intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Bình luận về quan điểm cho rằng: "Quyền con người có tính giai cấp; Quyền con người vừa có tính phổ quát, vừa có tính đặc thù"

Chia sẻ: Nguyễn Lập Đức | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

108
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản họ là con người. Do đó, các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp tầng lớp , tổ chức cộng đồng hay nhà nước nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Bình luận về quan điểm cho rằng: "Quyền con người có tính giai cấp; Quyền con người vừa có tính phổ quát, vừa có tính đặc thù"

BÀI KIỂM TRA<br /> Học viên: Nguyễn Lập Đức<br /> Đề bài: Bình luận về quan điểm cho rằng:<br /> - Quyền con người có tính giai cấp<br /> - Quyền con người vừa có tính phổ quát, vừa có tính đặc thù<br /> Bài làm:<br /> 1. Quyền con người có tính giai cấp ?<br /> Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra<br /> đều được hưởng chỉ đơn giản họ là con người. Do đó, các quyền con người<br /> không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của<br /> bất cứ cá nhân, giai cấp tầng lớp , tổ chức cộng đồng hay nhà nước nào . Vì vậy<br /> không một chủ thể nào, kể cả nhà nước có thể ban phát hay tước bỏ quyền con<br /> người bẩm sinh. Thừa nhận điều đó, Điều 1 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền<br /> năm 1948 đã khẳng định: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về<br /> nhân phẩm và các quyền. Mọi người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương<br /> tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em. Điều đó cũng thể hiện tính<br /> chất căn bản của quyền con người đó là tính phổ quát. Tính phổ quát của quyền<br /> con người thể hiện ở chỗ quyền con người là bẩm sinh, vốn có của con người<br /> được áp dụng bình đẳng cho tất cả con người trên trái đất , không có sự phân<br /> biệt đối xử vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn<br /> giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Điều đó cũng có ý nghĩa quyền con người<br /> cần được tôn trọng, bảo vệ và thực thi ở các quốc gia, với các chế độ chính trị<br /> khác nhau, dù đơn đảng hay đa đảng, dù nhất nguyên hay đa nguyên là như<br /> nhau. (Ví dụ: Các quốc gia trên thế giới đều cần thực thi nghiêm túc quyền<br /> không bị tra tấn).<br /> Có ý kiến cho rằng quyền con người có tính giai cấp. Giải thích về quan<br /> điểm này, có thể lý giải từ hai góc độ:<br /> Thứ nhất, lịch sử đấu tranh giải phóng con người, cải tạo xã hội trong xã<br /> hội có giai cấp là lịch sử các cuộc đấu tranh giai cấp. Quyền con người là thành<br /> quả của các cuộc đấu tranh đó. Vì vậy, quyền con người không thể không mang<br /> tính giai cấp<br /> Thứ hai, xuất phát từ học thuyết pháp lý, quyền con người không phải là<br /> những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do nhà nước xác định và<br /> pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật. Như vậy quyền con người phụ<br /> thuộc vào ý chí của tấng lớp thống trị.<br /> <br /> Xuất phát từ hai quan điểm trên, đối chiều với bản chất và đặc điểm của<br /> quyền con người, có thể nhận thấy việc nhận định quyền con người có tính giai<br /> cấp là chưa chính xác, bởi lẽ:<br /> Thứ nhất, việc nhận định quyền con người có tính giai cấp là mâu thuẫn<br /> với nguồn gốc tự nhiên của quyền con người, vốn là những quyền “sinh ra đã<br /> có”, không thể bị tước bỏ bởi bất cứ chủ thể nào. Việc nhà nước pháp điển hóa<br /> đơn thuần chỉ là sự thừa nhận bằng các quy phạm pháp luật đối với quyền tự<br /> nhiên này.<br /> Thứ hai, trong xã hội phân chia giai cấp, nhận thức về việc bảo vệ, thúc<br /> đẩy quyền con người bị chi phối bởi lập trường giai cấp. Việc quyền con người<br /> được thúc đẩy mạnh mẽ khi các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công<br /> là cũng bởi vì xuất phát tự mục đích tự do, dân quyền, hạnh phúc vốn là tôn chỉ<br /> khi bắt đầu cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Rõ ràng, đối với những quốc gia<br /> không tiến hành những cuộc cách mạng dân tộc, việc chuyển giao quyền lực<br /> diễn ra êm đềm, những giá trị nhân quyền vẫn được thực thi và bảo đảm như<br /> một sự xác nhận bước tiến của nền dân chủ.<br /> Như vậy, từ những phân tích trên có thể thấy quyền con người là giá trị<br /> chung của toàn nhân loại, được thừa nhận phổ quát mà không phụ thuộc bất cứ<br /> chủ thể, dù là quốc gia. Nói cách khác Quyền con người không có tính giai cấp.<br /> 2. Quyền con người vừa có tính phổ quát, vừa có tính đặc thù ?<br /> Như đã phân tích ở trên, một trong những đặc điểm của quyền con người<br /> là tính phổ quát. Tính phổ quát của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con<br /> người là bẩm sinh, vốn có của con người được áp dụng bình đẳng cho tất cả con<br /> người trên trái đất Liên quan đến tính chất này, cũng cần lưu ý là bản chất của sự<br /> bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ<br /> các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người.<br /> Ngoài ra, tính phổ biến của quyền con người còn thể hiện ở chỗ:<br /> Thứ nhất, quyền con người là một giá trị chung của con người. Tính phổ<br /> biến gắn liền với những quyền cơ bản nhất (hay quyền phổ biến) của con người đã là con người ai cũng có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh<br /> phúc. Do đó, nếu xét từ phương diện tính phổ biến thì quyền con người có thể<br /> đem áp dụng cho tất cả các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới. Với ý nghĩa<br /> đó, tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ nó vượt qua những khác<br /> biệt về văn hóa.<br /> Thứ hai, tính phổ biến của quyền con người cũng bao hàm ý nghĩa có thể<br /> áp dụng đối với tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử. Chẳng hạn, những<br /> quyền cơ bản của con người như quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu<br /> <br /> cầu hạnh phúc thì đều tồn tại trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Do đó, không<br /> phải chỉ khi xuất hiện Nhà nước, chỉ khi có những định chế pháp lý thì khi đó<br /> mới có quyền con người, mà quyền con người đã có ngay từ khi con người xuất<br /> hiện với tư cách là con người.<br /> Thứ ba, tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở tính không bị giới<br /> hạn bởi phạm vi, đối tượng, không gian, thời gian; không bị chi phối bởi bản<br /> chất tự nhiên hay bản chất xã hội của con người; không bị giới hạn bởi thiết chế<br /> chính trị xã hội nào không phụ thuộc vào giai cấp, địa vị xã hội, giới tính, trình<br /> độ phát triển của xã hội hay trình độ nhận thức của con người, v.v… Như chúng<br /> ta đã biết, quyền con người gắn bó chặt chẽ với trình độ phát triển của xã hội, là<br /> hệ quả của sự phát triển, quyền con người cũng như trình độ nhận thức của con<br /> người. Tuy nhiên, trình độ nhận thức cao hay thấp quyền con người vẫn được<br /> thừa nhận trong tính đầy đủ của nó.<br /> Thứ tư, tính phổ biến của quyền con người gắn với tính căn bản. Một<br /> quyền có thể phổ biến thì nhất định quyền đó phải là quyền căn bản của con<br /> người. Chẳng hạn quyền được sống, quyền tự do, v.v… Hay nói cách khác, tính<br /> phổ biến của quyền con người gắn liền với tính không thể thiếu.<br /> Thứ năm, không chỉ vậy tính phổ biến của các quyền con người còn được<br /> thể hiện trong sự đa dạng của các quyền con người, cũng như trong tính đa dạng<br /> của những cách thức đặc thù về bảo đảm các quyền con người ở những nước và<br /> dân tộc khác nhau. Tính phổ biến của quyền con người không chỉ thể hiện đó là<br /> sự nhận thức chung, mục tiêu chung của con người, giá trị chung của con người<br /> mà còn thể hiện ở cơ chế đảm bảo chung của quyền con người. Nói cách khác,<br /> tính phổ biến không chỉ thể hiện trên khía cạnh nhận thức, lý luận chung mà còn<br /> cả trên thực tiễn đảm bảo quyền con người.<br /> Có quan điểm cho rằng quyền con người có tính đặc thù bởi lẽ<br /> Thứ nhất, nhận định quyền con người, một mặt gắn với bản tính tự nhiên<br /> của con người, nhưng mặt khác gắn với sự phát triển của bản thân con người và<br /> xã hội loài người. Con người càng phát triển, người ta càng nhận thức và ý thức<br /> một cách đầy đủ về các quyền của mình. Xã hội càng phát triển, các điều kiện<br /> đảm bảo cho quyền con người ngày càng được hoàn thiện hơn. Theo dòng lịch<br /> sử, ảnh hưởng và tác động của quyền con người ngày càng mở rộng, từ ý niệm,<br /> tư tưởng đến các quy tắc, quy phạm và cơ chế; từ cấp độ cộng đồng đến cấp độ<br /> quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong suốt quá trình phát triển này, quyền con<br /> người luôn mang những dấu ấn về chính trị, kinh tế, văn hoá của từng thời kỳ,<br /> từng giai đoạn lịch sử của xã hội loài người. Tuy nhiên, lý giải về điều này cần<br /> phải hiểu rõ, sự phát triển của quyền con người trải qua nhiều thế hệ chỉ chứng<br /> tỏ việc con người ngày càng nhận định đúng hơn về các quyền tự nhiên đáng lẽ<br /> <br /> ra phải được hưởng, từ trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là điều kiện<br /> cần để nhân loại có cái nhìn rộng mở hơn về quyền con người. Đặc biệt, sự phát<br /> triển các thế hệ quyền có tính chất kế thừa, ở mỗi giai đoạn đấu tranh để công<br /> nhận các loại quyền đều không phủ nhận các quyền con người đã được công<br /> nhận trước đó. Ví dụ: Đầu thế kỷ 20, nhân loại đấu tranh về các quyền kinh tế,<br /> văn hóa, xã hội nhưng vẫn không phủ nhận các quyền dân sự, chính trị đã được<br /> tôn trọng trước đó. Do đó, việc phát triển các loại quyền ở mỗi giai đoạn lịch<br /> sử khác nhau không thể coi là tính đặc thù của quyền con người.<br /> Thứ hai, quan điểm cho rằng quyền con người có tính đặc thù vì quyền<br /> con người bị chi phối bởi yếu tố văn hóa truyền thống từng nơi. Sự khác biệt về<br /> văn hóa dẫn đến sự khác biệt trong nhận thức, ý thức của con người về quyền<br /> của mình Chẳng hạn, phương Đông có truyền thống đề cao cộng đồng hơn đề<br /> cao cá nhân, trong khi đó phương Tây đề cao cá nhân hơn đề cao cộng đồng.<br /> Điều đó dẫn đến nội dung, tính chất quyền tự do cá nhân ở phương Đông và<br /> quyền tự do cá nhân ở phương Tây có sự khác biệt, từ lẽ đõ cho nhận chính sự<br /> khác biệt đó đã tạo nên tính đặc thù của quyền con người.. Điều đó cùng với<br /> những dấu ấn của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, v.v.. đã tạo nên tính<br /> đặc thù về nội dung, tính chất, đặc điểm, v.v… của quyền con người. Tuy nhiên,<br /> điều này chỉ có thể giải thích bởi mức độ và cách thức bảo vệ nhân quyền phụ<br /> thuộc vào điều kiện đặc thù kinh tế, văn hóa, xã hội từng nơi. Đây chỉ là những<br /> điều kiện đặc thù để thực thi quyền con người chứ không phải tính đặc thù<br /> của quyền con người. Hơn nữa, nếu coi việc thực thi quyền con người khác<br /> nhau mỗi nơi là tính đặc thù thì sẽ mâu thuẫn với tính chất phổ quát của<br /> quyền con người.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1