính vì thế, huy động nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò và tác động tương đối mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới hiệu quả kinh tế Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM Lương Thu Thủy* 1 TÓM TẮT: Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần huy động một lượng lớn các nguồn lực. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh nên nguồn lực của đất nước còn hạn chế. Chính vì thế, huy động nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò và tác động tương đối mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam. Từ khoá: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hiệu quả kinh tế, Tác động, Tăng trưởng,… ABSTRACT: To promote economic growth, Vietnam needs to mobilize a large amount of resources. However, due to the low starting point, the economy was heavily devastated by the war, so the resources of the country were limited. Therefore, mobilizing domestic and foreign resources for economic development is a very important task. In particular, foreign direct investment (FDI) has a relatively strong role and impact on the economy of Vietnam. Keywords: foreign direct investment, economic efficiency, impact, growth, ... 1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Thứ nhất, về quy mô Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Từ con số vài chục triệu USD những năm 90 của thế kỷ XX, chúng ta đã thu hút được hàng nghìn dự án và hàng tỷ USD vốn FDI trong những năm gần đây. Bảng 1: FDI cấp phép tại Việt Nam giai đoạn 1988 - 2017 Đơn vị: Triệu USD Dự án Vốn đầu tư Dự án Vốn đầu tư Năm Tăng/ Tăng/ Năm Tăng/ Tăng/ Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng giảm % giảm % giảm % giảm % 1988 38 - 321,5 - 2003 748 - 6,7 3.145 6,2 1989 68 78,9 525,5 63,5 2004 723 - 3,3 4.222 34,2 1990 108 58,8 735,0 39,9 2005 922 27,5 6.840 50,1 75,50 1991 151 39,8 1.291,5 75,7 2006 987 7,049 12.004 1992 197 30,5 2.208,5 71,0 2007 1.544 56.43 21.348 77,84 1993 274 39,1 3.347,2 51,6 2008 1.171 -24.16 71.726 235,98 1994 367 33,9 4.534,6 35,5 2009 1.208 3.16 23.107 -67,78 1 Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính
  2. 1194 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1995 408 11,2 7.695,8 69,7 2010 1.237 2.40 19.886 -13,94 1996 387 - 5,1 9.735,3 26,5 2011 1.191 -3.72 15.618 -21,46 1998 285 - 20,4 4.877 - 19,5 2012 1.287 8.06 16.347 4,67 1999 311 9,1 2.264 - 53,6 2013 1.530 18.88 22.351 36.73 2000 389 25,1 2.695 19,1 2014 1.588 3.79 21.910 -1,97 2001 550 41,4 3.230 19,8 2015 2.120 33,5 24.115 10,06 2002 802 45,8 2.963 - 8,3 2016 2.556 20,57 24.300 0,77 2017 2.591 13,7 35.880 47,65 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả) Song song với sự gia tăng về số lượng vốn FDI đăng ký thì số lượng vốn FDI thực hiện trong những năm qua cũng không ngừng gia tăng.Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn FDI đăng ký không ngừng cải thiện. Bảng 2: Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam giai đoạn 1988- 2017 Đơn vị: Triệu USD Vốn FDI Tăng/ Vốn FDI Tăng/ Năm Năm th/hiện giảm (%) th/hiện giảm (%) 1988 288 - 2003 2.650,0 2,3% 1989 311 8,0% 2004 2.852,4 7,6% 1990 407 30,9% 2005 3.121,0 9,4% 1991 478 17,4% 2006 4,100 31.37% 1992 574,9 20,3% 2007 8,034 95.95% 1993 1.017,5 77,0% 2008 11,500 43.14% 1994 2.040,6 100,6% 2009 10,000 -13.04% 1995 2.556,0 25,3% 2010 11,000 10.00% 1996 2.714,0 6,2% 2011 11,000 0.00% 1997 3.115,0 14,8% 2012 10,460 -4.91% 1998 2.367,4 - 24,0% 2013 11,500 9.94% 1999 2.334,9 - 1,4% 2014 12,500 8.70% 2000 2.413,5 3,4% 2015 14.500 16% 2001 2.450,5 1,5% 2016 15.800 8,96% 2002 2.591,0 5,7% 2017 17.500 10,76% (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Tính toán của tác giả) Thứ hai, về hình thức đầu tư Theo quy định hiện hành, FDI tại Việt Nam được thực hiện dưới 3 hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài 3 hình thức nói trên, nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có thể hình thành dự án theo phương hướng đầu tư BOT, BTO và BT. Thứ ba, về đối tác đầu tư Hiện nay, có 101 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó có nhiều quốc gia đã trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam trong việc thu hút FDI như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc,.. Với sự đầu tư vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, từ công nghiệp, xây dựng đến thương mại dịch vụ và nông nghiệp, số vốn FDI đăng ký gia tăng hàng năm và luỹ kế tới nay là hơn 300 tỷ USD.
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1195 (Đơn vị tính: Triệu USD) Biểu đồ 3: Số dự án và tổng vốn đầu tư luỹ kế của 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam năm 2017 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Trong suốt gần 30 năm qua, Hàn Quốc vẫn luôn giữ vị trí là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng số vốn tính đến thời điểm hiện tại là 37,7 tỷ USD với 3 tổ hợp hàng đầu của tập đoàn Sam Sung tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó là các quốc gia có quan hệ FDI truyền thống như Nhật Bản (37,3 tỷ USD); singapore (32,9 tỷ USD)… Như vậy, các nước phát triển tại châu Á vẫn là đối tác chiến lược của Việt Nam trong các dự án FDI. 2. TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ Xem xét về tác động của FDI tới hiệu quả kinh tế, chúng ta xem xét dưới 2 góc độ là tác động trực tiếp (tăng vốn đầu tư) và tác động gián tiếp (thúc đẩy xuất khẩu, tăng áp lực cạnh tranh và chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật). Tác động trực tiếp Tăng vốn đầu tư Hiệu quả Đầu tư trực tiếp kinh tế nước ngoài (FDI) Thúc đẩy xuất khẩu Tăng áp lực cạnh tranh Tác động gián / cải hiện năng suất tiếp Truyền bá kiến thức, chuyển giao công nghệ/ tác động lan tỏa về năng suất Hình 1: Tác động của FDI đến hiệu quả kinh tế Một là, về vấn đề tăng vốn đầu tư.
  4. 1196 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Một là: FDI bổ sung nguồn vốn đầu tư quan trọng, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tính đến thời điểm hiện này, vốn FDI chiếm khoảng 19% tổng nguồn vốn đầu tư xã hội (trong đó thời kỳ 1988 - 1990 là 12,1%; thời kỳ 1991 - 1996: 26,8%; thời kỳ 1997 - 2000: 20,6%; và từ năm 2001 đến nay chiếm 16,9%). Nếu như trước năm 2005, vốn đầu tư của nền kinh tế chủ yếu là vốn của khu vực nhà nước với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư luôn trên 50% thì từ sau năm 2005, tỷ trọng của khu vực này lại giảm xuống, thay vào đó là sự tăng trưởng của các nhóm khu vực còn lại mà đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. So với GDP, vốn FDI cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn, nhờ đã góp phần làm gia tăng sản lượng quốc gia. Năm 1988, tỷ lệ vốn FDI/GDP là 2,46%, tăng lên đạt đỉnh cao vào năm 1997 với tỷ lệ 9,66%. Sau khủng khoảng kinh tế năm 1997, dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh. Năm 1998, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam là 24.300 tỷ đồng so với năm 1997 là 30.300 tỷ đồng. Từ sau năm 1998, dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong GDP. Năm 1998 đến nay, tỷ trọng vốn FDI/ GDP cao nhất là 6,73% (năm 1998), thấp nhất là 5,6% (năm 2005). Đơn vị tính: Tỷ đồng 1800000 1600000 1400000 Khu 1200000 v?c có v?n d?u 1000000 tu nu?c ngoài 800000 Kinh t? 600000 ngoài nhà 400000 nu?c 200000 Kinh t? 0 nhà nu?c 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 Biểu đồ 1: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội phân theo khu vực kinh tế (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Do chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn đầu tư xã hội, khu vực FDI đã góp phần quan trọng làm gia tăng sản lượng GDP. Đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng từ 2% năm 1992 lên 15,17% năm 2004 và 15,89% năm 2005. Tốc độ gia tăng của khu vực kinh tế FDI nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP, cũng như của các khu vực kinh tế khác (khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh). Ví dụ, năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,43%, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI là 13,2%, của kinh tế nhà nước: 7,36%, và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 8,19%. Hai là, về vấn đề chuyển giao khoa học công nghệ Thông qua thu hút và sử dụng FDI, Việt Nam tiếp nhận được nhiều công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến của các nước phát triển. Một trong những trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam là trình độ kỹ thuật – công nghệ còn lạc hậu. Nhờ có FDI, chúng ta đã tiếp nhận được nhiều công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Các công nghệ được chuyển giao qua FDI góp phần quan trọng tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như khai thác dầu khí, viễn thông, ô tô, xe máy, hóa chất… Hiện nay, phần lớn các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, vật liệu xây dựng, thép được trang bị những dây truyền sản xuất tương đối
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1197 hiện đại. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp trong nước có thể nhận được những tác động lan tỏa năng suất của FDI với các mức độ khác nhau. Những công nghệ sử dụng nhiều lao động trong các ngành dệt, may, sản xuất giầy dép, chế biến thực phẩm… cũng được áp dụng tương đối đồng bộ thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực và tiên tiến hơn so với các thiết bị hiện có ở trong nước. Kỹ năng nhân giống, lai ghép do các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao trong ngành nông nghiệp đã nâng cao năng suất lao động, góp phần đưa Việt Nam từ một nước thiêu lương thực thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Ba là, về vấn đề thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Một trong những vai trò quan trọng của FDI là thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới. Do các doanh nghiệp FDI đa phần đều là chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia với mạng lưới kinh doanh phủ khắp toàn cầu, sản phẩm của các công ty này đã có uy tín và được người tiêu dùng chấp nhận do chất lượng cao và đảm bảo nên năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI nói chung cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI góp phần quan trọng làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có tốc độ gia tăng cao. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc khu vực này đạt 52 triệu USD, năm 1995 là 336 triệu USD, đến năm 2000 tăng lên đạt 3.160 triệu USD, năm 2005 đạt 11.130 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2006 là 6.592 triệu USD. Tỷ trọng của FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng dần, nếu như trước năm 2001, xuất khẩu của FDI chiếm chưa tới 50% thì sau năm 2003, FDI đã trở thành khu vực có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Trong năm 2014, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài, kể cả dầu thô đạt 101,21 tỷ USD, chiếm 67,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 93,98 tỷ USD, chiếm 62,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. FDI còn được xác định là nhân tố chính làm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Năm 2015, Việt Nam có 23 mặt hàng xuất khẩu kim ngạch đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Năm 2017, trong nhóm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của khu vực FDI, nhóm các sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 68 tỷ USD (chiếm 43,2% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó riêng điện thoại và linh kiện đã là 45,1 tỷ USD. Các sản phẩm dệt may, da giầy, túi xách, va ly; các sản phẩm máy móc, thiết bị phụ tùng cũng giữ được mức tăng trưởng cao về giá trị. Trong khi đó, các sản phẩm nông nghiệp, kim loại, giấy, cao su, chất dẻo có mức tăng thấp. ĐVT: tỷ USD Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 Nguồn: Tổng cuc Hải Quan
  6. 1198 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Như vậy, khu vực FDI không chỉ gia tăng xuất khẩu hàng hoá mà còn luôn có kim ngạch nhập khẩu thấp hơn xuất khẩu, trên cơ sở đó có xuất siêu từ khu vực kinh tế FDI. Nhiều năm liền, nguồn thặng dư thương mại từ khu vực kinh tế FDI có tác động quan trọng trong góp phần cải thiện đáng kể cán cân thương mại. Bốn là, FDI có đóng góp lớn vào việc vào chuyển dịch cơ cấu vùng và cơ cấu ngành kinh tế. Với sự nỗ lực cải cách chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng cùng những ưu đãi của Chính phủ và các địa phương trong việc thu hút vốn FDI, cho tới nay, đầu tư nước ngoài đã có mặt tại 63 tỉnh, thành phố. Nếu như giai đoạn đầu, FDI chỉ chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm miền Nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương) và vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội) thì sau khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực, cơ cấu FDI theo vùng đã có những bước chuyển biến tích cực rõ rệt. Bên cạnh các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nguồn vốn FDI đã chuyển dần sang một số địa bàn thuộc các tỉnh Duyên hải miền Trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… Tại Nam Trung Bộ có Quảng Nam và Đà Nẵng được xem là hai điểm thu hút được sự chú ý đặc biệt của các nhà đầu tư FDI, nhất là vào lĩnh vực du lịch, vui chơi, nghỉ dưỡng. Với sức lan tỏa của các hạng mục đầu tư tại các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, FDI đã phần nào đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng GDP của khu vực này trong thời gian qua. Tại khu vực phía Bắc, các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương cũng đã có những bước bứt phá mạnh trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nổi bật trong số đó là Bắc Ninh, đang được đánh giá là tỉnh có tốc độ phát triển FDI cao nhất cả nước với dự án lớn như SamSung Display. Những năm gần đây, đã có một số dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, dịch vụ hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, thể hiện định hướng thu hút FDI có chọn lọc đã từng bước phát huy hiệu quả. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào GDP năm sau cao hơn năm trước. Năm 1992, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đóng góp khoảng 2% GDP, đến năm 2005, con số này đã là 15,16% và không ngừng tăng lên, đến cuối năm 2017 chiếm khoảng 19%. Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong tổng thu NSNN cũng đã tăng đáng kể theo thời gian. Năm 2000, khu vực này mới chỉ đóng góp 5,22% tổng thu NSNN, đến cuối năm 2017 đã tăng lên mức khoảng 18%, tương đương khoảng 230 nghìn tỷ đồng. Lũy kế đến hết năm 2017, vốn đăng ký của các dự án còn hiệu lực đạt khoảng 318,2 tỷ USD; vốn thực hiện đạt khoảng 172,35 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký. Các dự án công nghiệp chế biến - chế tạo là chủ đạo, chiếm 58,3% vốn và 51% số dự án, tiếp đó là lĩnh vực bất động sản với 16,6% vốn và 2,6% số dự án. Năm đối tác đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (chiếm tới 63,6% tổng vốn đầu tư) chủ yếu đến từ khu vực châu Á gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan và Quần đảo Virgin. Vốn đầu tư tập trung vào khu vực Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền Bắc. Tính đến hết năm 2016, có khoảng 5,2 triệu lao động làm việc trong khu vực FDI, với mức thu nhập cao hơn mặt bằng chung cả nước, không những góp phần tạo việc làm trực tiếp mà còn gián tiếp tạo ra một bộ phận công ăn việc làm gián tiếp, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trên các địa bàn đầu tư. Như vậy, cùng với các nguồn lực khác, FDI có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Thu hút và sử dụng FDI hiệu quả được coi là một giải pháp căn bản góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như tạo cơ sở vững chắc cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 5. Đào Thị Bích Thủy, Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình nền kinh tế đang phát triển, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, số 28 (2012). 6. Tổng cục Thống kê 7. Tổng cục Hải Quan 8. Viện chiến lược và chính sách Tài chính (2014), Ổn định vĩ mô hội nhập toàn diện, nhà xuất bản Tài chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
30=>0